TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hà Tĩnh: 15.000 lao động nghề muối gặp khó

Ngày đăng: 06 | 04 | 2011

Hà Tĩnh có gần 200ha diện tích đất sản xuất muối, hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động. Tuy nhiên, bước sang năm 2011 mọi thứ bắt đầu đảo lộn.

Nguyên nhân trước hết do giá muối trên thị trường đều hạ xuống mức thấp chưa từng có, từ giá bán ra 1.500 đồng/kg xuống còn 1.000 đồng/kg
Giá muối thấp, diêm dân không mặn mà đầu tư sản xuất
 
Không những rớt giá mà còn khó tiêu thụ nên tình trạng muối tồn kho ngày một nhiều. Trong khi đó mùa vụ mới đã cận kề nhưng diêm dân không mặn mà với nghề muối, bỏ bê ô nại, kéo nhau lên thành phố làm cửu vạn hoặc vào Nam tìm kế sinh nhai.
Dự kiến 15.000 lao động nghề muối ở Hà Tĩnh gặp khó khăn.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://www.danviet.vn/38286p1c25/ha-tinh15000-lao-dongnghe-muoi-gap-kho.htm

NỘI DUNG KHÁC

Nền kinh tế mắc kẹt với lãi suất cao

6-4-2011

Trong cuộc giao ban xuất khẩu sáng 5.4 của bộ Công thương, các doanh nghiệp đồng loạt than thiếu vốn, khó vay. Có thể nói, chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã đẩy lãi suất tăng cao, gây khó khăn bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế.

Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO

6-4-2011

Sáng 5/4, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức hội thảo “Báo cáo tác động của hội nhập đối với nền kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO”.

Cảnh giác "đất nền" nông nghiệp

5-4-2011

NNVN số ra ngày 1/4 đã phản ánh việc giá đất nông nghiệp lên cơn sốt vì nhiều người tìm mua đầu tư sản xuất. Một nguyên nhân nữa góp phần tạo nên cơn sốt là nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được "cò" quy hoạch thành đất ở để rao bán. Nhiều người dân nhập cư tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai đã bị mất trắng cả trăm triệu đồng vì bị dụ mua phải những nền đất ruộng.

Ngư dân lao đao vì giá xăng dầu

5-4-2011

Mặc dù thời tiết đang thuận lợi cho việc đánh bắt song nhiều tàu cá ở các địa phương khu vực miền Trung vẫn nằm bờ. Nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng cao khiến bà con không đủ chi phí cho mỗi chuyến ra khơi.

Nông dân nghèo vì không đất sản xuất

5-4-2011

Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 2,5 triệu ha đất nông nghiệp, nhưng không ít nông dân không có đất sản xuất bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Làm ăn kiểu mới: Nông dân lãi lớn

4-4-2011

Là “vựa lúa” của cả nước, thế nhưng ít có nông dân nào ở ĐBSCL cầm trong tay hàng chục, hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ lúa. Vậy mà hàng trăm nông dân trong mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đầu tiên ở An Giang đã có được niềm vui đó.

Liên kết giúp nông dân tiêu thụ nông sản thuận lợi

4-4-2011

Nhằm giúp nông dân các huyện ngoại thành phát triển sản xuất hàng hoá nông sản theo vùng, đạt chất lượng cao và thuận lợi trong khâu tiêu thụ, Trung tâm Khuyến nông thành phố Hà Nội tiếp tục tăng cường thực hiện mối liên kết giữa cơ quan quản lý, người sản xuất và doanh nghiệp trong quá trình cho nông dân vay vốn từ Quỹ Khuyến nông thành phố.

“Càn quét” tôm hùm nhí: Ra biển nhặt “vàng”?

4-4-2011

100% hộ ngư dân trong Thôn Đông tranh nhau từng mét mặt nước để đặt bẫy bắt tôm. Hộ ít tiền thì chỉ cần mua ít cái neo, vài chục cái bẫy gỗ hoặc ít lưới chà làm bẫy là có thể thu tiền triệu mỗi ngày.

Miền Trung: Nguy cơ mất 100.000 tấn lúa

4-4-2011

“Chưa năm nào vụ đông xuân tại các tỉnh miền Trung lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay, lúa đang trổ thì gặp rét đậm kéo dài”- ông Nguyễn Văn Hạ - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung cho biết.

Vẫn còn hơn 200.000 tấn muối tồn kho

4-4-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, lượng muối tồn trong dân và một số doanh nghiệp sản xuất vào khoảng 202.844 tấn. Trong đó, miền Bắc còn tồn 21.744 tấn, miền Trung 26.017 tấn, đồng bằng sông Cửu Long 155.083 tấn.

Cho nhập 250.000 tấn đường: Nhà máy đường lo

4-4-2011

Bộ Công Thương vừa cấp phép cho các doanh nghiệp nhập khẩu 250.000 tấn đường trong năm 2011, trong đó, 50.000 tấn sẽ được nhập sau ngày 15.4.

Chặn đường cá da trơn Việt Nam: Giới bảo hộ catfish Mỹ bị "gậy ông đập lưng ông"

4-4-2011

Cuối tháng 2/2011, trên nguyên tắc, Bộ Nông nghiệp Mỹ phải ra quyết định về chương trình kiểm tra phẩm chất loại cá da trơn bán trên thị trường Mỹ, mà cụ thể là loại cá được chính thức gọi là catfish. Chương trình này được đề ra nhằm đáp ứng đòi hỏi của giới nuôi catfish tại Mỹ, muốn mượn tay luật lệ, để chặn đường cá tra và ba sa nhập khẩu từ Việt Nam, vốn cạnh tranh dữ dội với catfish tại Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết là công việc chuẩn bị chưa hoàn chỉnh và cần phải có thêm 6 tháng nữa để xem xét thấu đáo hơn.