TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cần đầu tư xứng tầm cho cây café

Ngày đăng: 03 | 03 | 2011

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng, dự thảo quy hoạch phát triển cây café đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 sẽ sớm được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Với quy hoạch này, cây café sẽ có cơ hội được đầu tư xứng tầm để đón đầu nhu cầu sử dụng café thế giới ngày càng lớn…

Giá café những ngày qua luôn cao ngất ngưởng (trên dới 56 triệu đồng/tấn, gấp đôi năm 2010), đang tạo khí thế hừng hực cho hàng trăm doanh nghiệp, hàng triệu nông dân vùng Tay Nguyên và Nam Trung Bộ, điều này hẳn ai cũng biết. Nhưng nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng, Dù ngành café Việt nam có lịch sử tới 154 năm, đông thời là nước có sản lượng café xuất khẩu đứng thứ hai thế giới (sau Braxin), đứng số một thế giới về xuất khẩu café Robusta (café vối) và thu về ngoại tệ rất lớn chỉ sau lúa gạo (trên dưới 2 tỷ USD/năm). Vậy mà đến giờ nó vẫn chưa có được quy hoạch phát triển do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo TS Hoàng Quốc Tuấn – Gián đốc Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam), cũng vì thiếu quy hoạch nên ngành café Việt Nam có tăng trưởng cao nhưng lại thiếu ổn định và bền vững, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước biến động của khí hậu, thời tiết, sâu bệnh và thị trường. Ngành hàng này cũng không được quan tâm nhiều đến chỉ tiêu chất lượng, chi phí sản xuất tăng cao làm giảm mạnh sức cạnh tranh; đồng thời chuỗi giá trị ngành hàng café từ sản xuất – thu mua – chế biến – bảo quản đến tiêu thụ chưa có sự gắn kết chặt chẽ… Đứng trươc nhu cầu cần phải có sự đột phá trong khâu chính sách, quy hoạch để từ đó đầu tư xứng đáng cho ngành hàng quan trọng này, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã có ý kiến giao cho Bộ NN&PTNT chủ tri xây dựng chương trình “Quy hoạch phát triển ngành café Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”.
Ông Hoàng Quốc Tuấn cho biết, Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp được Bộ NN&PTNT giao cho nhiệm vụ trên và hiện cơ bản nội dung đã được Trung tâm hoàn tất. Theo đó, đến năm 2020, tổng diện tích trồng café của Việt Nam sẽ là 500.00 ha, năng suất 2,3 tấn/ha, sán lượng 1,11 triệu tấn. Tổng công suất thiết kế các cơ sở chế biến café tiêu dùng (café bột, hòa tan, 3in1) đạt 110.000 – 115.000 tấn sản phẩm/năm. Tổng giá trị sản lượng các sản phẩm café (café nhân xuất khẩu và tiêu dùng) theo gia dự báo đạt 45.000 – 48.000 tỷ đồng. Xuất khẩu (café nhân và sản phẩm café tiêu dùng) đạt 2,1 – 2,2 ty USD.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đầu ngành café cho rằng, Việt nam có tiềm năng rất lớn để có thể thay đổi một số chỉ tiêu như bản quy hoạch nêu. Cụ thể, theo ông Đoàn Đình Thiêm – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Café Việt Nam thì: “Chúng tôi qua Châu Âu thì toàn thấy café Việt Nam đóng bao được họ nhập về, sau đó chế biến mang thương hiệu của họ và bán với giá rất cao. Vậy tại sao ta không đẩy mạnh sản phẩm café chế biến sâu để tạo giá trị gia tăng, tại thương hiệu như họ?”. Về vắn đề này, ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hôi café – cacao Việt Nam cho rằng, thị trường cho café chế biến của Việt Nam sắp tới sẽ là Trung Quốc và các nước Asean. “Đây là một thị trường vô cùng tiềm năng vì giới trẻ của các nước kinh tế mới nổi này có xu hướng sử dụng café rất lớn, trong khi thị trường Châu Âu và Mỹ đã bão hòa” – Ông Tự nói.
Về vấn đề năng suất café, ông Nguyễn Văn Trương – Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty café Việt Nam nhận định, bản quy hoạch cần phải đạt mục tiêu cao hơn nữa mới xứng đáng với tiềm năng. “Hiện Việt Nam có nhiều giống mới cho năng suất 3 – 4 tấn/ha, vậy tại sao chỉ đăt mục tiêu đến 2020 năng suất có 2,3 tấn/ha thôi?”. Liên quan đến những băn khoăn về nguồn vốn lên tới 15.000 tỷ đồng để tái canh gần 180.000 ha diện tích café già cỗi, nâng cấp hệ thông thủy lợi, giao thông, điện…, ông Lương Văn Tự đề xuất, ngoài nguồn kinh phí của Nhà nước, Việt Nam nên có chính sách thu phí xuất khẩu (có thể 10 USD/tấn), nếu giá café trên thị trường thế giới từ 1.800 – 1.900 USD/tấn trở lên. “Làm điều này, ngành café Việt nam sẽ có khoảng 10 triệu USD/năm để tái đầu tư và phát triển một cách thực sự bài bản và bền vững” – Ông Tự nói.
Riêng về vấn đề thị trường, một số chuyên gia cũng dẫn nguồn nghiên cứu quốc tê khẳng định, trong 10 năm tới, tiêu dùng thế giới sẽ tăng thêm 30 triệu bao (130 triệu bao lên 160 triệu bao), vì thế sẽ là cơ hội tốt nếu ngành café Việt Nam biết phát huy lợi thế của mình. Đặc biệt, loại café chè (Arabica) được trồng chủ yếu của Braxin, Colombia… đang có giá rất cao (5.580 USD/tấn), trong khi đó café vối (Robusta) được trồng tại Việt Nam có giá chưa đạt phân nửa (khoảng 2.400 USD/tấn). Vì thế,định hướng quy hoạch cũng được các chuyên gia lưu ý phải đẩy mạnh phát triển diện tích trồng café Arabica, đặc biệt là ở Lâm Đồng, Sơn La, Lào Cai, Điện Biên – nơi có độ cao và khí hậu phù hợp với loại cây này.

