TIN TỨC-SỰ KIỆN

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng nào? Tránh chọn nhầm địa chỉ

Ngày đăng: 24 | 03 | 2011

“Một ý kiến khác của chuyên gia về BHNN, ông Jerry Skees, Trưởng đoàn chuyên gia Dự án phát triển BHNN của ADB tại Việt Nam khẳng định, tài chính là một vấn đề lớn đối với bảo hiểm chỉ số ở Việt Nam. Với các nước phát triển như Canada, Mỹ, Tây Ban Nha, con số tài trợ từ các nguồn tài chính công chiếm 40% số tiền chi trả cho thiệt hại.”

Tiềm năng bỏ ngỏ
Ông Phạm Xuân Phong, Phó TGĐ Tcty Cp Bảo hiểm Bảo Minh, thừa nhận, đơn vị này mặc dù rất “khát khao” được tham gia BHNN, nhưng hiện chỉ có một số sản phẩm dành riêng cho mảng nông nghiệp. Nếu so con số này với các loại hình dịch vụ khác mà Bảo Minh đang cung cấp thì tỷ lệ vô cùng nhỏ. Số dịch vụ BHNN mà Bảo Minh đang cung cấp chủ yếu nhằm vào đối tượng khách hàng lớn, có tiềm lực kinh tế và tính an toàn cao như chủ đồn điền cao su, cà phê, hay một số trang trại có quy mô và hiệu quả kinh doanh cao. Các dịch vụ khác không phải không đủ sức để triển khai mà không dám triển khai vì đa phần nông dân nuôi trồng tự phát, ít có đủ lực tham gia và cái chính là doanh nghiệp không quản lý được rủi ro.
Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), ông Trịnh Thanh Hoan cho rằng, BHNN không triển khai mạnh mẽ được bởi một phần chọn “nhầm” địa chỉ, tức là những nơi càng có nguy cơ thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh…càng cần phát triển dịch vụ BHNN nhưng chẳng thấy bóng dáng doanh nghiệp nào đầu tư. Theo ông Hoan, yếu tố để doanh nghiệp “dám” đầu tư là Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ cụ thể.
Ông Hoan cũng cho biết, hiện Bộ Tài chính đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện quyết định 315 của Chính phủ về thí điểm BHNN, trong đó sẽ định hướng rõ ràng cơ chế hỗ trợ của Nhà nước đối với từng loại đối tượng và từng khu vực cụ thể. Ông Hoan nhận định, nhiều doanh nghiệp tham gia BHNN trước đây đã thua lỗ nên nay có thể không dám mạnh dạn đầu tư, điển hình là Bảo Việt. Tuy nhiên, với Groupama thì lại khác, họ là doanh nghiệp nước ngoài, nếu Nhà nước có cơ chế hỗ trợ cụ thể , họ sẵn sàng chấp nhận lỗ vốn vài năm để chiếm thị phần BHNN trong nước.
“Việt Nam đã gia nhập WTO, tức là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nước ngoài hoàn toàn có cơ hội ngang bằng với doanh nghiệp trong nước. Một khi cơ chế (chưa nói đến hỗ trợ) mở, chắc chắn họ sẽ dám chịu lỗ trong một thời gian để thu mối lợi về sau là thị phần rộng lớn”- ông Hoan nói. Thị trường BHNN ở Việt Nam hoàn toàn có đủ tiềm năng. Tuy nhiên, việc tất yếu là DN không được “chọn nhầm” địa chỉ để khai thác hiệu quả. “Việc Groupama hoặc Bảo Việt trước đây làm ăn không thành công nên được coi là bài học kinh nghiệm để đầu tư và mở rộng thị phần chứ không nên xem đó là một thất bại để các DN tránh con đường đó”, ông Hoan cho biết.
