TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 21 tỉnh, thành - Nông dân nửa mừng, nửa lo

Ngày đăng: 01 | 04 | 2011

Nông dân - đối tượng chính trong việc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) vốn được đánh giá là có lợi lớn khi áp dụng mô hình này, thực ra cũng đang tỏ ra không ít lo lắng.

Lo nhiều vấn đề nảy sinh
Dù rất vui, nhưng ông Nguyễn Công Lý - ấp 5, xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vẫn tỏ ra không ít lo lắng khi có ý định thực hiện dịch vụ BHNN.
Ông lo, khi triển khai sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề như: Mức đóng BH bao nhiêu là vừa, Nhà nước hỗ trợ trong thời gian triển khai thí điểm sau đó còn hỗ trợ nữa không, kỹ thuật canh tác lúa như thế nào, lúa bị dịch bệnh gì thì mới được trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng, ai sẽ là người đứng ra xác nhận...
Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL.
 
Ông Lý cho rằng: “Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người trồng lúa, thậm chí những doanh nghiệp mua lúa của dân cũng có trách nhiệm trong việc mua BH cho nông dân. Người nông dân hầu như chỉ có nguồn thu nhập chính là cây lúa nên khi bị thiên tai, dịch bệnh thì họ xem như trắng tay. Chỉ có BH mới giúp người nông dân sản xuất bền vững được”.
Còn nông dân nuôi tôm Trần Văn Biện - xã Ninh Hòa, Hồng Dân, Bạc Liêu, tâm sự: Liệu cánh nhà nông có đáp ứng nổi các yêu cầu về chuẩn mực trong canh tác để thực hiện tốt hợp đồng BHNN? Nếu không xong hoặc không hoàn thiện thì việc thẩm định rủi ro ắt phải liệt vào trách nhiệm nhà nông.
Cũng như ông Biện, anh Lê Luận - nuôi tôm ở xã Vĩnh Thịnh (Bạc Liêu), bày tỏ: Làm theo chuẩn chắc chắn phải đầu tư nhiều, trong khi nhà nông ít vốn. Dù có được hỗ trợ phí BHNN, nhưng liệu có bao nhiêu nông dân có vốn để đầu tư hoàn chỉnh. Do vậy, vấn đề cần bàn đến là vay vốn sản xuất mới có đầu tư.
BHNN ở vùng ĐBSCL không phải là không thực hiện được nhưng cần phải làm từ từ, từng bước một. Trước mắt nông dân vùng ĐBSCL cần phải thay đổi phương thức, tập quán sản xuất, nhất thiết phải thành lập tổ hợp tác, HTX hay công ty cổ phần để tạo đầu ra sản phẩm ổn định, chất lượng. Công ty bảo hiểm chỉ cần hợp đồng với 1 người đại diện nên rất thuận lợi và dễ quản lý.
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL
Giúp dân hoàn thiện mô hình sản xuất
Ông Ca Quốc Hận - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cho rằng, thực trạng sản xuất miệt đồng bằng thường manh mún, phân tán, khó quản lý; khi đầu tư theo quy cách mà các DNBH đề ra sẽ tốn kém. Nguồn đầu tư lại sẽ chủ yếu là vốn vay, trong khi sổ đỏ đang ở các ngân hàng, liệu bao nhiêu nông dân được vay tín chấp để đầu tư tiếp?
Và theo ông Hận, đầu tư nông nghiệp thường dài hạn, nên xét đến khả năng bồi thường rủi ro theo từng thời đoạn và nên BH theo ngưỡng năng suất bình quân/đơn vị diện tích.
Ngoài hỗ trợ phí BH, cần xét đến yếu tố đầu tư vốn bổ sung, giúp nông dân hoàn thiện mô hình; đặc biệt phải huấn luyện kỹ thuật theo chuỗi sản xuất hoàn chỉnh cho từng đối tượng bảo hiểm, được quản lý thống nhất trong một tổ chức (HTX, câu lạc bộ, tổ hợp tác).
Ông Năm Phong - xã Vĩnh Trạch, TP.Bạc Liêu đã một lần tham gia BHNN về cây lúa cùng hàng chục hộ khác nhưng đã không được đền bù vì “làm chưa tốt”.
Trong khi, một nông dân khác ở xã Hưng Hội, TP.Bạc Liêu, tham gia BHNN về con tôm và được bồi thường ngay dù sự thẩm định rất sơ sài. Điều đáng nói, cán bộ giám sát hợp đồng của 2 trường hợp trên chưa từng nuôi tôm hay trồng lúa, sự am hiểu chừng mực, chủ quan…
Theo ông Ca Quốc Hận, cả phía DN cũng cần có cán bộ rành chuyên môn nông nghiệp để có sự đánh giá công tâm, đồng cảm với nhà nông.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://www.danviet.vn/37831p1c34/nong-dannua-mung-nua-lo.htm

