TIN TỨC-SỰ KIỆN

Dịch lở mồm long móng hoành hành

Ngày đăng: 07 | 04 | 2011

Sáng 6.4, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành nhằm phân tích mổ xẻ vì sao dịch lở mồm long móng (LMLM) lan nhanh và kéo dài suốt hơn 6 tháng qua.

Theo đánh giá của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) đợt dịch LMLM này kéo dài đã hơn 6 tháng, đã xảy ra ở 1.680 xã, phường của 241 huyện quận thuộc 39 tỉnh thành trải rộng trên khắp các vùng miền từ Bắc, Trung, Nam. Dịch đã làm xấp xỉ 140.000 gia súc mắc bệnh, gồm 68.000 con trâu, hơn 23.000 con bò và gần 41.000 con lợn, tiêu huỷ gần 40.000 gia súc.
 
Tiêu hủy lợn bệnh tại xã Quang Trung, Tứ Kỳ, Hải Dương.
 
Do chủ quan
 
Việc dịch LMLM kéo dài lây lan nhanh và khiến rất nhiều gia súc chết là điều bất thường so với nhiều năm trước. Ông Hoàng Văn Năm - Cục trưởng Cục Thú y lý giải: “Bất thường đó một phần do sự biến đổi của virus, loại virus này có xu hướng gây ra tỷ lệ chết cao trên lợn với bệnh tích hoại tử cơ tim, song chủ yếu do chủ quan trong phòng dịch, phản ứng với dịch”.
 
Ông Tô Long Thành-Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y T.Ư cho rằng, dịch biến đổi so với các năm trước nên phản ứng của các địa phương nói chung rất chậm. Nhiều nơi cán bộ địa phương chỉ báo với đoàn kiểm tra là lợn chết rất nhanh không có biểu hiện gì, hoặc đều chẩn đoán là dịch tả lợn và tai xanh.
 
Dịch bệnh LMLM hiện đang khó kiểm soát, một trong những nguyên nhân là do lượng lớn trâu bò từ các nước xung quanh như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia... thường xuyên được đưa vào VN tiêu thụ. Phần lớn số gia súc này được vận chuyển bất hợp pháp qua đường tiểu ngạch rất khó kiểm soát.
 
"Để dịch bệnh LMLM lây lan nhanh, tôi cũng có khuyết điểm. Chúng tôi không lường trước được tình huống để tổ chức mua vaccin cung cấp cho các địa phương" - Bộ trưởng Cao Đức Phát
 
Phải khống chế dịch ngay trong tháng 4.2011
 
Đề cập đến công tác chỉ đạo phòng chống dịch LMLM, ông Hoàng Văn Năm - Cục trưởng Cục Thú y cho hay, chính quyền và người dân tại một số địa phương chủ quan, lơ là, một số cán bộ thú y cơ sở giấu dịch để chữa trị kiếm tiền, khi dịch lan rộng mới báo cáo.
Công tác giám sát phát hiện dịch bị buông lỏng, có những ổ dịch phải đến 101 ngày sau mới báo cáo phát dịch, nhiều địa phương không báo cáo cũng không công bố dịch theo quy định. Không những thế nhiều nơi còn tiếp tay cho các hộ nuôi trong việc buôn bán vận chuyển gia súc bị dịch.
 
Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang - Lại Thanh Sơn thừa nhận, tỉnh đã chậm công bố dịch. Tuy nhiên có một thực tế mà Cục Thú y đã chỉ ra rằng có nhiều tỉnh chỉ đạo phòng chống dịch rất quyết liệt nhưng là quyết liệt trên giấy tờ, còn ở dưới thôn, xã thì rất lỏng lẻo.
 
Tiền Giang là tỉnh trọng điểm về chăn nuôi ở ĐBSCL và địa phương dịch LMLM nặng, song Tiền Giang lại không nằm trong chương trình khống chế thanh toán dịch bệnh nên không có tiêm phòng bắt buộc, chỉ đạt 15%. Mặc dù đây là tỉnh có mạng lưới thú y lớn khoảng 1.100 thú y viên nhưng cơ chế, chế độ chưa rõ ràng. Thú y xã không được hỗ trợ thù lao nên công tác phòng dịch gặp khó khăn.
 
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát thừa nhận: “Để dịch bệnh LMLM lây lan nhanh, tôi cũng có khuyết điểm. Chúng tôi không lường trước được tình huống để tổ chức mua vaccin cung cấp cho các địa phương”.
 
Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Cục Thú y trong tháng 4 này phải tổ chức 1 lớp tập huấn về việc lấy mẫu xét nghiệm cho cán bộ thú y các cấp. Các địa phương phải kiên quyết kiểm soát việc vận chuyển và giết mổ, những nơi có gia súc có bệnh phải kiểm soát chặt; kiên quyết không bán gia súc mắc bệnh và không cấp giấy chứng nhận cho gia súc mắc bệnh khỏi triệu chứng làm như vậy là vi phạm pháp luật.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các địa phương tập trung vào 3 giải pháp lớn, là tiêm phòng vaccin, giám sát phát hiện sớm và quản lý chặt ổ dịch, kiểm soát chặt vận chuyển gia súc.
 
