TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cấp đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số: Chậm do thiếu nguồn lực

Ngày đăng: 07 | 04 | 2011

Nguyên nhân sâu xa của vụ phá rừng ở Tuy Đức (Đăk Nông) là do đồng bào thiếu đất sản xuất. Xung quanh vấn đề này, NTNN đã trao đổi với ông Trịnh Công Khanh - Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc.

Ông Trịnh Công Khanh khẳng định: Cấp đất ở, đất sản xuất theo Chương trình 134 là chính sách góp phần ổn định đời sống cho đồng bào DTTS. Việc nhiều hộ dân ở điểm dân cư số 1, xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức (Đăk Nông) phá rừng là do việc bố trí đất sản xuất cho đồng bào chậm.
 
Rừng tại tiểu khu 1523 và 1529 bị người dân ở xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, Đăk Nông chặt phá ngày 4.4 và 5.4.
 
 
Thưa ông, tại sao Chương trình 134 đã kết thúc mà một số địa phương vẫn chưa bố trí đất sản xuất cho đồng bào DTTS?
 
- Chính sách này chủ yếu do các địa phương tổ chức thực hiện với nguồn kinh phí cấp từ T.Ư. Việc cấp đất sản xuất cho đồng bào chủ yếu thông qua hình thức chuộc đất, thu hồi đất và cấp lại cho bà con. Nguyên nhân chính khiến tiến độ cấp đất sản xuất cho đồng bào DTTS chậm là do việc bố trí nguồn lực không đủ để thực hiện chính sách. Khó nhất là vấn đề giá đền bù, hỗ trợ.
 
Theo quy định, giá đền bù, hỗ trợ khi thu hồi đất, chuộc đất chỉ là 20 triệu đồng/ha, thực tế giá đất vượt xa giá quy định. Chẳng hạn ở Bình Phước, giá chuyển nhượng thực tế từ 40-50 triệu đồng/ha, thậm chí có nơi 100 triệu đồng/ha. Với 20 triệu đồng/ha như quy định thì làm sao thu hồi, chuộc được đất để cấp cho bà con? Thêm một khó khăn nữa là nhiều địa phương, quỹ đất, nguồn đất rất hạn chế, mặc dù định mức cấp đất chỉ từ 0,2-0,3ha/hộ.
 
134 là chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, thực hiện từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam theo Quyết định 134/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
Trước những khó khăn đó, Ủy ban Dân tộc đã có những đề xuất, kiến nghị gì?
 
- Chương trình 134 kết thúc, thấy tiến độ cấp đất sản xuất, đất ở cho đồng bào DTTS vẫn chậm tiến độ, Uỷ ban Dân tộc đã kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách này. Ngày 12.10.2009, Chính phủ đã có Quyết định 1592 về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn đến năm 2010.
 
Qua năm 2010, việc thực hiện Quyết định 1592 vẫn chậm. Để đáp ứng được nhu cầu thực tế của đồng bào, ngày 13.3 vừa qua, Ủy ban Dân tộc đã có tờ trình kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách cấp đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn.
 
Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cho ý kiến về tờ trình của Ủy ban Dân tộc. Đến nay mới chỉ có Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến.
 
Để giải quyết rốt ráo vấn đề cấp đất sản xuất cho đồng bào DTTS, theo ông cần phải làm gì?
 
- Cần phải giải quyết 2 vấn đề. Thứ nhất là tiếp tục thực hiện chính sách cấp đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sạch cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn. Chính phủ cần bố trí đủ nguồn lực để các địa phương có điều kiện thuận lợi thực hiện triệt để chính sách này.
 
Tại các địa phương có điều kiện về quỹ đất thì thực hiện cấp đất cho đồng bào với đúng định mức. Nhưng về lâu dài, chúng ta nên thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển vùng DTTS, đặc biệt là việc chuyển dịch cơ cấu kinh kế, cơ cấu lao động.
 
Phải tổ chức dạy nghề, chuyển nghề cho đồng bào để rút bớt lao động nông lâm nghiệp sang các ngành nghề khác. Bởi thực tế, nếu số lao động đông mà định mức chỉ cấp từ 0,2-0,3ha/hộ thì cũng khó giải quyết bài toán nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho đồng bào...
 
Cảm ơn ông!
 
