TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nuôi tôm thẻ ở Long An: Lại chết vì ý thức kém

Ngày đăng: 10 | 03 | 2011

Vào vụ tôm (vụ 1) chưa được bao lâu, nhiều hộ nuôi tôm ở vùng Hạ Long An đã lại phải méo mặt khi tôm chết hàng loạt.

Trong những huyện nuôi tôm ở vùng Hạ, Cần Đước là nơi bị dịch bệnh nặng nề nhất, tập trung chủ yếu ở xã Tân Chánh. Ông Dương Ngọc Hùng, cán bộ nông nghiệp xã Tân Chánh cho biết, thống kê tới ngày 7/3, đã có khoảng 270-280 ha tôm bị bệnh, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, chiếm khoảng 40% diện tích tôm đã thả nuôi trên toàn xã. Theo nhận định ban đầu của ông Hùng, tôm chết trong đợt này có nguyên nhân chính do thời tiết khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm quá lớn. Quãng thời gian từ đầu tháng 1 đến đầu tháng 2, có nhiều hôm, nhiệt độ ban đêm chỉ còn 19-20oC, còn nhiệt độ ban ngày tới 31-32oC.
Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn này đã khiến tôm bị sốc, chết nhiều. Hộ nào tôm chết sớm thì thiệt hại còn đỡ. Những hộ đã nuôi tôm với thời gian trên dưới 1 tháng thì thiệt hại càng lớn vì đã bỏ ra nhiều tiền bạc để mua thức ăn nuôi tôm. Thậm chí, có những hộ thả đi thả lại, tôm đều chết sớm vì dịch bệnh. Chẳng hạn, hộ ông Trần Văn Sang ở ấp Đông Nhì, có 6.500 m2 ao nuôi tôm thẻ. Đợt thả tôm đầu tiên, mới nuôi chưa đầy 20 ngày tuổi, tôm đã chết hàng loạt, ông Sang đã phải tháo hết nước ra, bỏ tôm chết đi rồi mua tôm giống thả lại. Lần nuôi sau mới được 22 ngày, tôm lại chết như ngả rạ, ông Sang lại phải tháo hết nước ra, bắt những con tôm còn sống đi bán hòng gỡ gạc được chút nào hay chút ấy. Tổng cộng qua 2 đợt thả tôm, ông Sang mất trắng vài chục triệu đồng. Những hộ bị thiệt hại cỡ như ông Sang cũng không ít.
Theo Trạm Khuyến ngư vùng Hạ (Chi cục Thủy sản Long An), đến nay, cả 4 huyện vùng hạ ở Long An là Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước và Cần Giuộc đều đã có diện tích tôm bị thiệt hại do dịch bệnh, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Tôm chết chủ yếu do bệnh đốm trắng. Ngoài ra còn có một số bệnh khác như đỏ thân, Taura… Bà Nguyễn Thị Cẩm Vân, cán bộ Trạm Khuyến ngư vùng Hạ, cho rằng, nguyên nhân khiến dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng bùng phát ở vùng Hạ Long An, nhất là ở xã Tân Chánh, trước hết là do phần lớn các ao nuôi tôm ở đây chưa sẵn sàng cho việc nuôi tôm loại tôm này. Cụ thể ở Tân Chánh vẫn chưa có quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ. Nuôi tôm thẻ cần phải làm những ao bán công nghiệp, có vải bạt lót đáy ao, lót bờ ao… Nhưng phần lớn các ao nuôi tôm ở Tân Chánh là dạng quảng canh, bờ đất, đáy ao vẫn đầy bùn… Không những thế, nhiều ao có hiện tượng rò rỉ nước sang ao khác hay ra môi trường bên ngoài. Những ao nuôi như thế không chỉ làm cho tôm dễ bị phát sinh dịch bệnh mà khả năng lây lan dịch bệnh từ ao này sang ao khác là rất lớn.
