TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giảm thiểu tác hại của “bão” giá: Khẩn thiết trợ giá cho người nghèo

Ngày đăng: 07 | 03 | 2011

Đó là ý kiến chung của các chuyên gia về giải pháp chống lạm phát trong năm nay, trước tác động của hàng loạt yếu tố đến người nghèo, người nông dân - những người chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Ông Đỗ Gia Phan - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng VN: Giúp người nghèo tăng thu nhập
Hiện nay, giá cả đã và đang tạo nên một mặt bằng mới, cao hơn mức sống của người nghèo, nông dân rất nhiều, thậm chí không phải là gấp đôi mà đã gấp 4-5 lần. Giá điện tăng vừa qua, dù người nghèo được hỗ trợ, song theo tôi đây cũng chưa phải là mức hỗ trợ nhiều.
Xăng dầu và nhiều mặt hàng thiết yếu với đời sống người dân cũng đã tăng lên mà không có sự hỗ trợ nào cho người nghèo, nông dân cả. Do vậy, để giảm thiểu những tác động xấu của lạm phát đến người nghèo, nông dân, Chính phủ cần có một chính sách để nâng cao thu nhập cho họ.
Ví dụ với những người hưởng lương, hưởng chế độ chính sách, người về hưu cũng phải được nâng lương. Hai là người nông dân bán sản phẩm cũng phải được hỗ trợ để bán được sản phẩm với giá tương xứng. Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân trong khâu trung gian mua bán, bảo quản, tiếp thị sản phẩm. Với giá đầu vào tăng như hiện nay, nếu không được hỗ trợ, nông dân khó có thể vượt qua khó khăn.
Cuối cùng, Chính phủ cũng có thể có các chính sách hỗ trợ thông qua doanh nghiệp để nâng lương, thu nhập cho những công nhân nghèo, cho người nông dân làm trong các nhà máy, xí nghiệp... bởi chỉ có nâng cao thu nhập thì người nghèo mới bớt khó khăn.
TS Nguyễn Minh Phong - Viện Kinh tế xã hội Hà Nội: Cần các giải pháp căn cơ
Trái ngược với mọi năm, năm nay sau Tết, giá cả, lạm phát lại leo thang, thậm chí còn mạnh hơn cả trước Tết Nguyên đán. Người dân có thu nhập khá đã khó khăn thì với nông dân, người nghèo sẽ còn khó khăn gấp bội.
Để hạn chế tác động xấu từ việc tăng giá các mặt hàng vừa qua, tôi cho rằng, Chính phủ cần phải có các giải pháp căn cơ hơn để bảo vệ người nghèo, người có thu nhập thấp. Tăng giá các mặt hàng cần phải đi kèm với việc đảm bảo các chính sách an sinh xã hội. Mức hỗ trợ của Chính phủ phải cụ thể và được thực thi hiệu quả.
Tôi cũng kiến nghị Chính phủ nên đảm bảo nhiều hơn sự liên thông của thị trường trong và ngoài nước khi mặt bằng giá mới đã và đang hình thành hiện nay. Ví dụ chúng ta không nên "ngăn chặn" thị trường vàng. Khi tăng tỷ giá chúng ta nên "mở cửa" cho thị trường nhập vàng thì sẽ không khiến giá vàng tăng vọt như hiện nay.
Hai là chúng ta cần có chính sách tăng cạnh tranh, mở cửa thị trường tự do hơn nữa. Ví dụ chúng ta có thể mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài cùng nhập khẩu xăng dầu. Hay điện cũng vậy, cần tiến tới thị trường cạnh tranh...