AGROINFO - Theo Báo Nông thôn ngày nay
 

NỘI DUNG KHÁC

Quí I cả nước xuất khẩu được 1,850 triệu tấn gạo

7-4-2011

Theo Hiệp hội lương thực Việc Nam (VFA), trong quí I cả nước đã xuất khẩu được 1,850 triệu tấn gạo các loại, trị giá trên 884,043 triệu USD, tăng 42,32% về số lượng và tăng 45,72% về giá trị, cao nhất về số lượng và giá trị so với cùng kỳ các năm trước.

Giá cả thực phẩm: Hơn cả... leo thang

7-4-2011

Giá cả thực phẩm tăng nhanh chóng mặt. Người tiêu dùng bàng hoàng. Thậm chí, giá tăng nhanh đến mức khi trao đổi với NNVN, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết họ cũng bị "choáng" vì không lường được giá cả lại diễn biến mạnh như vậy.

Trắng tay vì tôm thẻ chân trắng

7-4-2011

Sau một thời gian do dự, cân nhắc, cuối cùng tôm thẻ chân trắng (TCT) cũng đã được cho nuôi đại trà ở một số tỉnh ĐBSCL. Sở dĩ phải do dự, cân nhắc, là vì tôm TCT được cảnh báo rất dễ nhiệm bệnh, lây lan bệnh sang các loại tôm khác...

Đảm bảo hàng bình ổn đến tận tay nông dân

7-4-2011

Chương trình bình ổn giá năm 2011 trên địa bàn TP. Hà Nội bắt đầu từ ngày 1/4, với 9 nhóm mặt hàng thiết yếu. Theo đó, tổng nguồn vốn để thực hiện chương trình vào khoảng 476 tỷ đồng (tăng 76 tỷ đồng so với năm 2010). Trước thực trạng đầy biến động của thị trường, việc đưa hàng về nông thôn, vùng xa và các khu công nghiệp sẽ được ưu tiên.

Bến Tre: Trúng mùa dưa hấu

6-4-2011

Ở tỉnh Bến Tre, mùa khô việc trồng rau màu của bà con nông dân nhiều nơi trong tỉnh gặp khó khăn do nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Tuy nhiên, ở các vùng đất ven biển như xã An Thủy (huyện Ba Tri), xã Thới Thuận (huyện Bình Đại), xã Thạnh Phong, Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú) bà con nông dân chọn dưa hấu để trồng vì không tốn nhiều nước tưới, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển kinh tế biển là thế mạnh của Sầm Sơn

6-4-2011

Sầm Sơn không chỉ là địa danh du lịch nổi tiếng của Thanh Hoá. Trong nhiều năm qua Đảng bộ và chính quyền thị xã Sầm Sơn luôn quan tâm phát triển nghề biển. Đặc biệt là tập trung đầu tư và khuyến khích nhân dân khai thác và chế biến thuỷ sản. Chính vì sự quan tâm đó mà hiện nay ngành thuỷ sản Sầm Sơn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho ngư dân vùng biển.

Hà Tĩnh: 15.000 lao động nghề muối gặp khó

6-4-2011

Hà Tĩnh có gần 200ha diện tích đất sản xuất muối, hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động. Tuy nhiên, bước sang năm 2011 mọi thứ bắt đầu đảo lộn.

Nền kinh tế mắc kẹt với lãi suất cao

6-4-2011

Trong cuộc giao ban xuất khẩu sáng 5.4 của bộ Công thương, các doanh nghiệp đồng loạt than thiếu vốn, khó vay. Có thể nói, chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã đẩy lãi suất tăng cao, gây khó khăn bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế.

Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO

6-4-2011

Sáng 5/4, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức hội thảo “Báo cáo tác động của hội nhập đối với nền kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO”.

Cảnh giác "đất nền" nông nghiệp

5-4-2011

NNVN số ra ngày 1/4 đã phản ánh việc giá đất nông nghiệp lên cơn sốt vì nhiều người tìm mua đầu tư sản xuất. Một nguyên nhân nữa góp phần tạo nên cơn sốt là nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được "cò" quy hoạch thành đất ở để rao bán. Nhiều người dân nhập cư tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai đã bị mất trắng cả trăm triệu đồng vì bị dụ mua phải những nền đất ruộng.

Ngư dân lao đao vì giá xăng dầu

5-4-2011

Mặc dù thời tiết đang thuận lợi cho việc đánh bắt song nhiều tàu cá ở các địa phương khu vực miền Trung vẫn nằm bờ. Nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng cao khiến bà con không đủ chi phí cho mỗi chuyến ra khơi.

Nông dân nghèo vì không đất sản xuất

5-4-2011

Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 2,5 triệu ha đất nông nghiệp, nhưng không ít nông dân không có đất sản xuất bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.