Bảo hiểm theo chỉ số
Một câu hỏi được đặt ra là, khi Nhà nước hỗ trợ, thì đương nhiên nông dân sẽ tham gia BHNN, vì phí bảo hiểm sẽ được Nhà nước “gánh” hộ. Tuy nhiên khi thí điểm thành công, thì với việc “tự thân vận động”, nông dân liệu có còn hào hứng? Để giải quyết vấn đề này, ông Nguyễn Văn Minh, TGĐ Cty CP Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp (ABIC) cho rằng, có thể áp dụng cơ chế “trả góp phí bảo hiểm”. Một con bò đáng giá 10 triệu đồng, nếu phải mua bảo hiểm với giá 1 triệu đồng thì quả là con số không nhỏ, như thế, DN có thể tự cân nhắc để đưa ra những khung thời gian để đóng phí cho nông dân. Nếu không may, người mua bảo hiểm gặp rủi ro trong nuôi, trồng mà chưa đóng đủ tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng yêu cầu, thì hoặc Nhà nước có chính sách hỗ trợ một phần, hoặc mức độ được đền bù sẽ ít hơn.
Đối với nông dân, nhất thiết phải thay đổi tập quán chăn nuôi manh mún, thiếu khoa học. Hơn hết, phải xây dựng ý thức bảo vệ tài sản của mình. Tự liên kết với nhau xây dựng chuồng trại hợp chuẩn, đồng thời nâng cao khả năng thích nghi với tiến bộ mới của khoa học nông nghiệp. Dĩ nhiên, để làm được điều này không phải một sớm một chiều, song điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có sự hỗ trợ từ phía chính quyền, cụ thể từ cấp cơ sở.
Nhiều ý kiến cho rằng, để triển khai thành công BHNN ở Việt Nam, nhất thiết phải dựa theo chỉ số thời tiết, gọi là bảo hiểm chỉ số (BHCS). Minh chứng thực tế chính là việc Bảo Minh đang thực hiện bảo hiểm cho cây cà phê ở Đăklăk theo chỉ số thời tiết. Theo ông Phong, để vận dụng vào cuộc sống sản xuất của nông dân thì cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, theo dõi hiện tượng tự nhiên một cách kiên trì để xác định chu kỳ chính xác.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Minh cho rằng, bảo hiểm chỉ số sẽ tránh được những rủi ro đối với DN khi các điều kiện tự nhiên không thuận. Hơn nữa, nông dân cũng dựa vào các chỉ số thời tiết để điều chỉnh quy trình trồng trọt, chăn nuôi để giảm thiểu thiệt hại. Ngoài ra, nếu được lựa chọn thực hiện thí điểm, ABIC sẽ không trực tiếp gặp gỡ khách hàng mà thông qua các ngân hàng, tổ chức tín dụng... để triển khai các dịch vụ BHNN đến nông dân. Hình thức này được xem như có lợi cho tất cả các bên, khi rủi ro xảy đến với sản phẩm nông nghiệp, ngân hàng sẽ không bị thiệt hại, Nhà nước và xã hội không phải cứu trợ, nông dân vẫn được bồi thường. Còn nếu may mắn không có rủi ro thì dĩ nhiên công ty bảo hiểm có lợi.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam số 59 ngày 24/03/2011

