TIN TỨC-SỰ KIỆN

Dân trồng cà phê ở Đắk Lắk đang gặp khó khăn vì khô hạn kéo dài

Ngày đăng: 08 | 04 | 2011

Hiện nay, ở tỉnh Đắk Lắk, nắng nóng kéo dài làm cho mực nước hầu hết các sông, suối, hồ, đập trên địa bàn giảm nhanh, nhất là hàng loạt hồ, đập, sông, suối nhỏ đều khô kiệt nước nên diện tích cà phê bị khô hạn ngày một tăng lên. Chỉ riêng tại huyện Krông Búk, một trong những vùng trọng điểm cà phê của tỉnh đến nay đã có khoảng 3.912 ha cà phê thiếu nước tưới trong cả 2 đợt (thiếu nước tưới đợt 1 trên 1.223 ha và đợt 2 gần 3.690 ha). Diện tích cà phê bị khô hạn tập trung đều ở 7 xã: Pơng Đrang, Chư Kpô, Cư Né, Cư Pơng, Ea Sin, Ea Ngai, Tân Lập.

Theo ông Nguyễn Văn Pháp, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Krông Búk có 37 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ chỉ mới đáp ứng nguồn nước tưới cho 30% diện tích cà phê hiện có (tổng diện tích cà phê của huyện là trên 21.156 ha), diện tích cà phê còn lại tưới bằng nguồn nước sông, suối, nước giếng đào, giếng khoan. Thế nhưng, từ giữa tháng 2 đến nay, nắng nóng kéo dài làm cho nhiều ông trình thuỷ lợi khô cạn nước càng làm cho bà con nông dân các dân tộc lao đao lo tìm nguồn nước tưới cầm chừng để cứu sống cho cây cà phê.
 
Theo phản ánh của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, các năm trước đến thời điểm này đã tưới nước xong đợt 2 và triển khai tưới nước đợt 3 cho cây cà phê thế nhưng, hiện nay nhiều vùng chỉ mới tưới nước xong đợt một còn đợt hai không còn nước để tưới. Nhiều hộ gia đình đồng bào các dân tộc đã đầu tư hàng chục triệu đồng mua thêm ống nhựa dẫn nước, đào kết hợp với khoan giếng bằng nhiều hình thức như đào giếng sau đó khoan ngang nhiều lỗ khoan hoặc khoan sâu xuống từ 100 m trở lên lấy nước chống hạn cho cây cà phê. Đồng bào còn tận dụng đào, khoan giếng ngay trên các hồ đập, con suối đã cạn khô nước để lấy mạch nước nhĩ, kéo dài thời gian tưới để cứu cho cây cà phê sống qua mùa khô không cần cho cây bung hoa đậu quả cho thu hoạch. Tại xã vùng sâu Cư Pơng có 11 công trình thuỷ lợi, nhưng nay đã có 8 công trình thuỷ lợi khô kiệt nước. Đồng bào các dân tộc đã đầu tư nạo vét, làm mới hàng trăm giếng đào, giếng khoan lấy nước cứu sống 3.699 ha cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh cho thu hoạch (mới tưới đợt 1 còn đợt 2 do không đủ nước nên chỉ tưới cầm chừng cho cây cà phê đử sức sống qua mùa khô hạn). Ông Lương Văn Sâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cư Né cho biết, mùa khô của các năm trước, dọc theo con suối và đập Ea K’Roa không bao giờ cạn nước, nhưng nay đã khô đáy, đồng bào các dân tộc đã đầu tư đào gần 20 giếng đào, giếng khoan ngay trên dòng suối, lòng hồ để lấy nước cứu cho gần 200 ha cà phê của các thôn Đ’Rô 1, 2 và thôn Ea K’Roá (xã Cư Né). Gia đình anh Y Trơn, buôn Ea Tốc (xã Cư Pơng) đã đầu tư gần 30 triệu đồng đào giếng sâu gần 23 m để lấy nước tưới cho 1,2 ha cà phê của gia đình và giúp cho các hộ gia đình có rẫy cà phê liền kề...
 
Huyện Krông Búk đã chỉ đạo các hợp tác xã dùng nước hướng dẫn đồng bào các dân tộc đầu tư nạo vét giếng, hồ đập, khơi thông dòng chảy, điều tiết, phân phối nguồn nước hợp lý, tránh không để xảy ra tình trạng tranh chấp nguồn nước giữa các vùng, các hộ gia đình có nương rẫy cà phê liền kề. Huyện cũng có kế hoạch trích ngân sách địa phương hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc mua xăng dầu phục vụ chống hạn cho cây cà phê, đồng thời hướng dẫn cho đồng bào các dân tộc có diện tích cà phê ở những vùng không chủ động được nguồn nước cần sớm chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp dài ngày khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
 
Được biết, hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đã có gần 10.000 ha cà phê bị khô hạn làm giảm năng suất hoặc mất trắng trong niên vụ tới, trong đó, tập trung nhiều nhất là huyện vùng trọng điểm cà phê, gồm: huyện Krông Búk, Ea H”Leo, Cư M’Gar, Krông Ana..../.
 