Ý thức kém của người nuôi tôm cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến dịch bệnh bùng phát ở Tân Chánh. Năm ngoái, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Tân Chánh còn ít, mới chỉ chiếm 20% tổng diện tích tôm toàn xã. Các hộ nuôi chỉ thả thưa để thăm dò. Nào ngờ tôm trúng mùa, được giá (50.000 đ/kg với loại 100 con/kg), dân nuôi tôm thẻ trúng đậm. Thừa thắng xông lên, trong vụ 1 này, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm tới 80% tổng diện tích đã thả nuôi toàn xã, đẩy tôm sú từ vị trí chủ lực xuống hàng thứ yếu (chỉ còn chiếm 20%).
Giá tôm thẻ chân trắng hồi cuối năm ngoái và đầu năm nay tiếp tục ở mức rất hấp dẫn (hiện tại khoảng 80.000 đ/kg đối với tôm loại 100 con/kg, cao hơn năm ngoái tới 30.000 đ/kg), do đó, nhiều hộ nông dân đã vội vã đi mua cả những con tôm giống kích cỡ còn quá nhỏ, sức chịu đựng còn yếu để thả xuống ao. Phần lớn các hộ lại thả với mật độ quá dày, tới 70-80 con/m2, trong khi mật độ chuẩn chỉ từ 40-50 con/m2. Giữa 2 đợt nuôi, thời gian cần thiết để phơi và cả tạo môi trường ao nuôi trước khi cho nước vào là 2 tuần. Thế nhưng, do quá sốt ruột, nhiều hộ chỉ phơi ao chừng vài ba ngày là đã vội vã cho nước vào vả thả tôm giống xuống. Bên cạnh đó, việc phần lớn hộ nuôi tôm chưa có ao lắng, thời tiết khắc nghiệt… cũng là những nguyên nhân khiến cho tôm thẻ bị bệnh và chết hàng loạt ở Tân Chánh.
Thực tế cho thấy những hộ nào chấp hành tốt các khuyến cáo của ngành nông nghiệp về chuẩn bị ao nuôi, thời vụ thả nuôi, con giống…, gần như đều đang thoát khỏi dịch bệnh. Chẳng hạn, ở ao nuôi 5.000 m2 của ông Bảy Bé ở ấp Đông Nhì, do đã lót vải bạt kỹ càng xung quanh ao, thả tôm giống đúng kích cỡ quy định với mật độ vừa phải (hơn 30 con/m2) và nhất là đã luân canh một vụ lúa trước khi thả nuôi tôm đợt 1…, nên hiện tại, trong khi phần lớn các ao xung quanh đều đã bùng phát dịch bệnh, phải tháo nước, bỏ tôm, phơi đáy ao, thì ao cũa ông Bảy Bé vẫn đang “bình an vô sự”. Ông Bảy Bé thổ lộ: “May mà hồi cuối năm ngoái, theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, tôi trồng một vụ lúa trên nền đất ao. Nếu không, sẵn ao đang bỏ trống mà đua theo người ta để thả tôm giống khi đã có nước mặn nhưng thời tiết lại chưa thuận lợi, thì giờ này chắc cũng đã tiêu rồi. Tuy nhiên, do phần lớn các ao xung quanh đều đã dính bệnh nên tôi cũng lo lắm, phải theo dõi thường xuyên để sẵn sàng xử lý kịp thời nếu thấy dấu hiệu bất thường. Ao tôm của tôi hiện đã được 20 ngày tuổi. Nếu trụ thêm được 1 tháng nữa, chắc chắn tôi sẽ thu lãi được vài chục triệu đồng”.

