TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông dân nghèo với đồng vốn ưu đãi: Có vốn, có kỹ năng làm ăn

Ngày đăng: 23 | 03 | 2011

Gần 10 tỷ đồng vốn ưu đãi mà Ngân hàng CSXH đang cho các hộ dân xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vay đã giúp nhiều hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Ông Nguyễn Văn Tiếp-Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban Xoá đói giảm nghèo xã Thành Long cho hay: Hầu hết vốn đầu tư cho những đồi cây, bãi chè, những trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trong xã từ vốn vay Ngân hàng CSXH...
Đàn trâu của chị Phạm Thị Đông được gầy dựng từ vốn vay Ngân hàng CSXH
Tậu đàn trâu từ... 6 triệu đồng
Chị Nguyễn Thị Tám - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thành Long khẳng định: “Thành Long có thế mạnh về trồng cây nguyên liệu giấy, cây chè, chăn nuôi trâu, bò, lợn. Mô hình nào cũng có nhiều hộ sử dụng vốn vay hiệu quả”.
Theo hướng dẫn của chị Tám, chúng tôi vào nhà vợ chồng anh Phạm Thị Đông - Nguyễn Văn Thuật ở thôn Loa. Tài sản lớn nhất của vợ chồng chị Đông hiện là đàn trâu 6 con. “Đàn trâu này tôi gây dựng từ 6 triệu đồng vay Ngân hàng CSXH cách đây 10 năm. Nếu vợ chồng tôi không ốm đau, phải bán trâu thì giờ đàn có tới 10 con. Hiện, 6 con trâu nếu bán rẻ mỗi con giá cũng 15 triệu đồng, nhưng chúng tôi không bán mà để gây đàn đông hơn”. Nguyện vọng của vợ chồng chị Đông là được vay ngân hàng 30 triệu đồng để mua máy cày. Xong vụ cày lắp rơ-moóc vào để cho 2 con trai lớn đi chở gỗ nguyên liệu. Chị Tám cho hay, đợt vay vốn mới, tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) thôn sẽ ưu tiên cho vợ chồng chị tham gia Chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn.
Theo chị Tám, chương trình này đang giúp các hộ trong xã phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động. Nhiều hộ đã đầu tư vốn trồng, chăm sóc rừng nguyên liệu giấy, chăn nuôi gia súc... Anh Nguyễn Minh Đoàn (thôn Phúc Long) chia sẻ: “Năm 2008, tôi được vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi Chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn để trồng rừng. Chỉ đôi ba năm nữa, gia đình tôi sẽ có món tiền lớn từ bán cây rừng”.
Thêm kiến thức, kỹ năng
Ông Nguyễn Văn Tiếp - Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban Xoá đói giảm nghèo xã Thành Long cho biết: “Với lượng vốn tương đối lớn đưa về xã, việc cần làm trước hết là giúp người dân sử dụng hiệu quả. Chúng tôi chỉ đạo các đoàn thể tham gia uỷ thác gắn giải ngân vốn với việc tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng rừng, chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm... cho các hộ vay vốn”. Không chỉ tiếp thu kiến thức qua các lớp tập huấn, các hộ vay vốn học hỏi, giúp đỡ nhau kinh nghiệm làm ăn.
Chị Ninh Thị Bình - Tổ trưởng Tổ TKVV thôn Đoàn Kết cho hay: “Hộ nào trong tổ đã được vay vốn trước đó mà có kinh nghiệm trồng rừng, chè hay chăn nuôi thì có trách nhiệm tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho các hộ vay vốn sau. Điều này vừa có tác dụng tăng sự gắn kết trong cộng đồng, vừa nâng cao chất lượng tín dụng ngay tại tổ TKVV”.
Gắn giải ngân vốn với tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT, dạy nghề cho ND cũng là cách làm của nhiều xã trên địa bàn huyện Hàm Yên. Ông Đinh Chí Công- Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hàm Yên cho biết: “Ở huyện đã hình thành vùng sản xuất cam, chè hàng hoá, trồng cây nguyên liệu giấy; nhiều mô hình chăn nuôi nhím, don, lợn rừng... Vốn ưu đãi của ngân hàng đã góp phần phát triển nghề cơ khí, chế biến gỗ, dệt thổ cẩm, tạo thêm hàng trăm việc làm cho lao động nông thôn”.
"Tổng dư nợ các chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện Hàm Yên hiện hơn 175,8 tỷ đồng. Năm 2010, nhờ nguồn vốn ưu đãi trên địa bàn huyện Hàm Yên đã có 493 hộ thoát nghèo."
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://www.danviet.vn/36600p1c34/co-von-co-ky-nang-lam-an.htm

NỘI DUNG KHÁC

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng nào? Thế giới làm được, Việt Nam không lẽ bó tay?

