TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tăng tỷ lệ tiền và lượng tiền gửi về gia đình hộ nông dân

Ngày đăng: 17 | 03 | 2011

Tỷ lệ tiền gửi và lượng tiền gửi về cho các hộ gia đình ở nông thôn tăng nhanh từ 2008 – 2010 là một phần của kết quả nghiên cứu trong Hội thảo trình bày và lấy ý kiến đóng góp cho “Dự thảo báo cáo Điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực ở Việt Nam” do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM) tổ chức ngày ngày 16/3/2011 tại Hà Nội.

Theo đó, Dự thảo Báo cáo cho biết:  57% hộ nhận được tiền gửi tư nhân trong năm 2010- so với 37% trong năm 2008; 46% hộ nhận được tiền gửi công trong năm 2010 so với 37% trong năm 2008.
Lượng tiền bình quân nhận được trong tiền gửi về tư nhân đã tăng 16% giá trị thực trong giai đoạn từ 2008 – 2010. Tiền gửi công đã tăng hơn gấp đôi giá trị thực giữa năm 2008 và 2010.
Bên cạnh đó, hộ gia đình nhận tiền từ con cái có độ tuổi lao động chính ở nông thôn tăng cao. Tỷ lệ hộ nhận được hỗ trợ từ con cái tăng lên đáng kể, từ 14% (2008) lên 24% (2010). Tỷ lệ tăng trong nhóm hộ tiêu dùng giàu nhất là lớn nhất (hơn gấp đôi). Tỷ lệ chủ hộ là nữ tăng +51%, thấp hơn so với chủ họ là nam +83%.
Kết quả này đặt ra nhiều vấn đề quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế và phân bổ nguồn lao động ở nông thôn. Khi số tiền gửi của con cái trong hộ gia đình tăng; tiền gửi về hộ gia đình tăng, đồng nghĩa với việc thu nhập người nông dân làm nông nghiệp tại địa phương tăng, nhưng lại không phải từ kết quả sản xuất nông nghiệp.
 Điều này cho thấy một thực tế rất cấp thiết trong nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nông nghiệp và đời sống những người nông dân quyết tâm bám đồng ruộng, lấy đồng ruộng làm nguồn mưu sinh chính.
 Mặc dù chủ trương dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện tốt tại một số tỉnh, nhưng trên thực tế, vài tỉnh tại đồng bằng sông Hồng hiện nay tuy diện tích đất canh tác của người dân được cải thiện nhưng  người nông dân vẫn đang chỉ sở hữu những mảnh ruộng rất nhỏ, không đủ đảm bảo diện tích để cho sản lượng cao. Chính vì vậy, dẫn đến tình trạng người dân không thể tự đảm bảo đời sống của mình bằng chính mảnh ruộng của họ mà phần lớn dựa vào nguồn tiền từ những lao động di cư gửi về.
 
Nhiều hộ gia đình có thu nhập chính từ con cái họ chứ không phải từ nông nghiệp
 
Báo cáo “Điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực ở Việt Nam” là chương trình hợp tác nằm trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ chương trình Phát triển Doanh nghiệp – BSPS” do Cơ quan phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA) tài trợ.
Công trình nghiên cứu lần này có sự tham gia của Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp-Nông thôn (IPSARD), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (CIEM); Khoa Kinh tế- Đại học Copenhagen (Đan Mạch) và Đại học Trinity, Dublin.
Điều tra  Hộ gia đình tiếp cận nguồn lực ở Việt Nam được thực hiện từ năm 2004, và đã có báo cáo nghiên cứu vào các năm 2004, 2006, 2008.
Báo cáo năm 2010 được nghiên cứu, phỏng vấn khoảng 3000 hộ tại 12 tỉnh tại các khu vực: Châu thổ sông Hồng: Hà Tây cũ. Đông Bắc: Lào Cai, Phú Thọ. Tây bắc: Lai Châu, Điện Biên. vùng biển bắc Trung bộ: Nghệ An. Vùng nam Trung bộ: Quảng Nam, Khánh Hòa. Vùng cao nguyên Trung bộ: Đác lắc, Đắc nông, Lâm Đồng. Vùng châu thổ sông Mê Kông: Long An.
 Nghiên cứu này có 6 chương, với các nội dung: Đặc điểm chung của hộ gia đình; Lao động và thu nhập; Đất - quyền sử dụng và đầu tư thị trường; Sản phẩm nông nghiệp; Rủi ro, bảo hierm, tiết kiệm và tín dụng; Vốn xã hội và truy cập thông tin.
Báo cáo sẽ giúp hiểu rõ hơn về tiếp cận nguồn lực hữu ích cả các hộ gia đình ở Việt Nam, dựa trên cơ sở số liệu điều tra năm 2010 và so sánh với kết quả điều tra năm 2008.
 

