TIN TỨC-SỰ KIỆN

DN nông nghiệp "đòi" chính sách

Ngày đăng: 29 | 03 | 2011

Hội nghị “Diễn đàn DN Nông nghiệp” do Bộ NN-PTNT tổ chức cuối tuần qua tại TPHCM một lần nữa lại “hâm nóng” câu chuyện về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các DN nông nghiệp vừa và nhỏ (DNNN V&N) trong bối cảnh đầy khó khăn hiện nay.

KHỔ VỚI “BÃO” TIỀN TỆ VÀ “ÔNG” NGÂN HÀNG
Ngay sau lời khai mạc của Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, nhiều DN đã đứng lên bức xúc về chuyện chính sách tiền tệ  thất thường. Ông Nguyễn Thái Học – Chủ tịch Hiệp hội Điều VN, TGĐ Cty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafood) phàn nàn, chính sách tiền tệ, điều hành tỷ giá của ta hiện nay biến động không biết đâu mà lần. Đặc biệt, điều kiện cho vay đối với các DNNN V&N quá gay gắt, rất khó tiếp cận vốn, đồng thời lãi suất lên tới 20%/năm khiến DN thực sự điêu đứng.
Hiện nay, nước ta có trên 8.600 DN nông nghiệp nhưng có tới trên 90% có số vốn dưới 10 tỷ đồng, quy mô sản xuất quá nhỏ bé so với nhu cầu thực tế và so với các ngành kinh tế khác. Do vậy, DNNN V&N rất nhạy cảm với các biến động bên ngoài. Việc DN ngừng sản xuất, thua lỗ, phá sản là chuyện rất gần nếu không có chính sách và sự điều hành đúng đắn làm “bà đỡ” cho họ trong những lúc khó khăn.
Trong số những giải pháp đưa ra, ông Học nhấn mạnh đến vai trò của các ngân hàng là phải làm sao ưu tiên giảm lãi suất và tăng hạn mức cho vay đối với các DNNN V&N. “Chúng tôi đòi được quan tâm hơn, bởi lẽ đây là đối tượng kinh doanh chịu rủi ro cao vì phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thị trường, chính sách; đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt rất thấp so với DN thuộc lĩnh vực, ngành nghề kinh tế khác” – ông Học nói.
Tương tự, ông Hồ Văn Vàng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Vĩnh Long khẳng định, nhiều ngân hàng đang làm ngược với Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg (ngày 10/1/2011) về Quy chế bảo lãnh cho DN nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại. Ông Vàng nói: “Nhiều DN thủy sản dù được Ngân hàng phát triển VN bảo lãnh vay vốn, nhưng ngân hàng thương mại dứt khoát không cho vay bảo lãnh ngắn hạn. Đây thực chất là hành động làm trái với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”.
Còn ông Vũ Duy Hải – TGĐ Cty CP Vinacam chuyên nhập khẩu nguyên liệu phân bón thì ca thán, dù Chính phủ đã yêu cầu ngân hàng phải ưu tiên ngoại tệ cho DN nhập khẩu phân bón nhưng giờ kiếm “đô” khó như “mò kim đáy bể”. Ngoài ra, khi đưa ra hạn mức cho vay, ngân hàng luôn vẽ ra nhiều loại dịch vụ khác nhau để thu phí rất vô lý. “Mới đây, Cty bị ngân hàng thu trên 5 tỷ đồng tiền phí các loại. Thấy bất hợp lý, chúng tôi gửi đơn lên ngân hàng yêu cầu trả lời nhưng thư đi hàng tháng cũng chẳng được hồi âm” – ông Hải nói.
CHÍNH SÁCH PHẢI GẮN THỰC TẾ
Ông Nguyễn Văn Lộc – Phó Chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN, TGĐ Cty CP Đường Biên Hòa cho rằng, định nghĩa về DNNN V&N hiện không còn phù hợp với DN mía đường nữa. Bởi lẽ, do đặc điểm là phải đầu tư rất lớn nên 40 DN mía đường dù đặc trưng là liên quan tới 400.000 hộ nông dân nhưng không được hưởng ưu đãi như các DNNN V&N. Theo ông Lộc: “Cần phải xem xét hỗ trợ DN mía đường trong mối tương quan với hàng trăm nghìn hộ nông dân. Hiện mức thu nhập của người trồng mía hầu hết không đủ sống khi một năm chỉ thu được 20 – 30 triệu đồng/ha/hộ gia đình. Vì thế, khi nhận được chính sách hỗ trợ thì DN sẽ có điều kiện giúp tăng thu nhập cho người trồng mía”.
Liên quan đến chính sách về bảo hiểm nông nghiệp, ông Lộc cho rằng cây mía có rất nhiều rủi ro, nhưng chẳng có đơn vị nào chịu cung cấp gói bảo hiểm cho cây mía là một điều bất công. Ngoài ra, DN ngành đường cũng kiến nghị cần phải điều hành tốt hơn việc nhập khẩu đường để tránh tình trạng thừa – thiếu, giá cả lên xuống thất thường như thời gian qua. Đặc biệt, Chính phủ phải có quan điểm rõ ràng trong việc khuyến khích sản xuất điện từ bã mía - nguồn năng lượng tái tạo rất lớn đang bị lãng phí hiện nay.
Về chính sách thuế đất nông nghiệp, ông Nguyễn Xuân Thái – TGĐ Cty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi Đắk Lắk đề nghị nên ưu đãi hơn nữa về chính sách cho DN thuê đất sản xuất nông nghiệp. Ông Thái nói: “Trước đây với cái tên là nông trường, quản lý 2.000 ha cà phê với 1.200 lao động thì chúng tôi được ưu đãi tiền thuê đất, nhưng sau đó chỉ cần chuyển tên thành Cty TNHH MTV thì phải gò lưng trả tiền thuê đất. Về bản chất và hoạt động không thay đổi, cái tên khác đi là để dễ giao dịch làm ăn với nước ngoài thôi. Nếu chỉ vì thế mà không được hưởng ưu đãi thì chúng tôi xin tiếp tục mang cái tên cũ… nông trường”.
Nhiều DN khác đưa ra các kiến nghị về chính sách liên quan đến điều tiết hoạt động XNK nông, lâm sản, đặc biệt là nguyên liệu TĂCN để tránh tình trạng giá cứ thay đổi xoành xoạch như thời gian qua; chính sách đào tạo và giữ nguồn lao động cho các ngành nghề nông thôn địa phương đang ngày càng khan hiếm; chính sách về giá sàn cho cá tra để giúp nông dân giữ ao, DN đủ nguyên liệu sản xuất; chính sách về về tín dụng và quyền sở hữu đối với DN lâm nghiệp… Đặc biệt, ông Trương Thành Nghĩa – Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Vĩnh Long đề nghị khi có chính sách rồi, Chính phủ phải kiểm tra, giám sát và có chế tài cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện, nếu không trên dưới đá nhau thì chỉ có DN ở giữa “chịu trận” mà thôi.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần: Năm 2011 sẽ tiếp tục là một năm đầy thử thách đối với các DN, đặc biệt là DNNN V&N. Vì thế, Chính phủ muốn lắng nghe tất cả những khó khăn, vướng mắc mà các DN gặp phải để sớm có chỉ đạo tháo gỡ. Những ý kiến DN nêu ra hôm nay đều rất nóng bỏng, thiết thực và sẽ được Bộ NN-PTNT xử lý ngay. Cụ thể, những ý kiến nào liên quan đến Bộ NN-PTNT sẽ được giao cho các Cục, Vụ, Viện, Ban đổi mới doanh nghiệp; còn những ý kiến nào liên quan đến Ngân hàng, Bộ Tài chính, Tài nguyên – Môi trường...Bộ NN-PTNT sẽ đề nghị các Bộ, ngành và Chính phủ xem xét, xử lý ngay.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển cây cao su, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

