TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng vọt

Ngày đăng: 08 | 03 | 2011

Theo Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi, giá ngô hiện đang ở 7,4 – 7,5 triệu đồng/tấn, tương đương 356 – 361 USD/tấn, so với 6,7 triệu đồng/tấn hồi tháng 1 – trước khi lô hàng nhiễm côn trùng từ Ấn Độ bị phát hiện.

Giá ngô trong nước đã tăng 11% kể từ sau khi phát hiện lô hàng gần 50.000 tấn ngô và đậu tương nhập của Ấn Độ bị nhiễm mọt.
Theo Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi, giá ngô hiện đang ở 7,4 – 7,5 triệu đồng/tấn, tương đương 356 – 361 USD/tấn, so với 6,7 triệu đồng/tấn hồi tháng 1 – trước khi lô hàng nhiễm côn trùng từ Ấn Độ bị phát hiện.
Cũng theo Hiệp hội, giá thức ăn chăn nuôi hiện đang tăng theo phản ứng dây chuyền do biến động tỉ giá và thiếu nguyên liệu. Giá ngô tăng còn bởi nguồn cung trong nước thiếu do đang là giữa vụ.
Thức ăn chăn nuôi chiếm tới hơn 70% chi phí sản xuất của ngành chăn nuôi. Giá thức ăn chăn nuôi tăng sẽ khiến giá thực phẩm tăng, trong khi lương thực thực phẩm lại là mặt hàng chiếm gần 40% tỉ trọng trong rổ hàng hóa được sử dụng để tính lạm phát (CPI).
Tháng 2, tỉ lệ lạm phát của nước ta tính theo năm đã ở mức cao nhất trong 2 năm qua. Trong cuộc họp của văn phòng chính phủ tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: Kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ trọng tâm của chính phủ hiện nay.
Về lô hàng nhập từ Ấn Độ, Cục Bảo vệ Thực vật đã khẳng định 50.000 tấn ngô và đậu tương nhiễm mọt cần phải tái xuất trong giai đoạn từ ngày 10 – 20/3 cho dù các doanh nghiệp phản đối vì thiệt hại kinh tế lớn. Theo các doanh nghiệp, việc tái xuất lô hàng này sẽ gây khó khăn cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước do việc nhập ngô và đậu tương từ các quốc gia Nam Mỹ như Argentina hay Brazil sẽ phải mất tới 2 tháng mới về đến nơi.
Từ tháng 8/2010 đến nay, các lô hàng nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liên tục bị cơ quan kiểm dịch thực vật phát hiện nhiễm đối tượng dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I (nguy hiểm). Cụ thể, năm 2010, có 16 lô hàng nhập khẩu từ Ấn Độ nhiễm mọt TG với tổng khối lượng lên tới 27.600 tấn. Giữa tháng 1/2011, tiếp tục phát hiện thêm 45.800 tấn được nhập khẩu từ Ấn Độ nhiễm mọt TG. Trước thực tế này, Cục Bảo vệ thực vật đã báo cáo và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng ý áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng nhiễm mọt.
Năm nay, ngành thức ăn chăn nuôi trong nước dự kiến nhập 8,5 – 9 triệu tấn thức ăn chăn nguôi và nguyên liệu, tăng ít nhất 10,4% so với 7,7 triệu tấn nhập năm 2010. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chủ yếu là đậu tương, khô đậu tương, ngô và lúa mì, để đảm bảo mục tiêu đạt sản lượng 12 triệu tấn thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và 2,5 triệu tấn thức ăn ngành thuỷ sản.
Năm ngoái, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vào nước ta đạt 2,16 tỉ USD, tăng 22,4% so với năm 2009. Trong đó, nhập từ Ấn Độ chiếm 19% với 412 triệu USD.
AGROINFO – Theo Báo Công thương

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển kinh tế đồi rừng – Hướng làm ăn hiệu quả ở Lạng Sơn

8-3-2011

Phát triển kinh tế đồi rừng (KTĐR) đã và đang là hướng làm ăn hiệu quả của người dân "xứ Lạng" , một trong các tỉnh miền núi phía Bắc có trên 80% diện tích là đất lâm nghiệp, đồi rừng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông-lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa cũng chính là giải pháp để Lạng Sơn phát triển bền vững .

