TIN TỨC-SỰ KIỆN

VFA giảm giá sàn xuất khẩu gạo

Ngày đăng: 14 | 03 | 2011

Việc hạ giá sàn xuất khẩu gạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) được xem là nỗi lực nhằm hỗ trợ thị trường, nhưn liệu có mang lại kết quả như mong muốn?

Hai tháng đầu năm 2011 đã có 1,1 triệu tấn gạo được xuất khẩu từ nước ta.
Ngày 9/3, VFA chính thức công bố điều chỉnh giảm giá sàn xuất khẩu gạo loại 5% tấm về mức 500 USD/tấn, tức giảm 20 USD/tấn so với trước đó và loại gạo 25% tấm về mức 480 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn. Giá mới này sẽ được áp dụng từ 12/3. Đây là giá bán FOB, đóng gói 50kg/bao.

Từ đầu năm 2011 đến nay, VFA đã có 5 lần điều chỉnh giá sàn xuất khẩu gạo, trong đó hầu hết là điều chỉnh giảm giá và áp dụng chủ yếu đối với mặt hàng gạo 25%. Duy nhất là vào ngày 21/2, đơn vị này đã cùng điều chỉnh tăng giá xuất khẩu gạo 5% tấm từ 500 USD/tấn lên 520 USD/tấn và gạo 25% tấm lên mức 490 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với giá trước đó.
Điều này có phải là “hiện tượng lạ” khi mà thông tin từ Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy, hai tháng đầu năm lượng gạo xuất khẩu đạt 1,1 triệu tấn thu về 595 triệu USD,  tăng 55,6% về khối lượng, nhưng giá trị chỉ tăng 44,5% so với cùng kỳ. 2011 cũng được đánh giá là năm mà lượng gạo xuất khẩu vào những tháng đầu năm cao nhất từ trước đến nay. Trong đó thị trường Indonesia khối lượng xuất khẩu tăng gấp 9 lần và giá trị tăng 7 lần so với cùng kỳ 2010.
Theo nhìn nhận của ông Trịnh Văn Tiến, chuyên gia về ngành hàng lúa gạo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), thì điều này là hoàn toàn bình thường do đây đang là giai đoạn nông dân nước ta bắt đầu thu hoạch vụ Đông Xuân, khiến sản lượng lúa gạo tăng mạnh. Hạ giá sàn xuất khẩu mục đích chính là để khuyến khích xuất khẩu và tiêu thụ lúa hàng hoá cho bà con.
Tuy nhiên, ông Phạm Quang Diệu, Chủ tịch và kinh tế trưởng của AgroMonitor (Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam) lại cho rằng, sở dĩ những tháng đầu năm lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao chủ yếu là do những hợp đồng đã được ký từ năm trước. Còn thực tế hiện nay thị trường xuất khẩu gạo khá ảm đạm.
Philippines quốc gia nhập khẩu gạo lớn trên thế giới thời điểm này vẫn chưa chính thức tham gia thị trường, trong khi hàng năm từ tháng 1, nước này đã xúc tiến việc nhập khẩu.
Mới đây, quốc gia này lại “đánh tiếng” rằng trong năm 2011 sẽ chỉ nhập khẩu gạo ở mức 800 nghìn tấn, giảm mạnh so với mức nước này đã nhập khẩu trong năm qua là 2 triệu tấn. Điều này đã khiến các nhà xuất khẩu gạo trên thế giới đều phải “nhìn nhau”, thậm chí, hiện nay có đơn vị còn chào bán gạo 25% giá ở mức dưới 400 USD/tấn.
“Việc VFA hạ giá sàn xuất khẩu khó có thể hỗ trợ cho việc xuất khẩu cũng như thúc đẩy việc thu mua lúa trong nước giai đoạn này”, ông Diệu nhìn nhận.
Theo phân tích của ông Phạm Quang Diệu, ước tính vụ Đông Xuân lượng gạo hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu vẫn đảm bảo ở mức 3 triệu tấn (không hề giảm so với năm trước như một số ý kiến lo ngại trước đây về tình hình sâu bệnh, xâm ngập mặn…).
Trên thị trường, giá thu mua lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm khá mạnh từ mức gần 6.000 đồng/kg của tuần trước, nay chỉ còn ở mức 5.200- 5.300 đồng/kg. Mặc dù, các doanh nghiệp theo sự phân bổ và chỉ đạo của VFA đã bắt đầu tiến hành việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo cho nông dân.
“Trong tình hình hiện nay chính sách thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo do VFA triển khai cũng khó vực dậy thị trường vì các doanh nghiệp đang phải đối mặt với lãi suất vay vốn ở mức cao. Việc xuất khẩu lại phải đối mặt với nhiều rủi ro”, ông Diệu nói.
Do vậy, theo ông Diệu, Chính phủ cần sớm có sự hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu mua lúa gạo cho người dân để ngăn cho giá mua vào không tiếp tục giảm sâu. Bên cạnh đó, cần chủ động ký kết các hợp đồng ở cấp Chính phủ để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp.