Phòng truyền thông AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

17-3-2011

"Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam" là chủ đề cuộc Hội thảo do Văn phòng Chính phủ tổ chức ngày 16/3, tại Hà Nội. Hội thảo tập trung vào 2 nội dung chính, gồm “Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam giai đoạn 2011-2020" và " Việt Nam hội nhập ASEAN và những vấn đề đặt ra".

Giải cứu ngành chăn nuôi

17-3-2011

Cơn mưa dầm gió rét chiều ngày 15/3 dường như vẫn không làm giảm nhiệt cuộc họp khẩn bàn cách giải cứu ngành chăn nuôi khỏi tình trạng lưỡi hái giá thức ăn tăng đang chực bổ xuống đầu…

Nỗ lực phát triển càphê bền vững

17-3-2011

Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột vừa diễn ra tại Đắk Lắk đã thu hút sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh việc quảng bá, lễ hội càphê năm nay còn hướng đến mục tiêu tìm ra giải pháp phát triển càphê Tây Nguyên bền vững.

Thí điểm xây dựng nông thôn mới: Xác định lợi thế từng địa phương là mấu chốt giúp nông dân tăng thu nhập

17-3-2011

Hội nghị sơ kết Chương trình phát triển sản xuất – nâng cao thu nhập cho nông dân tại 11 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 16/3, tại Hà Nội đã cho thấy nhiều biến chuyển tích cực. Nhiều địa phương đã hình thành được một số cách làm hay, vận dụng cơ chế hợp lí trong phát triển sản xuất, giúp tăng thu nhập cho nông dân từ 20 – 30% so với trước đây.

PCI 2010: Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu

16-3-2011

Sáng nay (16/3), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và USAID/VNCI phối hợp công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh năm 2010. Đà Nẵng là địa phương năm thứ 3 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI.

Hoà Bình: Đẩy nhanh tiến độ lập đề án và quy hoạch xây dựng nông thôn mới

16-3-2011

Ngày 14/3, UBND tỉnh Hoà Bình đã họp với lãnh đạo các huyện và các sở, ngành liên quan để triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2011.

PCI và áp lực từ doanh nghiệp

16-3-2011

Hôm nay (16/3), Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2010 sẽ chính thức được công bố. Bảng xếp hạng này được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát 7.300 doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố.

Thành công trong xây dựng mô hình nông thôn mới

16-3-2011

Cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện đang tạo nền tảng cho diện mạo mới cho các vùng nông thôn của Thái Bình. Bí thư Huyện ủy huyện Kiến Xương, ông Vũ Văn Tuyên khẳng định từ kết quả thành công trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở Kiến Xương.

Sản xuất nông nghiệp 2 tháng đầu năm 2011: Vượt lên khó khăn

15-3-2011

Mặc dù rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, song trong 2 tháng đầu năm 2011, ngành nông nghiệp vẫn nỗ lực không ngừng, vượt lên khó khăn để hoàn thành mục tiêu đề ra và tạo đà cho sự thắng lợi trong những tháng tiếp theo.Bộ NN&PTNT cho biết, sản xuất nông nghiệp trong tháng 2 tháng đầu năm 2011 tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa và rau màu vụ đông xuân trên cả nước. Tính đến trung tuần tháng 2/2011, cả nước đã gieo cấy được 2580,7 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 94,1% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy 673,9 nghìn ha, bằng 76,2%.

Giải pháp phát triển bền vững càphê Buôn Ma Thuột

15-3-2011

Ngày 13-3, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội càphê-cacao Việt Nam đã phối hợp cùng với tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo Phát triển càphê Buôn Ma Thuột, càphê Việt Nam bền vững.

Tìm hướng phát triển bền vững cho cà phê Việt Nam

15-3-2011

Nhiều chuyên gia đã nêu giải pháp với kỳ vọng phát triển bền vững ngành sản xuất, kinh doanh cà phê Việt Nam trong tương lai.

Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là vùng nông sản lớn toàn cầu

15-3-2011

Chiều 14/3, tại TP.Cần Thơ, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP.Cần Thơ công bố quyết định số 1581/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi quy hoạch vùng ĐBSCL gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP.Cần Thơ và 12 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau.