TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kỳ vọng nền nông nghiệp ít rủi ro: Bài học lớn từ quá khứ

Ngày đăng: 31 | 03 | 2011

Dự kiến, ngày 1.7 tới, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) sẽ được triển khai thí điểm tại 21 tỉnh thành theo Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nông dân đang kỳ vọng BHNN sẽ giúp họ phần nào giảm bớt gánh nặng rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên, để BHNN đi vào cuộc sống đó là cả một bài toán khó mà chính nhà nước, doanh nghiệp và cả nông dân phải chung tay tháo gỡ.
Thất bại, vì sao?
Gần 20 năm trước, Công ty Bảo hiểm Bảo Việt từng triển khai bảo hiểm 200.000ha lúa tại 26 tỉnh, thành ở Việt Nam. Tuy nhiên kết quả là DN này phải gánh thất bại, chính vì rủi ro cao, mức bồi thường lớn (phải chi hơn 14 tỷ đồng, nhưng thu phí không được bao nhiêu).
Bên cạnh Bảo Việt, Công ty BH Groupama của Pháp cũng đầu tư vào ngành BHNN Việt Nam từ năm 2001, rồi cũng gánh thất bại triền miên. Cụ thể, từ năm 2003, đơn vị bảo hiểm này triển khai 5 sản phẩm cho các đối tượng vật nuôi như bò, lợn, gà, tôm...
Ban đầu, các hộ nông dân nuôi tôm sú ở TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ hăng hái tham gia mua bảo hiểm với mức phí bảo hiểm từ 0,9 - 2 triệu đồng/ha. Tổng kết niên vụ, lãnh đạo công ty mới giật mình khi thu phí bảo hiểm cho con tôm năm 2003 khoảng 30 triệu đồng, trong khi chi phí bồi thường chỉ cho 6 hộ đã lên đến… 400 triệu đồng.
Theo ông Trần Thanh Hòa - Trưởng đại diện khu vực Bạc Liêu của Công ty BH Groupama, diện bảo hiểm quá hẹp, tổng phí thu khó bề bù đắp thiệt hại. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp khi thiếu các quy chuẩn đi kèm nên khó giám sát và thẩm định rủi ro một cách công bằng.
Còn ông Tạ Lý Trung Nhân - Phó Giám đốc Công ty BH Bảo Minh, Chi nhánh Bạc Liêu cũng xác định: Do sản xuất phân tán khó quản lý, trong khi nhà nông nhận thức về công tác bảo hiểm chưa cao, nên ý thức hợp tác còn rời rạc, đi đến thất bại.
Ông Nguyễn Khắc Tính - Giám đốc Công ty BH Bảo Minh, Chi nhánh Sóc Trăng đánh giá: Khách hàng nông dân được bảo hiểm vốn sản xuất tràn lan, mỗi người một kiểu, thiếu quy tắc, không theo quy trình, lại tham gia bảo hiểm với số ít. Bên cạnh đó, các tổ chức như Hội Nông dân, chính quyền chưa vào cuộc động viên, giám sát để cùng thực thi tốt BHNN.
Mong bảo hiểm nông nghiệp
Mới đây, theo Quyết định số 315/QĐ-TTg, việc thí điểm BHNN giai đoạn 2011-2013 sẽ được thực hiện ở 21 tỉnh, thành. Trong đó vùng ĐBSCL sẽ thực hiện BH cây lúa tại tỉnh Đồng Tháp và An Giang; BH nuôi cá tra, cá basa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau.
Nhận được thông tin về BHNN, nhiều lão nông ở ĐBSCL đã tỏ ra hết sức vui mừng. Nông dân Nguyễn Công Lý ở xã Phương Thịnh, (Cao Lãnh, Đồng Tháp) cho biết: “Vùng đất này trồng lúa rất trúng nhưng vẫn hay thất bát do thiên tai, dịch bệnh. Nếu có BH, nông dân rất an tâm sản xuất mà không sợ rủi ro...”.
Thực tế, những năm gần đây, bình quân mỗi năm, thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi khiến nông dân cả nước mất từ 13.000 - 15.000 tỷ đồng. Trong khi đó, ngân sách nhà nước hàng năm chỉ dành từ 200 - 400 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân. Nhiều người sẽ không quên những cơn “đại họa” của nông dân. Tại một số địa phương ở ĐBSCL, nhiều người nuôi thủy sản liên tục trắng tay do dịch bệnh hoành hành.
Như ông Lê Văn Chinh - xã Bình Thới, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, có kinh nghiệm gần chục năm nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng nhưng cứ vài ba vụ nuôi có lời, gia đình ông lại chịu thua lỗ do dịch bệnh. Mới vụ vừa rồi, cả ao tôm thẻ chân trắng hơn 1 tháng tuổi bị chết sạch, lỗ hơn 70 triệu đồng.
Khi hay tin nhà nước chuẩn bị triển khai thí điểm BH nuôi thủy sản, ông Chinh hy vọng người nuôi tôm bớt lo lắng hơn khi thiên tai, dịch bệnh gây ra. Ông Chinh nói: “Nếu có bảo hiểm, người nuôi tôm sẽ giảm bớt gánh nặng rủi ro từ nghề này. Từ đó, nông dân sẽ an tâm sản xuất hơn”.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lộc - Viện Lúa ĐBSCL cho biết: “Riêng BH cây lúa sẽ giúp tạo ra hướng đi mới trong sản xuất lúa ở ĐBSCL. Nông dân được bảo hiểm là rất tốt nhưng việc triển khai thực hiện cần có sự phối hợp, quản lý thật chặt chẽ mới hy vọng đem lại hiệu quả cao”.
Thực ra, không phải từ bây giờ BHNN mới được đặt ra mà trước đó nhận thấy thị trường BHNN là mảnh đất màu mỡ, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chân nhảy vào cuộc. Nhưng lợi chưa thấy, chỉ thấy doanh nghiệp kêu lỗ, rồi rời bỏ cuộc chơi.
Sẽ yên tâm sản xuất
Sản xuất nông nghiệp hiện chịu rất nhiều rủi ro, nhất là trong thời điểm hiện nay thiên tai, dịch bệnh nhiều cộng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nếu thực hiện được BH, người nông dân sẽ an tâm sản xuất, từ từ đi đến một nền nông nghiệp ổn định, bền vững.
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh (Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL)
 