 

AGROINFO - Theo VnEconomy

Nguồn: http://vneconomy.vn/2011031101400995P0C10/vfa-giam-gia-san-xuat-khau-gao.htm

NỘI DUNG KHÁC

Chính sách sai lầm dẫn tới thiếu lương thực

11-3-2011

Agroinfo- Hội thảo bàn tròn “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam” diễn ra ngày 9/3/2011 tại Hà Nội do IPSARD tổ chức, với sự hiện diện của GS. Peter Timmer - thành viên không thường trực của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Center for Global Develoment – CGD) đã nhận được nhiều ý kiến quý giá từ vị giáo sư này. Nhiều quan điểm và gợi ý của ông về chính sách đã được ông đăng tải một phần trên Wall Street journal với tựa đề “Failed Policies Lead to Food Shortages” (Chính sách sai lầm dẫn tới thiếu lương thực). Agroinfo xin đăng nguyên văn bài viết này qua bản dịch của tác giả Trần Trí Dũng (DHVP Corp) để quý độc giả tham khảo.

GS. Peter Timmer: Sẽ không có khủng hoảng lương thực

10-3-2011

“Tại thời điểm hiện tại, giá lương thực tăng không phải là dấu hiệu bất thường, nguồn cung hiện nay vẫn đảm bảo tốt, không có dấu hiệu đầu cơ, hay hạn chế xuất nhập khẩu. Sẽ không có khủng hoảng lương thực, thậm chí đây còn là dấu hiệu tốt cho Việt Nam.” – Đó là phát biểu của GS. Peter Timmer trong Hội thảo bàn tròn “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam” diễn ra ngày 9/3/2011 tại Hà Nội do IPSARD tổ chức.

Hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản

10-3-2011

Ngân hàng Nhà nước (NNNN) vừa ban hành thông tư 03/2011/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

Nhận diện nguy cơ khủng hoảng lương thực

10-3-2011

Bước sang năm 2011, chỉ số giá lương thực thế giới đã tăng hơn 28%, trong đó ngũ cốc tăng tới 44%. Lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực mới đã hiện diện. Đối với một nước xuất khẩu nông sản như VN thì đâu là cơ hội và đâu là thách thức?

Nhân lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột: Bayer vung cấp giải pháp “3 tăng” cho cây cà phê

10-3-2011

Ngày 12.03, tại Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), thủ phủ café của Việt Nam,Lễ hội café lần thứ 3 năm 2011 chính thức bắt đầu. Cùng với các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm tôn vinh café và những nông dân trồng café, lễ hội còn là dịp để 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp) cùng ngồi lại để tìm ra giải pháp phát triển ngành café bền vững. Trong dịp này, Công ty Bayer CropScience Việt Nam đưa ra 3 giải pháp tăng “Much more coffee” nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng lợi nhuận cho nhà nông.

Nuôi tôm thẻ ở Long An: Lại chết vì ý thức kém

10-3-2011

Vào vụ tôm (vụ 1) chưa được bao lâu, nhiều hộ nuôi tôm ở vùng Hạ Long An đã lại phải méo mặt khi tôm chết hàng loạt.

“Bão giá sắn” ở Phú Yên và những hệ lụy

10-3-2011

Niên vụ 2010-2011, nông dân Phú Yên được mùa, trúng giá, nhất là sắn và mía. Tại các huyện miền núi, chưa bao giờ cây sắn lại được mua bán tấp nập như hiện nay, thậm chí cả thân cây cũng được băm ra để bán.

Quy hoạch nông thôn mới như thế nào?

10-3-2011

Quy hoạch là một trong những nội dung quan trọng nhất trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Một nông thôn được gọi là mới chỉ có thể đạt được khi từng ngõ xóm, góc làng được chỉnh trang, xây dựng một cách hoàn chỉnh. Theo Bộ NN&PTNT, quy hoạch NTM gồm 7 bước:

Chuyên gia FAO: Lương thực tăng giá là điều tốt cho VN

10-3-2011

Làm thế nào để Việt Nam để Việt Nam tận dụng được cơ hội khi giá lương thực tăng, đó là vấn đề được các chuyên gia kinh tế đưa ra "mổ xẻ" tại hội thảo “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) tổ chức ngày 9/3 tại Hà Nội.

Lương thực: bài toán mới cho 9 tỉ người

10-3-2011

Dân số thế giới dự kiến tăng từ 7 tỉ người hiện nay lên mức 9 tỉ vào năm 2050. Tạp chí Economist đã đặt vấn đề là khi đó liệu có đủ lương thực? Liệu sẽ tái diễn khủng hoảng lương thực và nạn đói lại hoành hành tại các nước đang phát triển? Cuộc khủng hoảng lương thực mới nếu xảy ra sẽ khiến lạm phát chất chồng gây bất ổn cho nhiều quốc gia.

Giáo sư nông nghiệp đại học Harvard P. Timmer đến Việt Nam

8-3-2011

Nhận lời mời của Viện Chính sách và chiến lược phát triển Nông thôn (IPSARD), ngày 9/3/2011, GS. Peter Timmer - thành viên không thường trực của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Center for Global Develoment – CGD) , từng là Hiệu trưởng trường Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Thái Bình Dương, thuộc Đại học San Diego; giáo sư tại các trường thuộc hệ thống Harvard, Đại học Cornell và Stanford đã sang Việt Nam tham dự bàn tròn về “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam”.

Chuyển đổi gấp cây café già cỗi ở Lâm Đồng

8-3-2011

Mặc dù chủ trương đã được đưa ra từ nhiều năm trước nhưng đến nay, việc chuyển đổi diện tích cây café già cỗi ở Lâm Đồng diễn ra quá chậm chạp. Mới đây nhất, lãnh đạo Sở NN&PTNT Lâm Đồng đã lên tiếng rằng, cần phải đảy nhanh tiến độ chuyển đổi diện tích cây café già cỗi sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.