23-3-2011

“Trên hết, cần làm cho nông dân hiểu rằng, họ là chủ thể của BHNN, nên phải có trách nhiệm tham gia, và nếu xảy ra dịch bệnh thiên tai, thì đối tượng chịu thiệt đầu tiên vẫn là nông dân. Việc tham gia BHNN chỉ góp phần giảm thiểu những thiệt hại không đáng có” - Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng nói.

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng nào?

23-3-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định cho tổ chức thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) ở 21 tỉnh, TP. Thời gian thực hiện bắt đầu từ 1/7 tới. Tuy nhiên, trước đây, nhiều DN bảo hiểm đã từng thất bại trong lĩnh vực này. Triển khai thế nào để việc thí điểm BHNN thành công là nhiệm vụ không dễ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các DN và kể cả đối tượng được bảo hiểm.

Nghề chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội: Lao đao vì giá

23-3-2011

Xăng dầu, điện nước, thức ăn... đồng loạt tăng giá khiến các hộ chăn nuôi điêu đứng. Nhiều hộ chỉ sản xuất cầm chừng. Các trang trại (TT) chăn nuôi đang rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Xây dựng nông thôn mới ở một xã nghèo của Hà Tĩnh

23-3-2011

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, xã Xuân Viên được huyện Nghi Xuân chọn làm điểm của huyện với đề án “Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân”. Những thuận lợi khó khăn đang bộc lộ và đòi hỏi sự nỗ lực cao của toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân trong xã để đề án xây dựng nông thôn mới ở một xã vào loại nghèo của Hà Tĩnh đạt được những mục tiêu đề ra.

Đồng Tháp: Triển khai Nghị quyết 11 - Đầu tư cho nông nghiệp là chính

23-3-2011

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Tôn Hoàng chủ trì, phát biểu chỉ đạo Hội nghị.KTNT- Thực hiện Nghị Quyết 11/NQ-CP, ngày 24/02/2011 của Chính Phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết trên.

Đi tìm nhiên liệu sinh học thế hệ hai

21-3-2011

Trong khi nguồn nhiên liệu tự nhiên đang dần cạn kiệt và ngày càng trở nên đắt đỏ, mặt khác việc dùng loại nhiên liệu này đang là đối tượng chính gây ô nhiễm môi trường thì việc tìm các nguồn nguyên liệu sinh học thân thiện với môi trường đang là vấn đề bức thiết hiện nay.

Đối phó “bão giá”: Mở rộng mô hình hợp tác chăn nuôi

21-3-2011

Để vượt qua khó khăn, tại TP.HCM đã xuất hiện những mô hình liên kết phát triển chăn nuôi hoặc nhận nuôi gia công cho các công ty lớn với kết quả rất khả quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nhiều giải pháp cụ thể thực hiện Nghị quyết 11

21-3-2011

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết, Bộ Nông nghiệp sẽ triển khai nhiều giải pháp trong năm 2011 nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

IMF: Giá lương thực tăng cao trở thành xu hướng

21-3-2011

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 18/3 nhận định giá lương thực tăng cao kể từ năm 2000 không phải là do các nhân tố tạm thời mà đã trở thành một xu hướng trong nền kinh tế thế giới.

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp: Khó, nhưng phải làm bằng được!

21-3-2011

Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) sẽ được tổ chức thí điểm từ 1/7. Tuy nhiên, có quá nhiều việc cần làm từ nay đến thời điểm đó. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng chia sẻ với NVNN xung quanh vấn đề này.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam đang trên đà cải thiện: Mức độ cải thiện môi trường kinh doanh của 63 tỉnh, thành đã có nhiều tiến bộ

21-3-2011

Điều này được ông Trần Hữu Huỳnh, Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra khi thay mặt Nhóm nghiên cứu trình bày kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010 (PCI 2010), cảm nhận của các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2010 từ kết quả điều tra PCI.

Đẩy mạnh các giải pháp để phát triển chăn nuôi

21-3-2011

Những ngày qua, dịch bệnh trong chăn nuôi đã và đang phát triển nhanh trên cả nước. Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn tiếp diễn đã và đang trở thành thách thức không nhỏ đối với ngành chăn nuôi. Hiện nhiều biện pháp để khống chế dịch bệnh, phát triển chăn nuôi đang được triển khai mạnh mẽ.