Chúng ta tăng giá các mặt hàng này mà vẫn để nó độc quyền thì việc tăng giá sẽ chỉ là tăng giá mà thôi và không thể giải quyết được các khó khăn và hệ lụy của nó đối với nền kinh tế và đời sống của người dân.
Ông Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế - giá cả: Phân biệt rõ đối tượng hưởng thụ
Giải pháp căn cơ nhất để hỗ trợ người nghèo, nông dân chính là Chính phủ cần phải kiểm soát được lạm phát, đưa giá cả giảm xuống bằng mọi giá trước đã. Bởi lạm phát đang là "cái thuế tàn nhẫn" đánh vào mọi người, đặc biệt là người nghèo. Tốt nhất là Chính phủ sớm cân đối được nền kinh tế vĩ mô; giảm bớt lạm phát bắt nguồn từ các yếu tố tăng giá các mặt hàng vừa qua.
Lạm phát, giá cả đã leo thang thì giải pháp để hỗ trợ người nghèo tốt hơn cả chỉ có thể là Chính phủ cần có chính sách trợ giá cho người nghèo, nông dân nghèo, mặc dù thực thi điều này không dễ.
Giá điện đã có chính sách hỗ trợ người nghèo song cần có sự phân biệt đối tượng để người nghèo thực sự được thụ hưởng chính sách này của Chính phủ, tránh bao cấp cho cả những người không nghèo. Hay Chính phủ có thể hỗ trợ ngư dân tiền xăng dầu. Hoặc trong sản xuất nông nghiệp, ngành nào Chính phủ khuyến khích thì cũng cần có các chính sách hỗ trợ các sản phẩm là đầu vào của ngành đó thật cụ thể. Chúng ta không thể có đủ tiền để hỗ trợ, trợ giá tất cả.
Do vậy, chính sách trợ giá của Chính phủ cần được phân cấp, nghiên cứu đối tượng hỗ trợ cụ thể. Đối tượng nào được hỗ trợ, ngành nào cần khuyến khích phải được làm một cách tỉ mỉ thì người nghèo mới thực sự được bao cấp bởi các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.
Ông Cù Chí Lợi - nguyên Viện phó Viện Kinh tế T.Ư: Hỗ trợ trực tiếp tới người dân
Năm nay, giá sẽ không còn dịu như những năm trước mà căng hơn, phức tạp hơn vì đối diện với hàng loạt bất ổn “tỷ giá, khan cung”. Vấn đề cấp thiết hiện nay là Nhà nước cần có biện pháp để an dân. Đó là một chương trình hỗ trợ cho người nghèo.
Hiện nay, người dân thu nhập trung bình đã phải lay lắt vì giá, muốn người nghèo sống được, Chính phủ sẽ phải đưa ra những chiến lược, chính sách cụ thể nhưng chính sách nào cũng phải hỗ trợ một cách trực tiếp tới người dân nghèo.
Chính phủ phát đi thông điệp kiên quyết chống lạm phát nhưng phải kèm với những hoạt động cụ thể. Người dân nghèo, thậm chí người có thu nhập trung bình cần phải được ưu tiên, chỉ hỗ trợ giá điện thì chưa đủ.
Tập trung sức cao nhất kiềm chế lạm phát
Tại Nghị quyết 13 ban hành ngày 4.3, Chính phủ nêu rõ: Hiện kinh tế trong nước đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn: Giá dầu thô, giá một số nguyên vật liệu cơ bản, giá lương thực, thực phẩm trên thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh... Để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phươngkhẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, triển khai thực hiện có hiệu quả 2 Nghị quyết số 02 và 11/NQ-CP, tập trung sức cao nhất vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
 
