TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đi tìm nhiên liệu sinh học thế hệ hai

Ngày đăng: 21 | 03 | 2011

Trong khi nguồn nhiên liệu tự nhiên đang dần cạn kiệt và ngày càng trở nên đắt đỏ, mặt khác việc dùng loại nhiên liệu này đang là đối tượng chính gây ô nhiễm môi trường thì việc tìm các nguồn nguyên liệu sinh học thân thiện với môi trường đang là vấn đề bức thiết hiện nay.

Jatrofa là loại cây có nhiều ưu điểm để thay thế dần nguyên liệu hóa thạch
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã nỗ lực tìm ra các nguồn nhiêu liệu sinh học thân thiện với môi trường có thể thay thế xăng dầu hoá thạch làm chất đốt cho các loại động cơ hiện nay là cây dầu lai hay còn gọi là cây Jatropha với rất nhiều ưu điểm vượt trội. Theo các tài liệu khoa học thì Jatropha có nguồn từ châu Mỹ, được người dân bản địa dùng như một loại dược liệu có dạng bụi sống lâu năm ( 30 – 50 năm), chiều cao 4 – 5m. Là loại cây đa mục đích, toàn bộ cây jatropha đều có giá trị sử dụng nhưng quan trọng nhất vẫn là hạt để lấy dầu. Với ưu điểm có hàm lượng dầu trong hạt rất cao trung bình từ 32 – 35%, lại là loại dầu tốt nhất cho sản xuất diesel sinh học, chính vì vậy jatropha đã được nhiều nước trên thế giới phát triển với diện tích rất lớn nhằm mục đích ép lấy dầu cho sản xuất diesel sinh học.
 
Tại Việt Nam cây jatropha mà người dân vẫn thường quen gọi là cây cọc rào đã có từ rất lâu, được trồng rải rác khắp từ Bắc đến Nam và được người dân sử dụng làm thuốc chữa bệnh, trồng làm hàng rào và hạt được sử dụng thắp sáng. Đặc biệt khi tìm nhiên liệu sinh học thay thế dần nguồn nhiên liệu hoá thạch truyền thống, sau nhiều nỗ lực, việc trồng thử nghiệm cây jatropha đã cho kết quả khích lệ. Thấy được tiềm năng, lợi ích từ loại cây này, mấy năm gần đây đã có một số doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư phát triển loại cây này nhằm mục đích lấy dầu làm nhiên liệu sạch.
 
Công ty Năng lượng xanh Biomass Việt là DN sản xuất nhiên liệu sinh học từ dầu lai. Để có vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, Cty đã triển khai dự án trồng cây jatropha tại Việt Nam từ năm 2008. Sau hơn 3 năm phát triển cây jatropha tại tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, đến nay Cty này đã phát triển được trên 800ha với hình thức liên kết với các hộ nông dân và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo hướng bền vũng. Ông Tôn Thất Thiện Bảo, Tổng Giám đốc Cty năng lượng Xanh Biomass Việt cho biết: Hiện tại chúng tôi đang triển khai trồng tại các vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi mà trước đây chủ yếu là bỏ hoang hoá bởi đặc điểm của cây jatropha có nhu cầu nước rất thấp và có thể chịu hạn trong thời gian dài bằng cánh rụng lá để giảm lượng thoát hơi nước, thậm chí cây jatropha còn phát triển cả ở vùng đất sỏi và đất nhiễm mặn, vùng đất khó canh tác do nghèo dinh dưỡng… Mặc dù có khả năng thích nghi trên diện rộng nhưng tiềm năng sinh trưởng của chúng thể hiện ưu thế nhất là vùng đất cát và nghèo kiệt. Cũng theo ông Bảo, loại cây này chỉ sau một năm trồng là đã có trái, tuy nhiên nhưng năm đầu năng suất còn thấp do còn phải tạo tán và năng suất bắt đầu ổn định từ năm thứ tư trở đi.
 
Chính vì được trồng ở những vùng đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng mà cây Jatropha còn được xem là loại cây xoá đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Với năng suất hạt có thể đạt khoảng 3- 4 tấn hạt/ha, giá hiện nay Cty năng lượng xanh Biomass Việt thu mua với giá 4.000 đồng/kg thì mỗi 1ha Jatropha người dân thu được khoảng 12 – 15 triệu đồng/năm. Bên cạnh lợi ích kinh tế từ trồng cây jatropha thì phát triển loại cây này có ý nghĩa đặc biệt về môi trường bởi chúng sống ở những vùng đất suy thoái, cằn cỗi do vậy chúng có khả năng cải tạo đất và môi trường. Mặt khác, chúng là cây thường xanh, chỉ thu hái quả hạt hàng năm, không phải chặt hạ cây đã tạo ra thảm thực vật có độ che phủ ổn định, có khả năng hấp thụ CO2 lớn.
 
Ông Bảo cho hay: Phát triển cây Jatropha để lấy dầu cho sản xuất diesel sinh học là hướng đi tất yếu trong thời gian tới vì đây là nguồn nhiêu liệu sinh học thế hệ thứ hai đúng nghĩa, vừa tránh được áp lực về giá lương thực lại vừa tác động tích cực đến hệ sinh thái. Ông Bảo phân tích: Nguồn nguyên liệu hoá thạch đang dần cạn kiệt và vấn để ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng trong khi đó nếu dùng sắn, ngô hay mía làm nhiên liệu sinh học thì lại ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực. Với những ưu điểm của cây Jatropha sau 3 năm trồng thử nghiệm tại nhiều vùng đất khác nhau, chúng tôi đã hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và sẵn sàng cho mục tiêu lớn. Cụ thể, trong năm 2011, chúng tôi sẽ đẩy mạnh liên kết với các hộ dân để trồng 2.000ha và kế hoạch trong những năm tới phát triển vùng nguyên liệu lên 25.000ha. Để người dân an tâm phát triển trồng cây jatropha, bên cạnh hợp đồng bao tiêu sản phẩm, Cty Năng lượng xanh Biomass Việt con hỗ trợ nông dân toàn bộ giống, phân bón, thuốc BVTV và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc với tổng giá trị trên 6 triệu đồng/ha, đồng thời hỗ trợ tiền mặt năm đầu 75% giá trị sản phẩm thu hoạch được, năm thứ  2 là 30% và năm thứ 3 là 25%, đồng thời có chính sách thưởng cho những hộ dân chăm sóc tốt vườn cây.
 