29-3-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, trong những năm qua, phát triển cao su đã tạo việc làm ổn định và cải thiện thu nhập cho trên 130.000 lao động tại các nông trường, doanh nghiệp và hơn 143.000 hộ nông dân cao su tiểu điền. Hiện cây cao su đang phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và miền Trung góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng này.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao sức chứa hệ thống kho và sấy lúa, bảo quản rau quả

29-3-2011

Theo Tổng công ty Lương thực miền Nam, hệ thống kho lương thực tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang được xây dựng, trước hết ở các tỉnh có sản lượng lúa gạo lớn như Kiên Giang, An Giang, Long An, Sóc Trăng, TP Cần Thơ, nâng sức chứa của hệ thống kho của vùng lên 1,6 triệu tấn, gần gấp đôi sức chứa hiện nay (850.000 tấn).

Thủy điện An Khê - Kanak tích nước: Nông dân kêu trời vì thiếu nước

29-3-2011

Từ cuối tháng 1.2011, Thủy điện An Khê - Kanak (Gia Lai) bắt đầu tích nước để chuẩn bị phát điện tổ máy số 1 khiến các nhà máy trên địa bàn thị xã An Khê đang sử dụng nguồn nước từ dòng sông này cũng tạm dừng hoạt động. 70.000 dân thị xã An Khê thiếu nước sinh hoạt, hàng ngàn hộ trồng mía thì kêu trời vì nhà máy đường “đứng bánh”.

Dầu tăng giá, ngư dân bán thuyền

29-3-2011

Nhiều ngư dân ở Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa đã phải neo thuyền, đi tìm việc khác vì dầu tăng giá.

“Vàng Việt” về nông thôn

29-3-2011

Chương trình Hàng Việt về nông thôn do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh & Hỗ trợ Doanh nghiệp – BSA, Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã thu hút được khá nhiều doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, trong đợt này ngoài các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng còn có doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Nông dân thời giá leo thang

29-3-2011

Chi phí đầu vào tăng cao, giá bán sản phẩm thấp, không bù được chi phí… đang là thực trạng mà nông dân ở nhiều vùng quê phải đối mặt. Tiếp tục hay ngừng sản xuất là câu hỏi khó mà bà con không thể tự trả lời.

Bám biển thời lạm phát: Cần mở rộng liên kết

29-3-2011

Nếu như mọi năm, vào thời điểm này, ngư dân Bạc Liêu đang phấn chấn chuẩn bị cho một mùa đánh bắt mới thì năm nay, không ít người chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí neo thuyền đậu bến. Tuy nhiên, nếu biết cách tính toán, liên kết làm ăn, ngư dân vẫn có thể thu lợi.

Trường Trung cấp nghề Quảng Bình: Dạy “nghề phụ” cho nông dân

25-3-2011

Ông Ngỗ Hữu Sò (56 tuổi, nông dân xã Hồng Thủy-Lệ Thủy-Quảng Bình) đang chăm đàn lợn của nhà thì có khách hàng xóm đến. Ông hàng xóm chiêu ngụm nước trà gọn hất rồi xoa tay: “Thôi thì chuyện thiệt, tôi đến có ý nhờ bác sang nhà tiêm cho mấy con heo giùm…”. Ông Sò vừa soạn “đồ nghề” , cười: “Không chỉ tiêm được lợn của nhà mà tôi trở thành thú y viên cho gia đình các con và hàng xóm nữa đó….”.

Biến đổi khí hậu và canh tác lúa ở ĐBSCL

25-3-2011

Khí hậu đang thay đổi, các Nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu diễn biến phức tạp của nó. Trước mắt, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI đang phải đối phó với hai vấn đề: Nhiệt dộ gia tăng sẽ gây hạn hán ở nhiều nơi và mực nước biển dâng. Tần suất diễn biến thời tiết bất thường xảy ra nhiều hơn.

Đối tượng miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

25-3-2011

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 20/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Hỗ trợ 100% vốn cho diêm dân thay đổi công nghệ

25-3-2011

Đó là một trong những nội dung quan trọng được Bộ NN-PTNT đưa vào dự thảo Nghị định sản xuất và kinh doanh muối để đưa ra lấy ý kiến của các Bộ, ngành vào ngày hôm qua (22/3). Theo dự thảo này, diêm dân sẽ được hỗ trợ 100% vốn để đầu tư cho lĩnh vực khoa học- công nghệ nhằm phục vụ quá trình sản xuất muối.

Triển khai Nghị định 41 về tín dụng cho tam nông: Hợp tác xã khó vay vốn

25-3-2011

Nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh sẵn sàng "chịu" lãi suất cao, nhưng vẫn không thể vay đủ vốn để sản xuất nên đành tính tới việc rút gọn sản xuất kinh doanh.