TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cảnh giác "đất nền" nông nghiệp

Ngày đăng: 05 | 04 | 2011

NNVN số ra ngày 1/4 đã phản ánh việc giá đất nông nghiệp lên cơn sốt vì nhiều người tìm mua đầu tư sản xuất. Một nguyên nhân nữa góp phần tạo nên cơn sốt là nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được "cò" quy hoạch thành đất ở để rao bán. Nhiều người dân nhập cư tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai đã bị mất trắng cả trăm triệu đồng vì bị dụ mua phải những nền đất ruộng.

Mua đất ruộng được bao... xây nhà
Với đặc điểm có cả chục KCN quy mô lớn ở khắp nơi, Bình Dương được xem như “miền đất hứa” của hàng vạn lao động đến từ các vùng quê nghèo từ mọi miền đất nước. Nắm được nhu cầu xây dựng gia đình và sở hữu “mảnh đất cắm dùi” của họ, nhiều “cò” đất đã bắt tay với đầu nậu và một số cán bộ biến chất tự ý quy hoạch đất nông nghiệp phân lô, bán nền với lời hứa “bao xây dựng” để rồi sau đó “cao chạy xa bay”.
Chính vì thế, chưa bao giờ đất đai ở Bình Dương lại bị “băm nát” như hiện nay khi hàng trăm, hàng nghìn “cò” đất đua nhau treo biển bán đất kín các KCN, KCX, vây quanh mọi ngõ ngách khu nhà trọ công nhân, trên mọi tuyến đường ra vào các vùng sản xuất công nghiệp trọng điểm như Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên… (ảnh). Đặc điểm chung của các lời rêu rao trên các áp phích quảng cáo của các “cò” đất là hứa lèo: chỉ từ vài chục triệu là có thể sở hữu ngay một mảnh đất thổ cư để an cư lạc nghiệp. Sự thật có như vậy không?
Trong vai một lao động nhập cư có nhu cầu mua mảnh đất nhỏ, PV đã được một “cò” đất tên Quyền có số điện thoại 016.33004… hẹn gặp tại ngã tư Miếu Ông Cù (thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên) để đi coi đất đẹp. Vậy nhưng, trước khi lên đường, “cò” Quyền tuyên bố: “Loại vài chục triệu/lô thì phải đi vào sâu vài cây số, còn loại trên 150 triệu đồng/lô thì gần hơn. Muốn xem loại nào?”. Muốn xem cả hai, PV trả lời. Theo chân “cò” Quyền, chúng tôi đi sâu vào con đường đất đỏ bụi bay mù trời tới gần 4 cây số (thuộc ấp 1, xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên) để xem lô đất nằm heo hút, mọc đầy lau sậy, mênh mông không một bóng nhà nhưng đã được “cò” phân thành nhiều lô rộng 4x17m trị giá 60 triệu đồng/lô. “Sao không như quảng cáo trên áp phích là đường đẹp, đất thổ cư” – PV hỏi. Quyền đáp: “Thì nói thế thôi. Muốn mua thì mua nhanh kẻo mấy ngày nữa hết. Thủ tục chỉ có giấy tờ tay nhưng bao xây dựng chỉ trong vài ngày”. Nhìn khoảng đất trống rộng ngút tầm mắt, tôi cắc cớ hỏi thêm: “Sao chẳng thấy ai xây nhà nhỉ?”, lúc này “cò” ngắc ngứ: “Ừ… thì họ chưa có tiền thôi. Cứ mua đi, đảm bảo mà!”.
