THỊ TRƯỜNG

Giá phân bón liên tục tăng

Ngày đăng: 08 | 04 | 2011

Theo Bộ Công Thương, trong quý I/2011 bên cạnh việc sản lượng các loại phân bón tăng thì giá cả loại mặt hàng này cũng tăng đáng kể.

Cụ thể, phân urê ước đạt 271,5 nghìn tấn tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2010; phân lân ước đạt 393,6 nghìn tấn tăng 2,6% so với cùng kỳ; phân NPK ước đạt khoảng 440,9 nghìn tấn tăng 37,9% so cùng kỳ; phân bón DAP ước đạt 48,2 nghìn tấn tăng 66,3% so với cùng kỳ. Riêng tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã cung ứng cho thị trường khoảng 900.000 tấn phân bón các loại.
 
Giá phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón trên thị trường trong nước cũng liên tục tăng, nguyên nhân do tỷ giá ngoại tệ điều chỉnh, giá các yếu tố đầu vào tăng (như: điện, xăng dầu), các nguyên liệu phải nhập khẩu như lưu huỳnh, kali... đều tăng từ 30%, thậm chí tăng gấp đôi. Ngoài ra, còn do Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón để đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa.
 
Trước tình hình trên, để tăng cường quản lý sản xuất và kinh doanh phân bón, chủ động hơn trong việc kiểm soát sự biến động của giá bán lẻ phân bón và phù hợp hơn với cơ chế thị trường, trong thời gian tới cần quản lý danh mục phân bón theo nhóm, đưa phân bón vào nhóm hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện như phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, chứng minh năng lực sản xuất, trang thiết bị, nhà xưởng, các điều kiện về môi trường… Đồng thời, cần chủ động dự trữ phân bón để sẵn sàng cung ứng khi thị trường biến động lớn hoặc có khả năng mất cân đối cung cầu.
 
Về các sản phẩm hoá chất, trong quý I năm 2011 giá cao su thiên nhiên tăng 26%, cao su tổng hợp tăng 50%, lưu huỳnh tăng 58% cùng với giá điện, xăng dầu, tỷ giá tăng đã làm chi phí sản xuất của ngành tăng lên khá cao. Tuy nhiên, sản xuất hóa chất vẫn ổn định. Riêng Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 12,9% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm sản phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tăng 58%; cao su giảm 8,2%; điện hoá (pin, ắc quy) tăng 9,2%; chất giặt rửa giảm 18,3%; sơn, hoá chất cơ bản tăng 54,5% so với cùng kỳ năm 2010./.
 
AGROINFO - Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản
 

NỘI DUNG KHÁC

Hành động vì chất lượng VSATTP: Các cấp phải vào cuộc

8-4-2011

Ngày mai 9/4, tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Bộ Y tế sẽ phát động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011” từ ngày 15/4-15/5. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế) về kế hoạch và những mặt hàng thực phẩm “nóng” mà cơ quan quản lý sẽ tập trung kiểm soát trong tháng phát động.

Báo động đỏ về chất lượng nông sản

7-4-2011

Tại cuộc họp sơ kết công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và chuẩn bị thực hiện Luật An toàn thực phẩm do Bộ NNPTNT tổ chức sáng 5.4, vấn đề quản lý chất lượng nông sản vẫn còn quá nhiều việc phải làm khi có tới 30-60% số cơ sở kinh doanh chưa đạt yêu cầu.

Xuất khẩu hoa, chặng đường gian nan

7-4-2011

Trong chiến lược phát triển của ngành Nông nghiệp và PTNT những năm tới, việc mở rộng diện tích trồng hoa và tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ hoa là một trong những mục tiêu được ưu tiên. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Việt Nam được coi là quốc gia có diện tích trồng hoa khá lớn, tương đương với Tây Ban Nha, quốc gia đứng thứ 5 châu Âu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thì vẫn còn khiêm tốn.

Cây cao su Quảng Bình: Vừa chết rét, vừa chết úng

7-4-2011

Vùng đất Chà Nòi (xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch - Quảng Bình) từng được ví như "kho tiền" của người dân xã Xuân Trạch giờ trở thành gánh nặng nợ nần. Gần 200 ha diện tích cao su được triển khai trồng từ năm 2007 đã biến thành củi khô mà nguyên nhân do bị ngập úng.

Nông dân mừng, DN lo

7-4-2011

Sắn hiện vẫn là mặt hàng thuộc diện khuyến khích XK, không phải chịu thuế XK, phí kiểm dịch thực vật cũng rất thấp, trong khi giá thị trường trong nước không thể cạnh tranh được với giá XK... Điều này đã tạo điều kiện cho sắn – nguyên liệu then chốt của hàng loạt lĩnh vực SX đang tuôn chảy ra nước ngoài.

Gạo thơm Việt "lấn" gạo thơm Thái

6-4-2011

Trên bình diện chung của thị trường gạo thế giới, gạo thơm Thái Lan vẫn đứng ở vị trí số 1. Thế nhưng ở một số thị trường truyền thống của gạo thơm Thái Lan, gạo thơm Việt đang dần chiếm chỗ.

Rồng rắn sắn sang Tàu

6-4-2011

Lượng sắn của Việt Nam hiện nay tuồn qua Trung Quốc là bao nhiêu? Có thể cơ quan chức năng sẽ khó có con số chính xác, khi mà hầu hết sắn đều được XK qua đường tiểu ngạch. Mỗi ngày, chỉ riêng một cửa khẩu tiểu ngạch ở Lạng Sơn đã có hàng nghìn tấn sắn khô được xuất qua biên giới.

Giá cá tra giống tăng chóng mặt

6-4-2011

Cá tra giống tại ĐBSCL đang tăng giá một cách chóng mặt và rơi vào tình trạng khan hiếm. Khan giống, nguy cơ cá tra bố mẹ đang bị suy thoái, do “ép đẻ” quá nhiều.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh: Nỗi lo treo chuồng, vỡ nợ

6-4-2011

Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nhiều chi phí đầu vào khác tăng giá vùn vụt đã làm cho người chăn nuôi lao đao. Theo nhiều chuyên gia ngành, Nhà nước cần nhanh chóng đưa ra biện pháp để bình ổn giá.

Tăng năng suất, chữ đường cho mía

6-4-2011

Trồng và chăm sóc mía được chia thành hai phần: Phần trồng, chăm sóc mía tơ và phần chăm sóc mía gốc.

ĐBSCL khan hiếm tôm sú giống

6-4-2011

Hiện nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bước vào chính vụ nuôi tôm năm 2011. Do người nuôi tôm thả giống đồng loạt, cộng thêm thời tiết bất lợi, mưa trái mùa diễn ra liên tục, kèo dài, nên nhiều địa phương rơi vào tình trạng khan hiếm tôm giống.

Cần có chiến lược phát triển cao su bền vững

5-4-2011

Cao su là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, không những giúp nông dân vươn lên làm giàu mà còn mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá cao su lên xuống thất thường, diện tích trồng tự phát trong dân khó kiểm soát... là những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của ngành.