TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giải pháp phát triển bền vững càphê Buôn Ma Thuột

Ngày đăng: 15 | 03 | 2011

Ngày 13-3, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội càphê-cacao Việt Nam đã phối hợp cùng với tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo Phát triển càphê Buôn Ma Thuột, càphê Việt Nam bền vững.

Tại hội thảo, báo cáo tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành về càphê trong, ngoài nước đều tập trung hướng tới việc đề xuất các cơ chế, chính sách, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, phát triển càphê theo hướng bền vững, từng bước khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh của càphê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, cả nước có trên 540.000ha càphê, với sản lượng mỗi năm trên 1 triệu tấn càphê nhân. Việt Nam đã trở thành nước có sản lượng càphê xuất khẩu xếp hàng thứ hai trên thế giới và đứng thứ nhất về xuất khẩu càphê vối.
Hằng năm, ngành càphê cả nước không những đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước (chiếm khoảng 2% GDP) mà còn là nguồn thu chủ yếu của 540.000 hộ gia đình nông dân trồng càphê, với trên 1,6 triệu lao động góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị, xã hội, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, nơi chiếm trên 90% diện tích càphê của cả nước.
Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu càphê của cả nước luôn tiềm ẩn bất ổn. Nếu như niên vụ càphê 2008-2009 được mùa, với lượng xuất khẩu trên 1,17 triệu tấn càphê nhân, kim ngạch đạt trên 1,942 tỷ USD, thì niên vụ 2009-2010 sản lượng sản xuất chỉ đạt 1,04 triệu tấn.
Kỹ thuật thâm canh, chăm sóc vườn cây càphê chưa được người dân quan tâm đúng mức, tình trạng bón phân, tưới nước quá mức, không trồng cây che bóng, hái tuốt cành vẫn phổ biến. Diện tích càphê có chứng chỉ sản xuất bền vững còn quá thấp, mới chiếm 10% trong tổng diện tích càphê của cả nước. Việc mua bán càphê vẫn còn nhiều bất cập, các doanh nghiệp mua bán trong nước chủ yếu qua thương lái, với tiêu chuẩn tự thỏa thuận.
Sản xuất càphê của Việt Nam trong những năm đến được dự báo có những diễn biến bất lợi do biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, trong khi đó, ngành càphê Việt Nam chưa thực sự có bước tiến trong việc tạo lập một hệ thống sản xuất, kinh doanh chuyên nghiệp, còn bị động trước những thay đổi của thị trường.
AGROINFO – Theo TTXVN

NỘI DUNG KHÁC

Tìm hướng phát triển bền vững cho cà phê Việt Nam

15-3-2011

Nhiều chuyên gia đã nêu giải pháp với kỳ vọng phát triển bền vững ngành sản xuất, kinh doanh cà phê Việt Nam trong tương lai.

Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là vùng nông sản lớn toàn cầu

15-3-2011

Chiều 14/3, tại TP.Cần Thơ, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP.Cần Thơ công bố quyết định số 1581/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi quy hoạch vùng ĐBSCL gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP.Cần Thơ và 12 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau.

Cần hoàn thiện khung pháp lý về cây trồng biến đổi gen

14-3-2011

Trước biến động của thị trường lương thực, thực phẩm thế giới, việc đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp tối ưu để đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc canh tác cây trồng biến đổi gen hiện mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Ông Hùng cho biết:

Trồng lúa thời bão giá: Nhà nông tung chiêu độc

14-3-2011

Trong khi nông dân (ND) nhiều nơi đang đau đầu vì chi phí sản xuất tăng cao, thì nhiều ND huyện Cai Lậy (Tiền Giang) vẫn ung dung sống khỏe với nghề trồng lúa. Hàng loạt “độc chiêu” được ND áp dụng để hạ giá thành sản xuất xuống mức thấp nhất.

Trồng cây biến đổi gen ở Việt Nam: Tiếp tục khảo nghiệm và đánh giá

14-3-2011

Theo Bộ NNPTNT, đến năm 2020, 3 loại cây trồng biến đổi gen (BĐG) là ngô, bông, đậu tương sẽ chiếm từ 30-50% diện tích. Về kế hoạch này, NTNN có cuộc trao đổi với ông Triệu Văn Hùng - Vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ NNPTNT).

Phân hữu cơ sinh học cho cây công nghiệp Tây Nguyên

14-3-2011

Tháng 4.2010, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đăk Lăk đã thử nghiệm phun các chế phẩm sinh học KH, AH, NH trên cà phê và hồ tiêu tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh trong điều kiện thời tiết khô hạn trầm trọng.

Nuôi cá giỏi nhờ học hành bài bản

14-3-2011

Được học nghề nuôi trồng thuỷ sản bài bản, 35 nông dân huyện Bát Xát, Lào Cai đã biết cách nuôi cá hiệu quả. Từ những ao cá bội thu, họ đã có thu nhập cao và tạo việc làm cho nhiều lao động khác trong huyện.

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn: Không thể để tích tụ ruộng đất tự phát

14-3-2011

Tại hội nghị tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 ở TP.HCM hôm 10-3, một trong những nội dung được các đại biểu thảo luận là hạn mức đất sử dụng đất nông nghiệp quy định trong luật hiện nay (hạn điền).

VFA giảm giá sàn xuất khẩu gạo

14-3-2011

Việc hạ giá sàn xuất khẩu gạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) được xem là nỗi lực nhằm hỗ trợ thị trường, nhưn liệu có mang lại kết quả như mong muốn?

Chính sách sai lầm dẫn tới thiếu lương thực

11-3-2011

Agroinfo- Hội thảo bàn tròn “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam” diễn ra ngày 9/3/2011 tại Hà Nội do IPSARD tổ chức, với sự hiện diện của GS. Peter Timmer - thành viên không thường trực của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Center for Global Develoment – CGD) đã nhận được nhiều ý kiến quý giá từ vị giáo sư này. Nhiều quan điểm và gợi ý của ông về chính sách đã được ông đăng tải một phần trên Wall Street journal với tựa đề “Failed Policies Lead to Food Shortages” (Chính sách sai lầm dẫn tới thiếu lương thực). Agroinfo xin đăng nguyên văn bài viết này qua bản dịch của tác giả Trần Trí Dũng (DHVP Corp) để quý độc giả tham khảo.

GS. Peter Timmer: Sẽ không có khủng hoảng lương thực

10-3-2011

“Tại thời điểm hiện tại, giá lương thực tăng không phải là dấu hiệu bất thường, nguồn cung hiện nay vẫn đảm bảo tốt, không có dấu hiệu đầu cơ, hay hạn chế xuất nhập khẩu. Sẽ không có khủng hoảng lương thực, thậm chí đây còn là dấu hiệu tốt cho Việt Nam.” – Đó là phát biểu của GS. Peter Timmer trong Hội thảo bàn tròn “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam” diễn ra ngày 9/3/2011 tại Hà Nội do IPSARD tổ chức.

Hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản

10-3-2011

Ngân hàng Nhà nước (NNNN) vừa ban hành thông tư 03/2011/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.