Tiếp tục theo chân “cò” Quyền đến KP Khánh Long (thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên), PV tiếp cận được “khu dân cư mới” (theo lời “cò” Quyền quảng cáo) để tận mắt xem hàng loạt lô đất nông nghiệp đang được rao bán công khai. Với lý do gần đường lớn, một lô đất ở đây được rao trên 100 triệu đồng với diện tích ngang 4 – 5 m, dài 15 – 20 m. Cũng như tại xã Khánh Bình, cả trăm lô đất tại đây vẫn án binh bất động, không hề thấy mọc lên một ngôi nhà nào. Thấy lạ, PV lại hỏi cắc cớ: “Sao không thấy ai xây nhà nhỉ?”, lúc này thì “cò” Quyền ấp úng: “Thì ông cứ mua đi, từ từ tôi sẽ tìm cách lo cho ông xây nhà” (!?).
Tuần trước mua, tuần sau mất trắng
Anh Đinh Văn Tuân – tài xế chở hàng cho Cty Chế biến thực phẩm Khatoco gần KCN Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, TPHCM) nói như khóc khi gặp PV NNVN: “Gần 10 năm vào thành phố gom góp được vài chục triệu, giờ lại trắng tay và đeo thêm gánh nợ nần vì 50% số tiền mua đất phải mượn người thân ngoài quê. Chắc cả đời làm công như tôi cũng chẳng bao giờ ngẩng mặt lên được!”. Nói rồi Tuân dẫn tôi đến ấp 2, xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn, TPHCM), nơi anh bị “cò” đất dụ ngon dụ ngọt: đất nông nghiệp nhưng an toàn, nằm trong khu dân cư, sẽ bao toàn bộ việc xây nhà chỉ trong vòng 3 ngày sau khi mua. Tưởng ngon ăn, Tuân còn mách nước cho một người bạn thân tên Thắng cũng làm thuê gần đó mua một lô. Toàn bộ số tiền Thắng được bố mẹ ngoài quê Ninh Bình bán gấp mảnh vườn, gửi vào cho con mua đất. Vậy nhưng, ngay sau khi dụ Tuân và Thắng mỗi người bỏ ra 130 triệu đồng để mua 2 miếng đất 4x15m bằng giấy tờ tay, cò đất đã biến mất tăm mất tích.
Ác nghiệt là đúng 1 tuần sau (cuối tháng 2/2011), UBND xã Xuân Thới Thượng đã triệu tập người dân tại đây để thông báo về phương án đền bù, giải tỏa để xây dựng KCN quy mô tại khu vực này. Khi mới nghe tin, Tuân và Thắng muốn ngất xỉu vì số tiền với họ là quá lớn. “Mua với giá hơn 2 triệu đồng/m2 nhưng đền bù với giá đất nông nghiệp có đáng là bao. Giờ thì tôi chẳng còn gì nữa rồi…” – Tuân nói với ánh mặt ngầu đỏ.
Điều trái khoáy là dọc ngang các tuyến đường tại Xuân Thới Thượng, các cò đất không thèm hoạt động giấu mình mà công khai trưng biển ghi rõ địa chỉ, họ tên, số điện thoại để dụ người mua một cách trắng trợn. Để thấy sự lộng hành của các cò đất, PV đã liên hệ hàng loạt số điện thoại quảng cáo dọc đường và nhận được lời mời mọc hết sức hấp dẫn.
Trong số này, đáng chú ý nhất là một cò đất tên B, tự xưng từng là công an khu vực của xã Xuân Thới Thượng nên quen biết hết “ông này, bà nọ” để bao xây nhà trọn gói cho người mua. Gặp B ngay tại ngôi nhà của ông này (vừa là quán cà phê kiêm dịch vụ nhà đất, thuộc ấp 1), PV thấy án ngự ngay trước cửa là tấm biển giới thiệu mua bán nhà đất to đùng. Sau khi uống ly trà đá, ông B dắt PV đi một vòng trong xã, chỉ điểm và ra giá hàng chục lô đất nông nghiệp rộng từ 60 – 100 m2 tại ấp 1, 2, 3 với giá dao động từ 150 – 250 triệu đồng/lô. Tất cả các lô đất này, sau đó PV đã đi tìm hiểu từ UBND xã Xuân Thới Thượng và người dân xung quanh mới biết: Tất cả đều dính quy hoạch KCN mới!
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/48/48/48/76293/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Ngư dân lao đao vì giá xăng dầu

