TIN TỨC-SỰ KIỆN

Làm ruộng thời xăng dầu tăng giá: Máy cày bỏ xó, trâu bò “lên ngôi”

Ngày đăng: 18 | 03 | 2011

Những ngày này trên những cánh đồng mía, sắn ở các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên) vắng bóng những chiếc máy cày, thay vào đó là cảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau.

Chỉ máy khốn đốn
Hơn nửa tháng qua, 3 chiếc máy cày đại, trị giá gần 400 triệu đồng của gia đình chị Nguyễn Thị Thuỷ ở buôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa gần như không hoạt động. Chị nói trong phiền muộn: "Để phục vụ nhu cầu cày cấy của bà con, trước khi bước vào vụ sản xuất 2010-2011, tôi bỏ gần một trăm triệu đồng đại tu 3 chiếc máy cày, với hy vọng lấy lại tiền chi phí và kiếm lời từ việc cày thuê.
Giá dầu bất ngờ tăng đột biến, tiền cày cũng phải tăng theo, vì vậy lượng người thuê cày máy cũng giảm hẳn”. Tương tự, chiếc máy cày trung của gia đình anh Lê Quang Công ở buôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa vừa mới mua trong năm 2010, trị giá gần 100 triệu đồng cũng chỉ để cày ruộng mía nhà. Anh Công cho hay: "Với giá xăng dầu như hiện nay, nếu không tăng tiền cày thì lỗ là cái chắc, nhưng nếu tăng cho phù hợp thì chẳng mấy người thuê".
Theo các chủ máy cày, trên diện tích 1ha, nếu là máy cày đại phải mất ít nhất 16 lít dầu, còn máy cày trung cũng phải ngốn hết 10 lít. Giá dầu tăng, buộc phải tăng tiền cày từ 650.000 đồng/ha lên 850.000 đồng/ha. Nếu cày chảo 3 phá mía gốc, nông dân phải trả 1,6 triệu đồng/ha. Không những các chủ máy cày tư nhân lâm vào cảnh khó khăn, mà những nhóm hộ gia đình được hỗ trợ máy móc phục vụ sản xuất từ Chương trình 135 có khả năng cũng phải chịu ảnh hưởng.
Chuyển sang cày bằng bò
Tiền thuê cày máy cao, nhiều nông dân miền núi chuyển sang cày bò. Nhà nào không có bò cày thì phải oằn mình cuốc đất, hoặc vần đổi công chấp nhận cực khổ, chậm thời vụ và lỡ cơ hội thời tiết thuận lợi… Anh Phạm Văn Trung ở thôn Tân An, xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa buồn bã nói: "Tôi trồng được 3ha mía, mấy ngày trước bị thiêu rụi hết 7 sào mà không rõ nguyên nhân, nay tranh thủ trời mưa cày đất trồng lại, nhưng không dám thuê máy cày vì tiền quá cao, đành phải dùng bò nuôi để cày, giảm chi phí".
Ở huyện Sông Hinh và Đồng Xuân, người trồng sắn cũng phải tận dụng tối đa những gì có thể để giảm chi phí thu hoạch. Anh Nguyễn Ngọc Cảnh, ở thôn Đồng Phú, xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh cho biết: "Trước thời điểm giá xăng dầu tăng, cước vận chuyển về Nhà máy Sắn Sông Hinh chỉ có 600.000 đồng/chuyến, nay tăng thêm từ 100-200 nghìn đồng. Tôi phải tự thu gom sắn dồn vào bao tải, rồi bốc lên xe cho đỡ tốn công, bù vào khoản chi phí vận chuyển".
Ông KPá Y KLô - Chủ tịch UBND xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa chia sẻ: "Tiền dầu cao, tỷ lệ trừ tạp chất quá lớn, các nhà xe đòi tiền "bo" mỗi chuyến từ 400-500 nghìn đồng. Trong khi đó xe vận chuyển lại không đáp ứng tiến độ thu hoạch mía. Thông thường, thay vì 2 ngày/chuyến, thì hiện nay kéo dài từ 4-5 ngày/chuyến, có khi cả tuần chẳng có chuyến nào, dẫn đến lượng mía tồn đọng quá lớn. Nông dân phải gánh hết".
Mía chín rộ phơi đầy đường, thậm chí cả trong vườn nhà, "nướng" ngoài đồng, trong khi đó cước vận chuyển lại quá cao, nông dân "dài cổ" chờ xe. Thời tiết nắng nóng, nhiều người bày tỏ lo ngại mía héo, dễ xảy ra cháy gây thiệt hại và làm chậm tiến độ gieo trồng vụ sau.
“Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ sản xuất thời xăng dầu tăng giá đối với hộ nghèo thuộc các xã miền núi đặc biệt khó khăn.” -  Ông KPá Y KLô - Chủ tịch UBND xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa.

AGROINFO - Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://www.danviet.vn/35913p1c34/may-cay-bo-xo-trau-bo-len-ngoi.htm

NỘI DUNG KHÁC

Bảo hiểm nông nghiệp: Khó đạt “mốc” đề ra

18-3-2011

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc thực hiện thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 sẽ được triển khai từ 1/7 tới đây. Nhưng theo ý kiến nhiều chuyên gia, “mốc thời gian” này có thể sẽ khó đạt khi công việc vẫn còn bề bộn.

Nông dân nuôi bò sữa…lên tay

18-3-2011

Đã qua 5 năm triển khai dự án “Nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cho các trang trại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” do chính phủ Nhật Bản hỗ trợ thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại ba tỉnh thành gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc và Sơn La. Đến nay có thể khẳng định, trình độ tay nghề của các nông hộ chăn nuôi bò sữa đã đạt được những thành quả trên cả mong đợi, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Quỹ Crawford vinh danh 7 nhà nông học Việt Nam

18-3-2011

Quỹ Crawford (một tổ chức phi chính phủ của Austrlia) ngày 17/3 đã trao giải thưởng cho 7 nhà nông học này vì những đóng góp to lớn của họ trong việc phát triển nông nghiệp, lâm sản, thủy sản.

Hiệp hội lương thực lại hạ giá sàn gạo xuất khẩu

18-3-2011

Do ảnh hưởng từ sự giảm giá của thị trường gạo thế giới, liên tục từ cuối tháng Hai tới nay, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã hai lần giảm giá sàn gạo xuất khẩu. Giá gạo 5% tấm đang từ 520 USD/tấn nay giảm xuống còn 480 USD/tấn; gạo 25% tấm từ 490 USD/tấn nay xuống còn 460 USD/tấn.

Chủ động phòng, chống rét và dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi

18-3-2011

Những ngày vừa qua, không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ gây mưa rào, trời rét đậm, rét hại. Trước tình hình này, các địa phương chịu ảnh hưởng đã chủ động phòng, chống rét và dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

Làng nghề lao đao trong “bão giá”

17-3-2011

Trong bối cảnh “bão giá”, các làng nghề ở Hà Nội đang chịu ảnh hưởng không hề nhỏ. Các làng nghề đang có nguy cơ mai một bởi cách làm ăn nhỏ lẻ, thương hiệu bị mất dần.

Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2010: Doanh nghiệp vẫn kêu “bị làm khó”

17-3-2011

Môi trường kinh doanh của các địa phương năm 2010 không cải thiện được nhiều so với năm 2009. Các doanh nghiệp (DN) vẫn đang phải chịu nhiều gánh nặng về các chi phí không chính thức, môi trường pháp lý không minh bạch, cơ sở hạ tầng còn yếu kém...

Phấn đấu 100% hộ dân xã điểm nông thôn mới tăng thu nhập

17-3-2011

Ngày 16/03, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Phó Trưởng ban thường trực BCĐ TƯ Chương trình MTQG xây dựng NTM chủ trì hội nghị sơ kết Chương trình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân tại 11 xã thí điểm NTM.

Người trồng tiêu ở Gia Lai: Mỏi mắt chờ nước tưới

17-3-2011

Hàng nghìn héc-ta hồ tiêu ở Chư Sê, Chư Pưh (Gia Lai) đang quay quắt trong nắng hạn. các nguồn nước đã cạn kiệt. Nhiều giải pháp đã được áp dụng nhưng không hiệu quả. Nguy cơ thất bát đang hiển hiện.

Mỹ giảm thuế chống phá giá với cá tra Việt Nam

17-3-2011

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa giảm thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam.

Việt Nam với an ninh lương thực thế giới

17-3-2011

Phỏng vấn ông Robert S.Zeigler – TGĐ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) IRRI là cái “nôi” sản sinh ra các giống lúa ngắn ngày, cho năng suất cao, được trồng phổ biến trên khắp Thế giới. Tuy nhiên, IRRI không chỉ sản xuất ra các giống lúa mà còn đào tạo ra các nhà khoa học chuyên ngành lúa gạo nổi tiếng trên khắp Thế giới.

Tăng tỷ lệ tiền và lượng tiền gửi về gia đình hộ nông dân

17-3-2011

Tỷ lệ tiền gửi và lượng tiền gửi về cho các hộ gia đình ở nông thôn tăng nhanh từ 2008 – 2010 là một phần của kết quả nghiên cứu trong Hội thảo trình bày và lấy ý kiến đóng góp cho “Dự thảo báo cáo Điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực ở Việt Nam” do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM) tổ chức ngày ngày 16/3/2011 tại Hà Nội.