HSBC: Kinh tế Việt Nam chuyển biến tốt năm 2011

8-3-2011

Ngân hàng Anh HSBC vừa đưa ra những nhận định lạc quan về nền kinh tế Việt Nam và cho rằng nền kinh tế của Việt Nam sẽ chuyển biến theo chiều hướng tốt trong năm nay.

Bình Phước: Giá nông sản tăng, nông dân phấn khởi

8-3-2011

Tại Bình Phước, nhiều loại nông sản như càphê, điều, tiêu... đang được bán với giá khá cao. Đặc biệt, giá điều thô lên tới 42.000 đồng/kg, mức cao kỷ lục từ trước đến nay, khiến nông dân rất phấn khởi. Điều này giúp bà con vơi bớt khó khăn trong hoàn cảnh giá nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm và vật tư nông nghiệp đang “phi mã”.

Lúa, tôm đều "khát"

8-3-2011

Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau là 3 tỉnh có nhiều sông, rạch, kênh dẫn nước, kênh nội đồng và có các con sông chính như Quản lộ Phụng Hiệp (QLPH), sông Cái Lớn... Nhưng năm nào cũng vậy, trời dứt mưa là nhiều nơi lúa thiếu nước ngọt, tôm thì thiếu... nước mặn.

Phát triển nông nghiệp bền vững vùng khan hiếm nước

7-3-2011

Ninh Thuận và Bình Thuận là 2 tỉnh khô hạn nhất nước, lượng mưa trung bình từ 500-1.000mm/năm, nên đang xảy ra tình trạng hoang mạc hoá và sa mạc hoá ở nhiều nơi trong vùng, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến khó lường.

Cơ giới hóa đồng bộ, dịch vụ và liên kết trong sản xuất lúa

7-3-2011

Bên cạnh những mặt được của việc thực hiện những chính sách hỗ trợ cho công tác dồn điền, đổi thửa thì hiện nay đất sản xuất lúa của khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung và ngoại thành Hà Nội nói riêng vẫn còn rất manh mún.

Sức sống mới ở nông thôn Kinh Bắc

7-3-2011

Nếu như mục tiêu chung của cả nước đến năm 2015 sẽ có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới thì Bắc Ninh phấn đấu thực hiện cao gấp hơn 2 lần - khoảng 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới (NTM).

Đưa nông dân đến tận trường nghề

7-3-2011

Để đảm bảo nguồn nhân lực cho các nhà máy, khu công nghiệp, thay vì đào tạo ngắn hạn tại địa phương, Sở LĐTBXH Lào Cai đã mạnh dạn xin chỉ tiêu, hỗ trợ thêm kinh phí đưa nông dân đi học nghề ở trình độ trung cấp.

Đối phó với giá cả tăng cao: Lập hợp tác xã để giảm chi phí

7-3-2011

Những biến động của giá cả thị trường đã đẩy người trồng hoa ở thành phố Sơn La vào thế khó. Lập hợp tác xã (HTX) là giải pháp giúp họ phần nào vượt qua bão giá.

Phát triển thủy sản theo hướng công nghiệp hóa

7-3-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định số 333/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

Giảm thiểu tác hại của “bão” giá: Khẩn thiết trợ giá cho người nghèo

7-3-2011

Đó là ý kiến chung của các chuyên gia về giải pháp chống lạm phát trong năm nay, trước tác động của hàng loạt yếu tố đến người nghèo, người nông dân - những người chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Xây dựng Nhà máy gỗ công nghiệp có quy mô lớn nhất miền Bắc tại Vị Xuyên, Hà Giang

7-3-2011

Ngày 6/3, tại Khu công nghiệp Bình Vàng, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Lâm nghiệp Hà Giang (tên giao dịch là VIFOREX) đã khởi công xây dựng Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp với tổng vốn đầu tư 420 tỷ đồng.