TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là vùng nông sản lớn toàn cầu

Ngày đăng: 15 | 03 | 2011

Chiều 14/3, tại TP.Cần Thơ, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP.Cần Thơ công bố quyết định số 1581/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi quy hoạch vùng ĐBSCL gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP.Cần Thơ và 12 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau.

Mục tiêu Quy hoạch xây dựng, phát triển vùng ĐBSCL nhằm phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của cả vùng theo mô hình đa cực, tập trung kết hợp các hành lang kinh tế đô thị, với TP.Cần Thơ là đô thị hạt nhân trung tâm của vùng; đồng thời phát triển các đô thị mới có tính chất, chức năng dịch vụ phát triển công nghiệp, du lịch, thương mại gắn với đặc thù toàn vùng; xây dựng hệ thống đô thị trên toàn vùng, liên kết, hỗ trợ giữa các vùng đô thị trung tâm và các trục hành lang kinh tế, đô thị; phát triển cân bằng, hài hòa giữa đô thị và nông thôn.
Quy hoạch nêu rõ định hướng phát triển giao thông hàng không của vùng đến năm 2020, sẽ nâng cấp Cảng hàng không Cần Thơ thành sân bay quốc tế, xây dựng Cảng hàng không Phú Quốc (Kiên Giang) tại Dương Tơ thành sân bay quốc tế và xây dựng cảng hàng không Cà Mau, Rạch Giá là sân bay nội địa... Danh mục các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư cho vùng ĐBSCL gồm: các chương trình kết cấu hạ tầng tạo điều kiện phát triển toàn vùng (như: phát triển các tuyến giao thông quốc gia trục dọc đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau, nâng cấp hệ thống giao thông thủy nội vùng, liên vùng, các tuyến ven biển... ) và các chương trình nâng cao chất lượng sống của cộng đồng dân cư và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.
Dự kiến đến năm 2020, dân số trong vùng ĐBSCL là khoảng 20 - 21 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 7 - 7,5 triệu người, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 33% - 35%. Đến năm 2050, dân số của vùng vào khoảng 30 - 32 triệu người, trong đó dân số đô thị vào khoảng 25% – 27%, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40% - 50%. Về phân bố mạng lưới đô thị vùng ĐBSCL, dự kiến đến năm 2020 toàn vùng sẽ có 250 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại 1, 6 đô thị loại 2, 11 đô thị loại 3, 34 đô thị loại 4 và 198 đô thị loại 5 và chưa xếp loại.
Trong tầm nhìn đến năm 2050, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ là vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu; là vùng kinh tế phát triển năng động, bền vững, có môi trường đầu tư thuận lợi; có điều kiện và chất lượng sống cao và là trung tâm văn hóa, lịch sử, du lịch lớn gồm các vùng nông lâm – sinh thái đặc thù./.
AGROINFO – Theo TTXVN

Nguồn: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=450026#

NỘI DUNG KHÁC

Cần hoàn thiện khung pháp lý về cây trồng biến đổi gen

14-3-2011

Trước biến động của thị trường lương thực, thực phẩm thế giới, việc đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp tối ưu để đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc canh tác cây trồng biến đổi gen hiện mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Ông Hùng cho biết:

Trồng lúa thời bão giá: Nhà nông tung chiêu độc

14-3-2011

Trong khi nông dân (ND) nhiều nơi đang đau đầu vì chi phí sản xuất tăng cao, thì nhiều ND huyện Cai Lậy (Tiền Giang) vẫn ung dung sống khỏe với nghề trồng lúa. Hàng loạt “độc chiêu” được ND áp dụng để hạ giá thành sản xuất xuống mức thấp nhất.

Trồng cây biến đổi gen ở Việt Nam: Tiếp tục khảo nghiệm và đánh giá

14-3-2011

Theo Bộ NNPTNT, đến năm 2020, 3 loại cây trồng biến đổi gen (BĐG) là ngô, bông, đậu tương sẽ chiếm từ 30-50% diện tích. Về kế hoạch này, NTNN có cuộc trao đổi với ông Triệu Văn Hùng - Vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ NNPTNT).

Phân hữu cơ sinh học cho cây công nghiệp Tây Nguyên

14-3-2011

Tháng 4.2010, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đăk Lăk đã thử nghiệm phun các chế phẩm sinh học KH, AH, NH trên cà phê và hồ tiêu tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh trong điều kiện thời tiết khô hạn trầm trọng.

Nuôi cá giỏi nhờ học hành bài bản

14-3-2011

Được học nghề nuôi trồng thuỷ sản bài bản, 35 nông dân huyện Bát Xát, Lào Cai đã biết cách nuôi cá hiệu quả. Từ những ao cá bội thu, họ đã có thu nhập cao và tạo việc làm cho nhiều lao động khác trong huyện.

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn: Không thể để tích tụ ruộng đất tự phát

14-3-2011

Tại hội nghị tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 ở TP.HCM hôm 10-3, một trong những nội dung được các đại biểu thảo luận là hạn mức đất sử dụng đất nông nghiệp quy định trong luật hiện nay (hạn điền).

VFA giảm giá sàn xuất khẩu gạo

14-3-2011

Việc hạ giá sàn xuất khẩu gạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) được xem là nỗi lực nhằm hỗ trợ thị trường, nhưn liệu có mang lại kết quả như mong muốn?

Chính sách sai lầm dẫn tới thiếu lương thực

11-3-2011

Agroinfo- Hội thảo bàn tròn “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam” diễn ra ngày 9/3/2011 tại Hà Nội do IPSARD tổ chức, với sự hiện diện của GS. Peter Timmer - thành viên không thường trực của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Center for Global Develoment – CGD) đã nhận được nhiều ý kiến quý giá từ vị giáo sư này. Nhiều quan điểm và gợi ý của ông về chính sách đã được ông đăng tải một phần trên Wall Street journal với tựa đề “Failed Policies Lead to Food Shortages” (Chính sách sai lầm dẫn tới thiếu lương thực). Agroinfo xin đăng nguyên văn bài viết này qua bản dịch của tác giả Trần Trí Dũng (DHVP Corp) để quý độc giả tham khảo.

GS. Peter Timmer: Sẽ không có khủng hoảng lương thực

10-3-2011

“Tại thời điểm hiện tại, giá lương thực tăng không phải là dấu hiệu bất thường, nguồn cung hiện nay vẫn đảm bảo tốt, không có dấu hiệu đầu cơ, hay hạn chế xuất nhập khẩu. Sẽ không có khủng hoảng lương thực, thậm chí đây còn là dấu hiệu tốt cho Việt Nam.” – Đó là phát biểu của GS. Peter Timmer trong Hội thảo bàn tròn “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam” diễn ra ngày 9/3/2011 tại Hà Nội do IPSARD tổ chức.

Hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản

10-3-2011

Ngân hàng Nhà nước (NNNN) vừa ban hành thông tư 03/2011/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

Nhận diện nguy cơ khủng hoảng lương thực

10-3-2011

Bước sang năm 2011, chỉ số giá lương thực thế giới đã tăng hơn 28%, trong đó ngũ cốc tăng tới 44%. Lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực mới đã hiện diện. Đối với một nước xuất khẩu nông sản như VN thì đâu là cơ hội và đâu là thách thức?

Nhân lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột: Bayer vung cấp giải pháp “3 tăng” cho cây cà phê

10-3-2011

Ngày 12.03, tại Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), thủ phủ café của Việt Nam,Lễ hội café lần thứ 3 năm 2011 chính thức bắt đầu. Cùng với các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm tôn vinh café và những nông dân trồng café, lễ hội còn là dịp để 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp) cùng ngồi lại để tìm ra giải pháp phát triển ngành café bền vững. Trong dịp này, Công ty Bayer CropScience Việt Nam đưa ra 3 giải pháp tăng “Much more coffee” nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng lợi nhuận cho nhà nông.