AGROINFO - Theo Báo NNVN

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/75070/Default.aspx

 

NỘI DUNG KHÁC

“Bão giá sắn” ở Phú Yên và những hệ lụy

10-3-2011

Niên vụ 2010-2011, nông dân Phú Yên được mùa, trúng giá, nhất là sắn và mía. Tại các huyện miền núi, chưa bao giờ cây sắn lại được mua bán tấp nập như hiện nay, thậm chí cả thân cây cũng được băm ra để bán.

Quy hoạch nông thôn mới như thế nào?

10-3-2011

Quy hoạch là một trong những nội dung quan trọng nhất trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Một nông thôn được gọi là mới chỉ có thể đạt được khi từng ngõ xóm, góc làng được chỉnh trang, xây dựng một cách hoàn chỉnh. Theo Bộ NN&PTNT, quy hoạch NTM gồm 7 bước:

Chuyên gia FAO: Lương thực tăng giá là điều tốt cho VN

10-3-2011

Làm thế nào để Việt Nam để Việt Nam tận dụng được cơ hội khi giá lương thực tăng, đó là vấn đề được các chuyên gia kinh tế đưa ra "mổ xẻ" tại hội thảo “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) tổ chức ngày 9/3 tại Hà Nội.

Lương thực: bài toán mới cho 9 tỉ người

10-3-2011

Dân số thế giới dự kiến tăng từ 7 tỉ người hiện nay lên mức 9 tỉ vào năm 2050. Tạp chí Economist đã đặt vấn đề là khi đó liệu có đủ lương thực? Liệu sẽ tái diễn khủng hoảng lương thực và nạn đói lại hoành hành tại các nước đang phát triển? Cuộc khủng hoảng lương thực mới nếu xảy ra sẽ khiến lạm phát chất chồng gây bất ổn cho nhiều quốc gia.

Giáo sư nông nghiệp đại học Harvard P. Timmer đến Việt Nam

8-3-2011

Nhận lời mời của Viện Chính sách và chiến lược phát triển Nông thôn (IPSARD), ngày 9/3/2011, GS. Peter Timmer - thành viên không thường trực của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Center for Global Develoment – CGD) , từng là Hiệu trưởng trường Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Thái Bình Dương, thuộc Đại học San Diego; giáo sư tại các trường thuộc hệ thống Harvard, Đại học Cornell và Stanford đã sang Việt Nam tham dự bàn tròn về “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam”.

Chuyển đổi gấp cây café già cỗi ở Lâm Đồng

8-3-2011

Mặc dù chủ trương đã được đưa ra từ nhiều năm trước nhưng đến nay, việc chuyển đổi diện tích cây café già cỗi ở Lâm Đồng diễn ra quá chậm chạp. Mới đây nhất, lãnh đạo Sở NN&PTNT Lâm Đồng đã lên tiếng rằng, cần phải đảy nhanh tiến độ chuyển đổi diện tích cây café già cỗi sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Dự án cạnh tranh nông nghiệp: Lực đẩy cho kinh tế nông thôn

8-3-2011

Đến nay, sau gần 2 năm thực hiện Dự án cạnh tranh nông nghiệp (Aricultual Competi-tiveveness Project – ACP), tại hội nghị đánh giá giữa kỳ tổ chức mới đây tại Cần Thơ, ghi nhận của đoàn công tác sau khi kiểm tra thực tế và nhiều ý kiến của đại biểu 8 tỉnh trong vùng hưởng lợi từ DA cho thấy tiến độ thực hiện các hợp phần của DA diễn ra khá trôi chảy. Về cơ bản mục tiêu của dự án sẽ đạt được sau khi kết thúc dự án. Đặc biệt các hoạt động của dự án đang đáp ứng và hỗ trợ tốt yêu cầu sản xuất nông nghiệp của các địa phương.

Bảo hiểm nhân thọ dành cho người lao động

8-3-2011

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Viêt Nam (Prévoir Việt Nam) và Công ty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện (VNPost Express) vừa đưa ra thị trường 3 loại hình bảo hiểm nhân thọ mới.

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng vọt

8-3-2011

Theo Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi, giá ngô hiện đang ở 7,4 – 7,5 triệu đồng/tấn, tương đương 356 – 361 USD/tấn, so với 6,7 triệu đồng/tấn hồi tháng 1 – trước khi lô hàng nhiễm côn trùng từ Ấn Độ bị phát hiện.

Phát triển kinh tế đồi rừng – Hướng làm ăn hiệu quả ở Lạng Sơn

8-3-2011

Phát triển kinh tế đồi rừng (KTĐR) đã và đang là hướng làm ăn hiệu quả của người dân "xứ Lạng" , một trong các tỉnh miền núi phía Bắc có trên 80% diện tích là đất lâm nghiệp, đồi rừng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông-lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa cũng chính là giải pháp để Lạng Sơn phát triển bền vững .

HSBC: Kinh tế Việt Nam chuyển biến tốt năm 2011

8-3-2011

Ngân hàng Anh HSBC vừa đưa ra những nhận định lạc quan về nền kinh tế Việt Nam và cho rằng nền kinh tế của Việt Nam sẽ chuyển biến theo chiều hướng tốt trong năm nay.

Bình Phước: Giá nông sản tăng, nông dân phấn khởi

8-3-2011

Tại Bình Phước, nhiều loại nông sản như càphê, điều, tiêu... đang được bán với giá khá cao. Đặc biệt, giá điều thô lên tới 42.000 đồng/kg, mức cao kỷ lục từ trước đến nay, khiến nông dân rất phấn khởi. Điều này giúp bà con vơi bớt khó khăn trong hoàn cảnh giá nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm và vật tư nông nghiệp đang “phi mã”.