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay
 

NỘI DUNG KHÁC

Xây dựng Nhà máy gỗ công nghiệp có quy mô lớn nhất miền Bắc tại Vị Xuyên, Hà Giang

7-3-2011

Ngày 6/3, tại Khu công nghiệp Bình Vàng, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Lâm nghiệp Hà Giang (tên giao dịch là VIFOREX) đã khởi công xây dựng Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp với tổng vốn đầu tư 420 tỷ đồng.

Lý thuyết “hai cao” - chính sách giá và thu nhập

7-3-2011

NNVN vừa nhận được bài viết của ông Dhanin Chearavanont, Chủ tịch Tập đoàn C.P Thái Lan phân tích những vấn đề đặt ra xung quanh việc giá nông sản đang tăng cao trên thế giới. Theo thuyết “hai cao” của ông Dhanin Chearavanont thì giá nông sản cao chưa hẳn là thách thức, ngược lại nó còn là cơ hội lớn cho những quốc gia nông nghiệp như Việt Nam và Thái Lan.

Hộ nghèo tham gia Bảo hiểm Nông nghiệp: Được hỗ trợ 100% phí

4-3-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 – 2013.

Cần Thơ: Đẩy mạnh sản xuất lúa giống 3 cấp

4-3-2011

Lúa gạo là mặt hàng có lợi thế của ĐBSCL. Nhằm phát huy những lợi thế sẵn có, TP Cần Thơ với vị trí trung tâm vùng, có nguồn nhân lực, sự hỗ trợ kỹ thuật từ Viện lúa ĐBSCL, Trường ĐH Cần Thơ và đặc biệt có vùng sản xuất lúa sản lượng hàng năm hơn 1,1 triệu tấn, góp phần xuất khẩu 500-600 ngàn tấn gạo.

Sốt giống cá tra

4-3-2011

Do giá cá tra trong thời gian vừa qua liên tục đứng ở mức cao, hấp dẫn người nuôi nên giá con giống đã tăng theo, nguồn cung khan hiếm cũng góp phần tạo nên cơn sốt giá.

Chuyển đổi các mô hình nông nghiệp ở huyện Thạch Thất: Vướng vì khó dồn điền, đổi thửa

4-3-2011

Hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Thạch Thất còn rất ít, nên chủ trương của huyện là chuyển đổi sang xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện địa phương đang vấp phải những khó khăn như hạ tầng cơ sở kém, tích tụ ruộng đất chậm…

Đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU : Nhìn từ những cơ hội và thách thức

3-3-2011

Trong thời gian tới đây, VN đang có kế hoạch đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU) – bao gồm 27 nước thành viên. Với tính chất là cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu của các bên tham gia (ví như loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ, các vấn đề về hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá…), nếu được ký kết, VN-EU FTA chắc chắn sẽ có tác động rất lớn đến triển vọng kinh doanh của các ngành và nền kinh tế của VN bởi EU là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của nước ta.

Đồng bằng sông Cửu Long: Đẩy mạnh sản xuất lúa năm 2011

3-3-2011

Theo Bộ NN và PTNT, tính đến thời điểm hiện nay diện tích gieo sạ vụ đông xuân tại đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 700 nghìn ha. Tuy nhiên, theo dự báo sẽ có một số khó khăn xảy ra vào cuối vụ đông xuân 2010 - 2011 như một số diện tích có khả năng không đủ nước ngọt tới cuối vụ, xâm nhập mặn, tập trung ở các nơi cuối nguồn nước ngọt.

Cần đầu tư xứng tầm cho cây café

3-3-2011

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng, dự thảo quy hoạch phát triển cây café đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 sẽ sớm được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Với quy hoạch này, cây café sẽ có cơ hội được đầu tư xứng tầm để đón đầu nhu cầu sử dụng café thế giới ngày càng lớn…

Đảm bảo chính sách cho người nghèo

3-3-2011

Tại cuộc họp báo chiều 2-3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu Chính phủ đặt ra là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Mục tiêu tăng trưởng không còn là số 1.

Hiệu quả từ mô hình "Cánh đồng mẫu" ở Sóc Trăng

2-3-2011

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng thì trong thời gian tới, cần xây dựng và nhân rộng phong trào thực hiện “ Cánh đồng mẫu” ở Sóc Trăng theo hướng hiện đại, ứng dụng các giải pháp tiến bộ kỹ thuật mới để hướng đến hiện đại hóa sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đổi mới tư duy làm nông thôn mới

2-3-2011

Phóng viên NTNN đã phỏng vấn ông Tăng Minh Lộc- Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) về kế hoạch, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) sẽ triển khai trong năm 2011.