TIN TỨC-SỰ KIỆN

Biến đổi khí hậu và canh tác lúa ở ĐBSCL

Ngày đăng: 25 | 03 | 2011

Khí hậu đang thay đổi, các Nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu diễn biến phức tạp của nó. Trước mắt, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI đang phải đối phó với hai vấn đề: Nhiệt dộ gia tăng sẽ gây hạn hán ở nhiều nơi và mực nước biển dâng. Tần suất diễn biến thời tiết bất thường xảy ra nhiều hơn.

Cây lúa chiếm vai trò quan trọng trong việc nuôi sống trên 3 tỷ người trên Thế giới, trong đó có 1 tỷ người nghèo, bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đối với sản xuất lúa do biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng đến an ninh lương thực và tăng số người nghèo trên Thế giới. Biến đổi khí hậu còn có ảnh hưởng thuận lợi sản xuất lúa ở một số vùng. Điển hình, nhiệt độ tăng cho phép sản xuất lúa nhiều hơn ở các nước nằm ở phía bắc như Trung Quốc, cho đến nay nhiều vùng ở nước này chỉ sản xuất có một vụ lúa, trong tương lai có thể chuyển lên sản xuất 2 vụ khi nhiệt độ tăng.
Tuy nhiên, phần lớn diện tích còn lại đều giảm năng suất. Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFIRRI) dự báo năng suất lúa cao sản của các nước đang phát triển giảm 15% và ở các nước đang phát triển tăng 12% vào năm 2050 do biến đổi khí hậu. Các dự báo gần đây cho thấy các chỏm băng ở hai cực đang tan chảy liên tục do nhiệt đọ tăng, mực nước biển sẽ dâng 1m vào cuối thế kỷ 21. Lúa được canh tác ở cùng đất thấp của vùng châu thổ và dọc theo bờ biển của các nước Châu Á sẽ gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất khi nước biển dâng.
Điển hình, Việt Nam hơn 50% sản lượng lúa được sản xuất ở ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng. Dự báo chính xác ảnh hưởng của nước biển dâng đến sản lượng của khu vực này rất phức tạp vì nó không chỉ có nước dâng. Thủy vực của cả vùng châu thổ sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm thay đổi về phì sa bồi lắng và đất ven sông.
Cây lúa bản thân nó phát triển tốt trong môi trường ngập nước trong khi các cây màu khác bị chết. Tuy nhiên nếu ngập mà không kiểm soát được thì sẽ trở thành vấn đề vì cây lúa sẽ không thể sống được nếu bọ ngập nước trong thời gian dài. Ngập lụt do nước biển dâng ở khu vực ven biển và các trận bão nhiệt đới ngày càng dữ dội và thường xuyên hơn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản lượng lúa. Hiện nay có khoảng 20 triệu ha trồng lúa trên thế giới có nguy cơ bị ngập cao, đặc biệt nó là vựa lúa chính của các nước Ấn Độ và Bangladesh.
Mặn là hiện tượng liên kết với nước biển dâng mang nước mặn tiến sâu vào đất liền, biến nhiều vùng đất trồng lúa bị mặn hóa. Cây lúa chỉ chịu mặn ở mức trung bình và năng suất giảm khi gặp mặn. Khi nước biển dâng, sẽ mang nước mặn xâm nhập suốt cả vùng châu thổ, làm thay đổi hệ thống thủy lợi của cả khu vực. Tăng lượng khí thải nhà kính và tăng nhiệt độ. Tăng hàm lượng khí CO2 và nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Hàm lượng khí CO2 cao sẽ làm tăng sinh khối, nhưng không cần thiết cho năng suất. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm năng suất cũng như làm tăng tỷ lệ bông bất thụ, làm tăng hạt lép. Hô hấp càng cao khi nhiệt độ tăng cũng làm giảm sản lượng lúa. Có nhiều dự báo khác nhau về ảnh hưởng mối tương tác của tăng nhiệt độ, tăng khí CO2 và thay đổi ẩm độ đến năng suất lúa trong tương lai. Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI cho thấy nhiệt độ ban đêm tăng 1 độ C sẽ làm năng suất lúa giảm khoảng 10%.
Cây lúa cần rất nhiều nước để tăng trưởng. Chỉ cần thiếu nước một tuần ở vùng lúa rẫy hay hai tuần ở vùng đất lúa nước, năng suất sẽ bị giảm nghiêm trọng. Năng suất lúa giảm từ 17 – 40% do thiếu nước khi gặp hạn hán nặng. Với kịch bản biến đổi khí hậu, cường lực và tần suất hạn hán được dự báo ngày càng tăng ở vùng tưới nước mưa và hạn hán còn kéo dài đến vùng lúa nước có tưới. Thiếu nước có thể ảnh hưởng 23 triệu ha lúa tưới bằng nước mưa ở Nam và Đông Nam Á. Tại Châu Phi, hạn hán nặng có thể đe dọa 80% diện tích lúa tưới nhờ nước mưa của 23 triệu ha. Hạn hán còn ảnh hưởng tới sản xuất lúa của Úc, Trung Quốc, Mỹ và các nước khác.
Quan sát ruộng lúa của hàng trăm nông dân cho thấy sâu bệnh và cỏ dại ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Hạn hán, mưa thất thường và thiếu nước sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh đốm nâu và cháy lá. Mặt khác, thay đổi môi trường và chuyển đổi kỹ thuật canh tác nông dân theo hướng thích nghi với biến đổi khí hậu có thể làm giảm bệnh khô vằn, ruồi đục là hay sâu ngài đêm (cutworms). Trong bối cảnh đó, cần chiến lược phòng trừ mới.Cỏ dại dự báo sẽ tăng và trở thành thách thức lớn cho sản xuất lúa. Biến đổi thời tiết thất thường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chuột phát triển.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam số 60 ngày 25/03/2011