AGROINFO - Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=454115

NỘI DUNG KHÁC

Kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thuỷ sản: Chuẩn bị triển khai trên diện rộng

8-4-2011

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thuỷ sản (Cục QLCLNLTS) - Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cho biết đã kết thúc việc kiểm soát thí điểm chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) và an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thuỷ sản tại một số địa phương (Thanh Hoá, Tiền Giang). Trong tổng số 1.273 cơ sở kiểm tra, vẫn còn khoảng 30% không đạt yêu cầu.

Cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp FDI khi tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU

8-4-2011

Sáng 7/4, tại Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) phối hợp với Văn phòng Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tổ chức Hội thảo "Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam- EU".

Dạy nghề cho hội viên nông dân: Còn nhiều khó khăn

8-4-2011

Dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) ở Hà Nội là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị từ thành phố tới cơ sở, trong đó có Hội Nông dân (ND). Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, tạo nhiều việc làm mới, góp phần nâng cao thu nhập cho ND, song việc dạy nghề cho ND ở Hà Nội còn quá nhiều khó khăn.

"Công ty rau làng" lãi 500 - 700 triệu đồng/vụ

8-4-2011

Sau khi cầm tấm bằng Trung cấp Nông nghiệp trong tay, anh Tăng Xuân Trường về quê hương (thôn Tằng Hạ, xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, Hải Dương) lập nghiệp với nghề truyền thống trồng rau, củ quả.

Làm đất cho vụ lúa hè thu ĐBSCL

8-4-2011

Có một thời gian dài việc cày ải không được thực hiện liên tục hoặc chỉ có ở một vài địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thay vào đó là việc xới đất, trục 1 đến 2 tác rồi xuống giống.

Một lệnh cấm - Kẻ cười, người mếu!

8-4-2011

Một tháng nay, kể từ khi lệnh cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc và các sản phẩm từ gia súc ở Quảng Nam được ban bố, người chăn nuôi xứ Quảng có hai nửa vui - buồn…

Thoát nghèo bằng "vốn tiếp sức"

8-4-2011

Sau hơn 3 tháng Chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường” do Cty cổ phần GreenFeed Việt Nam phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh Long An triển khai tại hai huyện Châu Thành và Tân Trụ đã giúp nhiều hộ dân nghèo nơi đây thoát nghèo.

Phát triển kinh tế , xóa đói giảm nghèo bền vững cho các dân tộc thiểu số Tây Nguyên

8-4-2011

TS. Bùi Minh Đạo, Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhận định, một số vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển dân tộc ở Tây Nguyên, là tình trạng thiếu đất sản xuất vẫn đang tồn tại khá phổ biến ở nhiều buôn làng dân tộc tại chỗ .

Xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai: Doanh nghiệp cần tích cực vào cuộc

8-4-2011

Điều kiện sản xuất và đời sống của nông dân ở khu vực nông thôn Lào Cai còn rất nhiều khó khăn, rủi ro; sản xuất nông nghiệp chịu tác động rất lớn của dịch hại, thiên tai … Để giúp cho nông thôn phát triển và đời sống nông dân không ngừng nâng cao thì cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của doanh nghiệp.

"Cánh đồng mẫu lớn": nhiều nơi muốn nhập cuộc

7-4-2011

Sau bài viết về mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ở huyện Châu Thành (An Giang) do Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện thành công (Tuổi Trẻ ngày 4-4), nhiều địa phương, doanh nghiệp cho biết đang nóng lòng nhập cuộc làm nhiều mô hình tương tự.

Tiếp vốn cho làng nghề

7-4-2011

“Nhờ Ngân hàng CSXH tiếp vốn, nhiều hộ làm nghề tre đan truyền thống không chỉ xóa xong nghèo, mà đã xây được nhà” - bà Châu Ngọc Hồng - Chủ tịch UBND xã Phú Tân, huyện Châu Thành, Sóc Trăng khẳng định.

Dịch lở mồm long móng hoành hành

7-4-2011

Sáng 6.4, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành nhằm phân tích mổ xẻ vì sao dịch lở mồm long móng (LMLM) lan nhanh và kéo dài suốt hơn 6 tháng qua.