Ngày 20/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2025. Tiếp đó, tháng 6/2008, Bộ NN-PTNT cũng đã có quyết định phê duyệt đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng cây cọc rào ở Việt Nam giai đoạn 2008-2015 tầm nhìn đến năm 2020”. Mục tiêu của chương trình là tạo ra một ngành sản xuất nông nghiệp mới, thông qua việc hình thành vùng nguyên liệu gắn với phát triển công nghiệp chế biến dầu diesel sinh học có hiệu quả cao, quy mô ngày càng lớn. Chủ yếu là sử dụng đất đai ở các vùng hoang hóa, khô cằn, đất trống đồi, núi trọc, những nơi canh tác nông nghiệp năng suất thấp, góp phần cải thiện đời sống của người dân ở các vùng khó khăn, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
 
 
 
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/45/45/45/75616/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Đối phó “bão giá”: Mở rộng mô hình hợp tác chăn nuôi

21-3-2011

Để vượt qua khó khăn, tại TP.HCM đã xuất hiện những mô hình liên kết phát triển chăn nuôi hoặc nhận nuôi gia công cho các công ty lớn với kết quả rất khả quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nhiều giải pháp cụ thể thực hiện Nghị quyết 11

21-3-2011

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết, Bộ Nông nghiệp sẽ triển khai nhiều giải pháp trong năm 2011 nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

IMF: Giá lương thực tăng cao trở thành xu hướng

21-3-2011

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 18/3 nhận định giá lương thực tăng cao kể từ năm 2000 không phải là do các nhân tố tạm thời mà đã trở thành một xu hướng trong nền kinh tế thế giới.

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp: Khó, nhưng phải làm bằng được!

21-3-2011

Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) sẽ được tổ chức thí điểm từ 1/7. Tuy nhiên, có quá nhiều việc cần làm từ nay đến thời điểm đó. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng chia sẻ với NVNN xung quanh vấn đề này.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam đang trên đà cải thiện: Mức độ cải thiện môi trường kinh doanh của 63 tỉnh, thành đã có nhiều tiến bộ

21-3-2011

Điều này được ông Trần Hữu Huỳnh, Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra khi thay mặt Nhóm nghiên cứu trình bày kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010 (PCI 2010), cảm nhận của các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2010 từ kết quả điều tra PCI.

Đẩy mạnh các giải pháp để phát triển chăn nuôi

21-3-2011

Những ngày qua, dịch bệnh trong chăn nuôi đã và đang phát triển nhanh trên cả nước. Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn tiếp diễn đã và đang trở thành thách thức không nhỏ đối với ngành chăn nuôi. Hiện nhiều biện pháp để khống chế dịch bệnh, phát triển chăn nuôi đang được triển khai mạnh mẽ.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Nhiều chuyển biến tích cực

21-3-2011

Việc ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/6/2010 về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đã tạo cho nhiều địa phương một động lực mạnh mẽ để đẩy mạnh hơn nữa quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội. Sau một thời gian triển khai, đến nay nhiều địa phương đã hình thành được một số cách làm hay, vận dụng cơ chế hợp lí trong phát triển sản xuất.

Làm ruộng thời xăng dầu tăng giá: Máy cày bỏ xó, trâu bò “lên ngôi”

18-3-2011

Những ngày này trên những cánh đồng mía, sắn ở các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên) vắng bóng những chiếc máy cày, thay vào đó là cảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau.

Bảo hiểm nông nghiệp: Khó đạt “mốc” đề ra

18-3-2011

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc thực hiện thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 sẽ được triển khai từ 1/7 tới đây. Nhưng theo ý kiến nhiều chuyên gia, “mốc thời gian” này có thể sẽ khó đạt khi công việc vẫn còn bề bộn.

Nông dân nuôi bò sữa…lên tay

18-3-2011

Đã qua 5 năm triển khai dự án “Nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cho các trang trại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” do chính phủ Nhật Bản hỗ trợ thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại ba tỉnh thành gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc và Sơn La. Đến nay có thể khẳng định, trình độ tay nghề của các nông hộ chăn nuôi bò sữa đã đạt được những thành quả trên cả mong đợi, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Quỹ Crawford vinh danh 7 nhà nông học Việt Nam

18-3-2011

Quỹ Crawford (một tổ chức phi chính phủ của Austrlia) ngày 17/3 đã trao giải thưởng cho 7 nhà nông học này vì những đóng góp to lớn của họ trong việc phát triển nông nghiệp, lâm sản, thủy sản.

Hiệp hội lương thực lại hạ giá sàn gạo xuất khẩu

18-3-2011

Do ảnh hưởng từ sự giảm giá của thị trường gạo thế giới, liên tục từ cuối tháng Hai tới nay, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã hai lần giảm giá sàn gạo xuất khẩu. Giá gạo 5% tấm đang từ 520 USD/tấn nay giảm xuống còn 480 USD/tấn; gạo 25% tấm từ 490 USD/tấn nay xuống còn 460 USD/tấn.