NỘI DUNG KHÁC

Nhiều địa phương hoàn thành tốt các chỉ tiêu gieo trồng vụ xuân 2011

24-3-2011

Kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân đã được triển khai khá tích cực, cho đến nay đã có nhiều địa phương hoàn thành tốt các chỉ tiêu gieo trồng vụ xuân 2011.

Bình Dương: Phê duyệt các khu nông nghiệp công nghệ cao

24-3-2011

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã phê duyệt quy hoạch xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn các huyện Phú Giáo, Bến Cát và Tân Uyên. Đây là các dự án sản xuất nông nghiệp liên quan đến trồng rau sạch và chăn nuôi bò sữa.

Bà Rịa- Vũng Tàu: Những bước đi vững chắc trong phát triển kinh tế nông thôn

24-3-2011

Diện tích đất nông nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 57% diện tích đất tự nhiên, dân số nông thôn cũng chiếm tới 55% dân số toàn tỉnh. Điều này cho thấy phát triển nông nghiệp giữ một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Bà Rịa- Vũng Tàu.

Lãi cao từ nuôi heo sạch

24-3-2011

Từ khi tham gia mô hình, được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách xây dựng chuồng trại gắn với bảo vệ môi trường, hỗ trợ heo giống, hướng dẫn cách chăm sóc, bảo vệ đàn heo, anh Tiến và các hộ tham gia mô hình đã đầu tư vốn để xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn; chăm sóc heo đúng theo hướng dẫn.

Học nghề để tạo sản phẩm sạch

24-3-2011

Chỉ học nghề từ 45 ngày tới 3 tháng, nhưng nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đã chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng, hữu cơ hóa đồng ruộng để tạo ra sản phẩm sạch, nâng cao giá trị nông sản và nâng cao thu nhập.

XDNTM giúp hình thành vùng sản xuất hàng hóa

24-3-2011

Một trong những mục tiêu chính của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây cũng được coi là điểm đột phá nhưng cũng là khâu “xương” nhất trong quá trình triển khai, thực hiện. Tuy nhiên, tại 11 xã điểm xây dựng NTM, vấn đề này đã được giải quyết nhờ sự vào cuộc của cả cộng đồng.

"Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu"

24-3-2011

Đó là đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới về kinh tế của Việt Nam. Theo WB, năm 2009, Việt Nam tăng trưởng 5,3%, đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là 6,8%. Đây là mức độ tăng nhanh nhất trong 3 năm gần đây. Sự hồi phục nhanh chóng này xuất phát từ nhu cầu trong nước mạnh, đầu tư nước ngoài cao hơn và sự hồi sinh mạnh mẽ của xuất khẩu.

Lương thực Việt Nam sẽ đứng vững trước bão giá toàn cầu

24-3-2011

Trước những bất ổn về tình hình khan hiếm lương thực đang diễn ra trên toàn cầu, nhiều quốc gia đã phải tìm mọi giải pháp để đảm bảo an ninh lương thực. Tại Việt Nam, một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng, tình hình giá lương thực tăng hiện nay không giống sự tăng giá của cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008. An ninh lương thực trong nước hoàn toàn được đảm bảo.

Nông dân nghèo với đồng vốn ưu đãi: Có vốn, có kỹ năng làm ăn

23-3-2011

Gần 10 tỷ đồng vốn ưu đãi mà Ngân hàng CSXH đang cho các hộ dân xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vay đã giúp nhiều hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng nào? Thế giới làm được, Việt Nam không lẽ bó tay?

23-3-2011

“Trên hết, cần làm cho nông dân hiểu rằng, họ là chủ thể của BHNN, nên phải có trách nhiệm tham gia, và nếu xảy ra dịch bệnh thiên tai, thì đối tượng chịu thiệt đầu tiên vẫn là nông dân. Việc tham gia BHNN chỉ góp phần giảm thiểu những thiệt hại không đáng có” - Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng nói.

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng nào?

23-3-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định cho tổ chức thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) ở 21 tỉnh, TP. Thời gian thực hiện bắt đầu từ 1/7 tới. Tuy nhiên, trước đây, nhiều DN bảo hiểm đã từng thất bại trong lĩnh vực này. Triển khai thế nào để việc thí điểm BHNN thành công là nhiệm vụ không dễ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các DN và kể cả đối tượng được bảo hiểm.

Nghề chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội: Lao đao vì giá

23-3-2011

Xăng dầu, điện nước, thức ăn... đồng loạt tăng giá khiến các hộ chăn nuôi điêu đứng. Nhiều hộ chỉ sản xuất cầm chừng. Các trang trại (TT) chăn nuôi đang rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh.