THỊ TRƯỜNG

Báo động đỏ về chất lượng nông sản

Ngày đăng: 07 | 04 | 2011

Tại cuộc họp sơ kết công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và chuẩn bị thực hiện Luật An toàn thực phẩm do Bộ NNPTNT tổ chức sáng 5.4, vấn đề quản lý chất lượng nông sản vẫn còn quá nhiều việc phải làm khi có tới 30-60% số cơ sở kinh doanh chưa đạt yêu cầu.

Nhức nhối an toàn thực phẩm nông sản
 
Để việc thực thi Luật An toàn thực phẩm (ATTP) tới đây được triển khai rộng rãi, có hiệu quả tại tất cả các tỉnh, thành trên cả nước, Bộ NNPTNT đã chọn Thanh Hóa và Tiền Giang để kiểm tra thí điểm đối với 10 đối tượng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế biến rau quả, giết mổ, kiểm tra trên chè tại 2 tỉnh Yên Bái và Phú Thọ; kiểm tra thủy sản tại 24 tỉnh, thành.
 
Kết quả cho thấy, trong nhóm vật tư nông nghiệp, có đến 30% số cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đạt yêu cầu theo quy định, còn với nhóm thủy hải sản thì tỷ lệ này lên tới 60%.
 
Theo Cục BVTV chỉ có hơn 30% cơ sở sản xuất, chế biến rau đạt chuẩn an toàn.
 
Ông Nguyễn Hồng Dân - Phó cục trưởng Cục Thú y cho biết: "Khảo sát cho thấy, trong 3 miền, miền Bắc là yếu nhất trong vấn đề quản lý giết mổ, vệ sinh thú y. Hầu hết việc giết mổ là thủ công, nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh. Nhiều cơ sở giết mổ không có giấy phép, đặc biệt tại các vùng nông thôn, hầu hết các cơ sở giết mổ không phép”.
 
Lo ngại về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng, khâu giết mổ đóng vai trò quan trọng trong phòng chống dịch bệnh. Cũng bởi tình trạng giết mổ tùm lum, không kiểm soát như hiện nay mới dẫn đến dịch bệnh bùng phát và lây lan khó kiểm soát.
 

 

Tuy nhiên, từ ngày 1.7 tới đây, khi Luật ATTP có hiệu lực, toàn bộ việc giết mổ sẽ được giao cho ngành nông nghiệp. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, Cục Thú y cần nhanh chóng thành lập phòng ATTP chuyên ngành để hỗ trợ các địa phương khi cần thiết.
 
”Khảo sát cho thấy, trong 3 miền, miền Bắc là yếu nhất trong vấn đề quản lý giết mổ, vệ sinh thú y. Hầu hết việc giết mổ là thủ công, nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh.” - Ông Nguyễn Hồng Dân - Phó cục trưởng Cục Thú y
 
Thuốc BVTV, thuốc thú y: Báo động đỏ!
 
Đối với việc quản lý chất lượng thuốc BVTV, thuốc thú y, qua kiểm tra tại 2 địa phương trên cho con số đáng báo động, tỷ lệ cơ sở kinh doanh, sản xuất các mặt hàng này không đạt yêu cầu chiếm tới 68% các cơ sở được kiểm tra, tỷ lệ này ở các cơ sở sơ chế rau, quả tươi là 67%.
 
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV lý giải: “Hiện cả nước có khoảng 200 công ty kinh doanh thuốc BVTV, 79 cơ sở sản xuất và 29.000 cửa hàng buôn bán mặt hàng này. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở đều nhập khẩu thuốc BVTV về rồi sang chiết, đóng gói.
 
Hàng năm, qua kiểm tra tại các cửa khẩu vẫn phát hiện 4-5% số lô hàng thuốc BVTV nhập về không đạt yêu cầu. Cơ chế, chính sách quản lý, quy định trong lĩnh vực này đều rất rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ, tuy nhiên, tỷ lệ vi phạm vẫn khá cao".
 
Nguyên nhân là do nghị định về xử phạt trong lĩnh vực này được ban hành từ năm 2003 đến nay đã lạc hậu, mức xử phạt quá thấp, tính răn đe không còn cao. Bên cạnh đó, vấn đề thiếu nhân lực cũng là một trong những nguyên nhân khiến ATTP khó quản lý.
 
Kiểm soát chặt từ gốc
 
Ông Phùng Hữu Hào - Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thuỷ sản đánh giá, việc quản lý ATTP theo luật sắp tới được thực hiện theo phương thức khá mới mẻ nên khó tránh khỏi sự lúng túng về mặt nhân lực, vật lực.
 
Theo đó, thời gian tới, vệ sinh ATTP sẽ được kiểm soát theo chuỗi, từ gốc tới tay người tiêu dùng, quản lý từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đến con người làm ra sản phẩm theo các tiêu chuẩn, quy định mà quốc tế đang áp dụng.
 