5-4-2011

Mặc dù thời tiết đang thuận lợi cho việc đánh bắt song nhiều tàu cá ở các địa phương khu vực miền Trung vẫn nằm bờ. Nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng cao khiến bà con không đủ chi phí cho mỗi chuyến ra khơi.

Nông dân nghèo vì không đất sản xuất

5-4-2011

Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 2,5 triệu ha đất nông nghiệp, nhưng không ít nông dân không có đất sản xuất bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Làm ăn kiểu mới: Nông dân lãi lớn

4-4-2011

Là “vựa lúa” của cả nước, thế nhưng ít có nông dân nào ở ĐBSCL cầm trong tay hàng chục, hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ lúa. Vậy mà hàng trăm nông dân trong mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đầu tiên ở An Giang đã có được niềm vui đó.

Liên kết giúp nông dân tiêu thụ nông sản thuận lợi

4-4-2011

Nhằm giúp nông dân các huyện ngoại thành phát triển sản xuất hàng hoá nông sản theo vùng, đạt chất lượng cao và thuận lợi trong khâu tiêu thụ, Trung tâm Khuyến nông thành phố Hà Nội tiếp tục tăng cường thực hiện mối liên kết giữa cơ quan quản lý, người sản xuất và doanh nghiệp trong quá trình cho nông dân vay vốn từ Quỹ Khuyến nông thành phố.

“Càn quét” tôm hùm nhí: Ra biển nhặt “vàng”?

4-4-2011

100% hộ ngư dân trong Thôn Đông tranh nhau từng mét mặt nước để đặt bẫy bắt tôm. Hộ ít tiền thì chỉ cần mua ít cái neo, vài chục cái bẫy gỗ hoặc ít lưới chà làm bẫy là có thể thu tiền triệu mỗi ngày.

Miền Trung: Nguy cơ mất 100.000 tấn lúa

4-4-2011

“Chưa năm nào vụ đông xuân tại các tỉnh miền Trung lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay, lúa đang trổ thì gặp rét đậm kéo dài”- ông Nguyễn Văn Hạ - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung cho biết.

Vẫn còn hơn 200.000 tấn muối tồn kho

4-4-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, lượng muối tồn trong dân và một số doanh nghiệp sản xuất vào khoảng 202.844 tấn. Trong đó, miền Bắc còn tồn 21.744 tấn, miền Trung 26.017 tấn, đồng bằng sông Cửu Long 155.083 tấn.

Cho nhập 250.000 tấn đường: Nhà máy đường lo

4-4-2011

Bộ Công Thương vừa cấp phép cho các doanh nghiệp nhập khẩu 250.000 tấn đường trong năm 2011, trong đó, 50.000 tấn sẽ được nhập sau ngày 15.4.

Chặn đường cá da trơn Việt Nam: Giới bảo hộ catfish Mỹ bị "gậy ông đập lưng ông"

4-4-2011

Cuối tháng 2/2011, trên nguyên tắc, Bộ Nông nghiệp Mỹ phải ra quyết định về chương trình kiểm tra phẩm chất loại cá da trơn bán trên thị trường Mỹ, mà cụ thể là loại cá được chính thức gọi là catfish. Chương trình này được đề ra nhằm đáp ứng đòi hỏi của giới nuôi catfish tại Mỹ, muốn mượn tay luật lệ, để chặn đường cá tra và ba sa nhập khẩu từ Việt Nam, vốn cạnh tranh dữ dội với catfish tại Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết là công việc chuẩn bị chưa hoàn chỉnh và cần phải có thêm 6 tháng nữa để xem xét thấu đáo hơn.

Thái Lan có kế hoạch giảm lượng gạo xuất khẩu

4-4-2011

Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã bắt đầu thực hiện chương trình khuyến khích nông dân mỗi năm trồng lúa hai vụ, thay cho ba vụ như lâu nay, trong bối cảnh các nhà xuất khẩu và xay xát gạo của xứ chùa Vàng đều cho rằng giảm xuất khẩu gạo sẽ giúp hỗ trợ giá mặt hàng này đang sụt giảm trên thị trường thế giới.

Đông Nam Bộ: Đất nông nghiệp "sôi sùng sục"!

1-4-2011

Giá hồ tiêu, cà phê, cao su đều đang ở mức thượng đỉnh, cao gấp 2 đến 3 lần năm ngoái đã đẩy giá đất nông nghiệp lên ngôi. Tại nhiều địa phương thuộc Đồng Nai, Bình Phước, cùng với cơn sốt săn lùng mua đất trồng trọt, giá đất bị đẩy lên cao ngất ngưởng…

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 21 tỉnh, thành - Nông dân nửa mừng, nửa lo

1-4-2011

Nông dân - đối tượng chính trong việc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) vốn được đánh giá là có lợi lớn khi áp dụng mô hình này, thực ra cũng đang tỏ ra không ít lo lắng.