NỘI DUNG KHÁC

Tàu nằm bờ, lúa thêm chi phí

1-4-2011

Giá xăng dầu tăng cao đã tác động đến muôn mặt của sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, tác động rõ nhất có lẽ là khai thác, đánh bắt thuỷ sản và sản xuất lúa. Tàu thuyền “mắc cạn”

Gần 15 triệu người được nhận trợ cấp đột xuất của Chính phủ

1-4-2011

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Trọng Đàm về số người được hưởng các chính sách an sinh xã hội, trong đó có những hỗ trợ đột xuất mà Chính phủ công bố ngày 30.3.

Thực phẩm nhiễm xạ tại Nhật khó “lọt” vào Việt Nam

1-4-2011

Sau khi Bộ Y tế Nhật Bản phát hiện nhiều loại rau như hạt cải dầu, rau cải cúc, rau spinash... có lượng nguyên tố phóng xạ vượt quá quy định, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo vấn đề thực phẩm nhiễm phóng xạ ở Nhật Bản nghiêm trọng hơn dự kiến

Xuất khẩu nông sản quý 1: Chỉ gạo mất giá

1-4-2011

Trái với quý 1 năm ngoái, khi tiêu dùng thế giới suy giảm, trong quý 1 năm nay, nhu cầu tăng nhanh đã kéo giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam cao hơn ở đa số mặt hàng.

Giữ ổn định đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực

1-4-2011

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) có kế hoạch tăng 1 triệu tấn lúa trong năm 2011, chủ yếu là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để dự phòng bù lại phần thiệt hại do thiên tai mất mùa ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

Sâu bệnh hại lúa đang có diễn biến phức tạp

1-4-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện tình hình sâu bệnh hại lúa đang có diễn biến phức tạp. Các địa phương đang đẩy mạnh các giải pháp để phòng, trừ sâu bệnh hại lúa.

Bảo hiểm nông nghiệp: Còn thiếu cơ chế hỗ trợ

31-3-2011

"Ngoài tiền hỗ trợ từ Nhà nước, chúng ta phải xây dựng được một cơ chế bảo hiểm cho ngành nông nghiệp một cách phù hợp", chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh nói.

Ngư dân "chết lặng"!

31-3-2011

"Tui như chết lặng khi nghe giá dầu tăng đến gần 3 nghìn đồng/lít" - một ngư dân cho chúng tôi hay. Không khí ngột ngạt trải khắp những làng chài ven biển nơi chúng tôi đi qua. Trên bến, dưới thuyền, nhiều ngư phủ đang lục tục tháo gỡ ngư cụ...

Mưa trái mùa tác động nhiều mặt đến đời sống và sản xuất

31-3-2011

Mùa khô năm nay, ở Nam Bộ khí hậu bất thường hơn mọi năm. Liên tục cả tuần nay, trời nhiều mây và mưa rải rác khắp nhiều tỉnh thành. Mưa trái mùa với lượng mưa khá nhiều đã làm cho khí hậu trong vùng dịu mát, hàng chục ngàn ha lúa xuân hè, rau màu đã tránh được hạn, mặn xâm nhập nhưng bên cạnh đó cũng không ít hộ dân phải rơi vào cảnh trắng tay vì mưa.

Cách giảm tưới nước cà phê mùa khô

31-3-2011

Để đáp ứng yêu cầu canh tác bền vững, việc tạo lập hệ cây che bóng tầng cao hợp lý trong các vườn cà phê là điều cần thiết.

Tây Nguyên: “Mưa vàng” giải đại hạn

31-3-2011

Liên tiếp từ giữa tháng 3 đến nay, mưa “vàng” liên tiếp xuất hiện trên diện rộng ở Tây Nguyên, nhiều nơi lượng mưa đo được lên đến 177,4mm. Những cơn mưa này đã giải đại hạn cho người trồng cà phê.

Kỳ vọng nền nông nghiệp ít rủi ro: Bài học lớn từ quá khứ

31-3-2011

Dự kiến, ngày 1.7 tới, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) sẽ được triển khai thí điểm tại 21 tỉnh thành theo Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.