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://www.danviet.vn/37527p1c34/ky-vong-nen-nong-nghiep-it-rui-ro-bai-hoc-lon-tu-qua-khu.htm

NỘI DUNG KHÁC

Thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn

30-3-2011

Với hàng loạt chính sách hỗ trợ mang tính dài hạn đối với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn thời gian qua, hoạt động khuyến công tại nhiều địa phương trên cả nước đã thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Hà Nội: Tăng cường bán hàng bình ổn ở khu công nghiệp, vùng nông thôn

30-3-2011

Sở Công Thương Hà Nội vừa đưa ra Dự thảo kế hoạch bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2011 để UBND TP. Hà Nội phê duyệt. Theo đó, có những điểm mới nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả bình ổn các mặt hàng thiết yếu, đồng thời tăng cường các điểm bán tại các khu công nghiệp, vùng nông thôn.

Philippin mua 200.000 tấn gạo Việt Nam với giá 445 USD/tấn

30-3-2011

Philippine rất hài lòng khi đạt được giá tốt với 200.000 tấn gạo lần này nhập của Việt Nam và dự kiến sẽ mua nhiều hơn gạo của chúng ta trong quý 2.

Từ 15/5, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

29-3-2011

Chính phủ vừa ban hành Nghị định ra ngày 23/3, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết ra ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Khan hiếm ảo xăng dầu ở ĐBSCL: Nông, ngư dân khốn đốn

29-3-2011

Nông dân không đủ xăng dầu để sản xuất, ngư dân cam chịu nằm bờ vì hết dầu ra khơi là vấn đề thời sự nhức nhối ở ĐBSCL hiện nay khi hàng loạt cửa hàng xăng dầu đang hạn chế bán ra.

Giá thực phẩm tăng mạnh

29-3-2011

Thịt heo, thịt gà trên thị trường đang có dấu hiệu thiếu hụt so với nhu cầu, trong khi các trang trại lại không có ý định mở rộng đầu tư do chi phí quá cao.

Báo động nhập siêu nông sản

29-3-2011

Theo thống kê, riêng trong quý 1 năm nay, tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp vẫn ở mức rất cao và chiếm đáng kể trong tỷ trọng nhập siêu của nền kinh tế.

Trên 90% doanh nghiệp ngành nông nghiệp có quy mô vốn nhỏ dưới 10 tỉ đồng

29-3-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay có tới trên 90% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có vốn dưới 10 tỉ đồng; 6% số doanh nghiệp có vốn từ 10 đến 50 tỉ đồng và chỉ có 1% số doanh nghiệp có mức vốn trên 200 tỉ đồng. Với quy mô vốn nhỏ như vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất.

Chuyên gia Đan Mạch thăm ngành chăn nuôi Việt Nam

29-3-2011

Sáng 27/3, phái đoàn do Hiệp hội sản xuất heo giống Đan Mạch Danbred gồm 22 chuyên gia ngành sản xuất heo giống bao gồm cả nhà sản xuất và các chuyên gia nghiên cứu đã đến Hà Nội. Nhân sự kiện này, chiều nay (28/3), Đại sứ quán Đan Mạch đã có buổi họp báo.

Quý I: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 33,3%

29-3-2011

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản trong quí đầu tiên của năm nay ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Ngân hàng lương thực” cứu người nghèo

29-3-2011

Tại huyện Đăk Hà (Kon Tum), mô hình “Ngân hàng lương thực cộng đồng” do người dân tự đóng góp vật liệu, ngày công làm kho và cả góp thóc gạo làm nên, tự bầu tổ quản lý... đã khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu đói giáp hạt, chấm dứt nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.

DN nông nghiệp "đòi" chính sách

29-3-2011

Hội nghị “Diễn đàn DN Nông nghiệp” do Bộ NN-PTNT tổ chức cuối tuần qua tại TPHCM một lần nữa lại “hâm nóng” câu chuyện về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các DN nông nghiệp vừa và nhỏ (DNNN V&N) trong bối cảnh đầy khó khăn hiện nay.