Việc kiểm soát sẽ được phân cấp tránh chồng chéo, như cấp Trung ương và cấp tỉnh sẽ kiểm tra, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh do cấp này cấp giấy phép, cấp quận, huyện, phường, xã sẽ quản lý cơ sở do mình cấp giấy phép. Mỗi lĩnh vực trong nông nghiệp sẽ có những quy chuẩn về ATTP riêng.
 
AGROINFO - Theo Báo Nông thôn ngày nay
 
 

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu hoa, chặng đường gian nan

7-4-2011

Trong chiến lược phát triển của ngành Nông nghiệp và PTNT những năm tới, việc mở rộng diện tích trồng hoa và tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ hoa là một trong những mục tiêu được ưu tiên. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Việt Nam được coi là quốc gia có diện tích trồng hoa khá lớn, tương đương với Tây Ban Nha, quốc gia đứng thứ 5 châu Âu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thì vẫn còn khiêm tốn.

Cây cao su Quảng Bình: Vừa chết rét, vừa chết úng

7-4-2011

Vùng đất Chà Nòi (xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch - Quảng Bình) từng được ví như "kho tiền" của người dân xã Xuân Trạch giờ trở thành gánh nặng nợ nần. Gần 200 ha diện tích cao su được triển khai trồng từ năm 2007 đã biến thành củi khô mà nguyên nhân do bị ngập úng.

Nông dân mừng, DN lo

7-4-2011

Sắn hiện vẫn là mặt hàng thuộc diện khuyến khích XK, không phải chịu thuế XK, phí kiểm dịch thực vật cũng rất thấp, trong khi giá thị trường trong nước không thể cạnh tranh được với giá XK... Điều này đã tạo điều kiện cho sắn – nguyên liệu then chốt của hàng loạt lĩnh vực SX đang tuôn chảy ra nước ngoài.

Gạo thơm Việt "lấn" gạo thơm Thái

6-4-2011

Trên bình diện chung của thị trường gạo thế giới, gạo thơm Thái Lan vẫn đứng ở vị trí số 1. Thế nhưng ở một số thị trường truyền thống của gạo thơm Thái Lan, gạo thơm Việt đang dần chiếm chỗ.

Rồng rắn sắn sang Tàu

6-4-2011

Lượng sắn của Việt Nam hiện nay tuồn qua Trung Quốc là bao nhiêu? Có thể cơ quan chức năng sẽ khó có con số chính xác, khi mà hầu hết sắn đều được XK qua đường tiểu ngạch. Mỗi ngày, chỉ riêng một cửa khẩu tiểu ngạch ở Lạng Sơn đã có hàng nghìn tấn sắn khô được xuất qua biên giới.

Giá cá tra giống tăng chóng mặt

6-4-2011

Cá tra giống tại ĐBSCL đang tăng giá một cách chóng mặt và rơi vào tình trạng khan hiếm. Khan giống, nguy cơ cá tra bố mẹ đang bị suy thoái, do “ép đẻ” quá nhiều.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh: Nỗi lo treo chuồng, vỡ nợ

6-4-2011

Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nhiều chi phí đầu vào khác tăng giá vùn vụt đã làm cho người chăn nuôi lao đao. Theo nhiều chuyên gia ngành, Nhà nước cần nhanh chóng đưa ra biện pháp để bình ổn giá.

Tăng năng suất, chữ đường cho mía

6-4-2011

Trồng và chăm sóc mía được chia thành hai phần: Phần trồng, chăm sóc mía tơ và phần chăm sóc mía gốc.

ĐBSCL khan hiếm tôm sú giống

6-4-2011

Hiện nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bước vào chính vụ nuôi tôm năm 2011. Do người nuôi tôm thả giống đồng loạt, cộng thêm thời tiết bất lợi, mưa trái mùa diễn ra liên tục, kèo dài, nên nhiều địa phương rơi vào tình trạng khan hiếm tôm giống.

Cần có chiến lược phát triển cao su bền vững

5-4-2011

Cao su là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, không những giúp nông dân vươn lên làm giàu mà còn mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá cao su lên xuống thất thường, diện tích trồng tự phát trong dân khó kiểm soát... là những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của ngành.

ĐBSCL: Tìm giải pháp phục hồi nghề nuôi cá tra

4-4-2011

Theo phản ánh của các doanh nghiệp ở khu vực ĐBSCL, hiện các nhà máy chế biến cá tra, đang thiếu nguyên liệu trầm trọng, trong khi đó, chi phí đầu vào tăng, lãi suất ngân hàng đang ở mức cao, nông dân vẫn treo ao, vì không còn vốn đầu tư và lo lỗ... Theo nhận định các chuyên gia, tình trạng thiếu nguyên liệu có thể còn kéo dài, nếu không có giải pháp tích cực và căn cơ để phục hồi lại vùng nuôi, thì kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2011 khó đạt kế hoạch đề ra.

Tồn kho hơn 400.000 tấn đường: Bị vạ lây

4-4-2011

Chưa bao giờ các nhà máy đường rơi vào tình cảnh khốn khó như hiện nay. Đường sản xuất mới bán chẳng ai mua, lượng tồn kho cứ tăng từng ngày, giá liên tục giảm.