AGROINFO - Theo Báo Nông thôn ngày nay
 

 

NỘI DUNG KHÁC

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao

7-4-2011

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2011 ước đạt 7,1 tỷ USD, tăng 45,4% so với tháng trước và tăng 26% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung quý I/2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 19,2 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 40,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 10,4 tỷ USD, tăng 28,7%.

Cấp đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số: Chậm do thiếu nguồn lực

7-4-2011

Nguyên nhân sâu xa của vụ phá rừng ở Tuy Đức (Đăk Nông) là do đồng bào thiếu đất sản xuất. Xung quanh vấn đề này, NTNN đã trao đổi với ông Trịnh Công Khanh - Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc.

Quí I cả nước xuất khẩu được 1,850 triệu tấn gạo

7-4-2011

Theo Hiệp hội lương thực Việc Nam (VFA), trong quí I cả nước đã xuất khẩu được 1,850 triệu tấn gạo các loại, trị giá trên 884,043 triệu USD, tăng 42,32% về số lượng và tăng 45,72% về giá trị, cao nhất về số lượng và giá trị so với cùng kỳ các năm trước.

Giá cả thực phẩm: Hơn cả... leo thang

7-4-2011

Giá cả thực phẩm tăng nhanh chóng mặt. Người tiêu dùng bàng hoàng. Thậm chí, giá tăng nhanh đến mức khi trao đổi với NNVN, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết họ cũng bị "choáng" vì không lường được giá cả lại diễn biến mạnh như vậy.

Trắng tay vì tôm thẻ chân trắng

7-4-2011

Sau một thời gian do dự, cân nhắc, cuối cùng tôm thẻ chân trắng (TCT) cũng đã được cho nuôi đại trà ở một số tỉnh ĐBSCL. Sở dĩ phải do dự, cân nhắc, là vì tôm TCT được cảnh báo rất dễ nhiệm bệnh, lây lan bệnh sang các loại tôm khác...

Đảm bảo hàng bình ổn đến tận tay nông dân

7-4-2011

Chương trình bình ổn giá năm 2011 trên địa bàn TP. Hà Nội bắt đầu từ ngày 1/4, với 9 nhóm mặt hàng thiết yếu. Theo đó, tổng nguồn vốn để thực hiện chương trình vào khoảng 476 tỷ đồng (tăng 76 tỷ đồng so với năm 2010). Trước thực trạng đầy biến động của thị trường, việc đưa hàng về nông thôn, vùng xa và các khu công nghiệp sẽ được ưu tiên.

Bến Tre: Trúng mùa dưa hấu

6-4-2011

Ở tỉnh Bến Tre, mùa khô việc trồng rau màu của bà con nông dân nhiều nơi trong tỉnh gặp khó khăn do nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Tuy nhiên, ở các vùng đất ven biển như xã An Thủy (huyện Ba Tri), xã Thới Thuận (huyện Bình Đại), xã Thạnh Phong, Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú) bà con nông dân chọn dưa hấu để trồng vì không tốn nhiều nước tưới, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển kinh tế biển là thế mạnh của Sầm Sơn

6-4-2011

Sầm Sơn không chỉ là địa danh du lịch nổi tiếng của Thanh Hoá. Trong nhiều năm qua Đảng bộ và chính quyền thị xã Sầm Sơn luôn quan tâm phát triển nghề biển. Đặc biệt là tập trung đầu tư và khuyến khích nhân dân khai thác và chế biến thuỷ sản. Chính vì sự quan tâm đó mà hiện nay ngành thuỷ sản Sầm Sơn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho ngư dân vùng biển.

Hà Tĩnh: 15.000 lao động nghề muối gặp khó

6-4-2011

Hà Tĩnh có gần 200ha diện tích đất sản xuất muối, hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động. Tuy nhiên, bước sang năm 2011 mọi thứ bắt đầu đảo lộn.

Nền kinh tế mắc kẹt với lãi suất cao

6-4-2011

Trong cuộc giao ban xuất khẩu sáng 5.4 của bộ Công thương, các doanh nghiệp đồng loạt than thiếu vốn, khó vay. Có thể nói, chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã đẩy lãi suất tăng cao, gây khó khăn bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế.

Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO

6-4-2011

Sáng 5/4, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức hội thảo “Báo cáo tác động của hội nhập đối với nền kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO”.

Cảnh giác "đất nền" nông nghiệp

5-4-2011

NNVN số ra ngày 1/4 đã phản ánh việc giá đất nông nghiệp lên cơn sốt vì nhiều người tìm mua đầu tư sản xuất. Một nguyên nhân nữa góp phần tạo nên cơn sốt là nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được "cò" quy hoạch thành đất ở để rao bán. Nhiều người dân nhập cư tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai đã bị mất trắng cả trăm triệu đồng vì bị dụ mua phải những nền đất ruộng.