Agroinfo - Theo Báo NNVN
Nguồn: Báo NNVN - số 44 ngày 03.03.2011

NỘI DUNG KHÁC

Đảm bảo chính sách cho người nghèo

3-3-2011

Tại cuộc họp báo chiều 2-3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu Chính phủ đặt ra là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Mục tiêu tăng trưởng không còn là số 1.

Hiệu quả từ mô hình "Cánh đồng mẫu" ở Sóc Trăng

2-3-2011

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng thì trong thời gian tới, cần xây dựng và nhân rộng phong trào thực hiện “ Cánh đồng mẫu” ở Sóc Trăng theo hướng hiện đại, ứng dụng các giải pháp tiến bộ kỹ thuật mới để hướng đến hiện đại hóa sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đổi mới tư duy làm nông thôn mới

2-3-2011

Phóng viên NTNN đã phỏng vấn ông Tăng Minh Lộc- Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) về kế hoạch, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) sẽ triển khai trong năm 2011.

Giá hàng hóa tăng phi mã

2-3-2011

Từ 1.3, hầu hết các loại hàng hóa thiết yếu đã đồng loạt tăng giá do chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá, việc tăng giá điện, xăng, dầu trước đó.

Xây dựng nông thôn mới ở Bình Chánh

2-3-2011

Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống nông dân không ngừng nâng cao. Đó là điều đáng mừng ỡ một xã thuần nông Bình Chánh huyện Châu Phú, An Giang.

Giá ngũ cốc còn tăng đến tháng 10

2-3-2011

Thị trường ngô, đậu nành và lúa mì trên thế giới đã tăng liên tục trong suốt 6 tháng qua, do thông tin Mỹ chuẩn bị thắt chặt nguồn cung các mặt hàng này và hạn chế xuất khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá lúa mì xuất khẩu đã chạm ngưỡn kỷ lục trong phiên giao dịch trung tâm tháng hai, tăng 67% chỉ trong vòng 4 tuần. Và các nhà xuát khẩu Mỹ vừa giao 165.000 tấn đậu nành cho các nhà nhập khẩu Trung Quốc.

SẢN PHẨM CỦA VIỆN

2-3-2011

SẢN PHẨM CỦA VIỆN

Thời tiết đang tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

2-3-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tháng 2 sản xuất nông nghiệp miền Bắc tập trung chủ yếu vào việc gieo cấy lúa đông xuân trong thời tiết chuyển biến tương đối thuận lợi. Tính đến trung tuần tháng 2 toàn miền Bắc đã gieo cấy được 673,9 ngàn ha, bằng 76,2% so với cùng kỳ. Các tỉnh miền Nam đến thời điểm cuối tháng 2 cũng đã cơ bản kết thúc việc gieo cấy lúa đông xuân, trà lúa sớm đã bắt đầu cho thu hoạch.

Đến lượt thuốc BVTV tăng giá

2-3-2011

Hôm qua (1/3), gần như tất cả các sản phẩm thuốc BVTV của các DN đưa xuống đại lý đều có quyết định tăng giá. Đây là mặt hàng lâu nay vẫn được đánh giá tăng chậm nhất so với các mặt hàng khác trong ngành vật tư NN...

Điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ: Ngành chăn nuôi đã khó càng thêm khó

2-3-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, hàng năm, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông sản, vật tư nông nghiệp của nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ (cụ thể là đồng USD) đối với Việt Nam đồng đã không nhỏ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân.

Nhiễu loạn thông tin giá café

1-3-2011

Chưa bao giờ thông tin liên quan đến mặt hàng café lại nóng hổi như mùa vụ này khi giá café Robusta mấy ngày qua đã đạt mức kỷ lục trong lịch sử. Đây là giá thực hay ảo? Xuất hàng bán hay “găm hàng” đợi tăng giá? Một cuộc chiến về thông tin đang diễn ra nóng bỏng y hệt biểu đồ lên xuống của giá café…

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta

1-3-2011

TCCS - Trong lãnh đạo cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng nông thôn. Nhưng với Nghị quyết số 26-NĐ/TW và Bộ tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ ban hành, vấn đề xây dựng nông thôn mới lần đầu tiên được đề cập một cách cơ bản, toàn diện và sâu sắc, đáp ứng mong muốn của nhân dân và yêu cầu chiến lược xây dựng đất nước cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.