NỘI DUNG KHÁC

Đối tượng miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

25-3-2011

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 20/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Hỗ trợ 100% vốn cho diêm dân thay đổi công nghệ

25-3-2011

Đó là một trong những nội dung quan trọng được Bộ NN-PTNT đưa vào dự thảo Nghị định sản xuất và kinh doanh muối để đưa ra lấy ý kiến của các Bộ, ngành vào ngày hôm qua (22/3). Theo dự thảo này, diêm dân sẽ được hỗ trợ 100% vốn để đầu tư cho lĩnh vực khoa học- công nghệ nhằm phục vụ quá trình sản xuất muối.

Triển khai Nghị định 41 về tín dụng cho tam nông: Hợp tác xã khó vay vốn

25-3-2011

Nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh sẵn sàng "chịu" lãi suất cao, nhưng vẫn không thể vay đủ vốn để sản xuất nên đành tính tới việc rút gọn sản xuất kinh doanh.

Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi: Tác động tích cực đến “tam nông”

25-3-2011

Phóng viên NTNN phỏng vấn Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng về hiệu quả của phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Bình Thuận phát triển giao thông nông thôn theo hướng “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”

25-3-2011

Trên cơ sở tham vấn ý kiến của nhân dân tại các xã Hàm Đức (Hàm Thuận Bắc), Hải Ninh (Bắc Bình) Tân Thuận (Hàm Thuận Nam) và Đức Bình (Tánh Linh) là những địa phương điển hình của tỉnh Bình Thuận về xã hội hóa việc xây dựng, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn. Tỉnh đã đề ra các giải pháp nhằm kiên cố hóa tất cả các tuyến đường giao thông nông thôn theo hướng “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”. Từ nay đến năm 2015, phấn đấu có ít nhất có 40% các tuyến đường được kiên cố hóa (trừ số km đã được kiến cố từ trước).

Thừa Thiên - Huế tập trung các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

25-3-2011

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chọn 13/112 xã thuộc khu vực nông thôn Thừa Thiên - Huế thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của quốc gia, phấn đấu đến năm 2015 có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Thực phẩm đồng loạt “sốt” giá trên toàn quốc

24-3-2011

Những ngày qua, giá lương thực, thực phẩm trên toàn quốc đều đồng loạt “sốt” giá với mức tăng trung bình từ 20-40%. Thậm chí một số mặt hàng tươi sống còn tăng đến 70-80%. Nguyên nhân phần lớn là do “tát nước theo mưa”, tư thương tự đẩy giá lên.

“Quy hoạch” cho…bò

24-3-2011

Có lẽ xã vùng cao Tân Hóa (huyện Minh Hóa-Quảng Bình) là một trong những địa phương ít ỏi của cả nước đã đưa vào chương trình phát triển KT-XH của xã đề án quy hoạch đất đai làm khu nuôi nhốt tập trung trâu bò.

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng nào? Tránh chọn nhầm địa chỉ

24-3-2011

“Một ý kiến khác của chuyên gia về BHNN, ông Jerry Skees, Trưởng đoàn chuyên gia Dự án phát triển BHNN của ADB tại Việt Nam khẳng định, tài chính là một vấn đề lớn đối với bảo hiểm chỉ số ở Việt Nam. Với các nước phát triển như Canada, Mỹ, Tây Ban Nha, con số tài trợ từ các nguồn tài chính công chiếm 40% số tiền chi trả cho thiệt hại.”

Nhiều địa phương hoàn thành tốt các chỉ tiêu gieo trồng vụ xuân 2011

24-3-2011

Kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân đã được triển khai khá tích cực, cho đến nay đã có nhiều địa phương hoàn thành tốt các chỉ tiêu gieo trồng vụ xuân 2011.

Bình Dương: Phê duyệt các khu nông nghiệp công nghệ cao

24-3-2011

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã phê duyệt quy hoạch xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn các huyện Phú Giáo, Bến Cát và Tân Uyên. Đây là các dự án sản xuất nông nghiệp liên quan đến trồng rau sạch và chăn nuôi bò sữa.

Bà Rịa- Vũng Tàu: Những bước đi vững chắc trong phát triển kinh tế nông thôn

24-3-2011

Diện tích đất nông nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 57% diện tích đất tự nhiên, dân số nông thôn cũng chiếm tới 55% dân số toàn tỉnh. Điều này cho thấy phát triển nông nghiệp giữ một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Bà Rịa- Vũng Tàu.