TIN TỨC-SỰ KIỆN

Điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ: Ngành chăn nuôi đã khó càng thêm khó

Ngày đăng: 02 | 03 | 2011

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, hàng năm, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông sản, vật tư nông nghiệp của nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ (cụ thể là đồng USD) đối với Việt Nam đồng đã không nhỏ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân.

Chăn nuôi khó khăn
Một khu nuôi gà của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Công ở An Châu 2, phường Mỏ Chè (Sông Công-Thái Nguyên).
Chăn nuôi luôn có vai trò quan trọng khi chiếm 27-28% tổng giá trị trong ngành nông nghiệp nước ta. Tăng trưởng của lĩnh vực này từ năm 2001-2009 luôn ở mức 7-8%. Hiện thức ăn đóng vai trò quan trọng và là nhân tố quyết định tới giá thành sản xuất tính trên đơn vị sản phẩm chăn nuôi.
Theo ông Nguyễn Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, trong khối vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi (TĂCN) là nhóm mặt hàng chịu tác động mạnh nhất của việc tăng tỷ giá. Để sản xuất ra TĂCN thành phẩm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu, trong đó, đậu tương, khô dầu phải nhập 90-95%; chất khoáng, vitamin, tạo mùi, tỷ lệ nhập khẩu lên đến 100%; ngô cũng phải nhập tới hơn 50%. Bởi vậy, việc tăng tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp tới TĂCN thành phẩm và không ai khác nông dân sẽ là đối tượng phải gánh chịu.
Năm 2010, tổng giá trị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi lên tới 2,68 tỷ USD với số lượng 7,77 triệu tấn nguyên liệu. Dự kiến năm 2011, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu chế biến TĂCN sẽ tăng đến 3 tỷ USD. Chỉ vài tháng qua, giá nguyên liệu nhập khẩu đã liên tục tăng: ngô từ 240USD/tấn lên 270-280 USD/tấn; khô dầu, đậu tương từ 420 USD/tấn lên 450 USD/tấn. Đây chính là nguyên nhân khiến giá TĂCN tăng liên tục từ đầu năm đến nay.
Ông Nguyễn Hồng Văn, Phó tổng giám đốc Công ty Charaoen Pokphand cho biết, việc Ngân hàng Nhà nước đưa tỷ giá Việt Nam đồng/USD lên sát với thị trường tự do nhằm mục đích hạn chế hoạt động mua bán USD ở chợ đen sẽ khiến chi phí đầu vào tăng theo, chưa kể lãi suất vay ngân hàng quá cao như hiện nay (khoảng 17-20%/năm) thì giá TĂCN tăng không có gì là lạ. Việc tăng giá này sẽ liên tục tạo những đợt sóng trong thời gian không xa, tùy theo khả năng dự trữ nguyên liệu của từng doanh nghiệp.
“Nước lên, thuyền lên”?
Nói về hệ quả sự tác động của tỷ giá USD đối với Việt Nam đồng, ông Lịch dẫn chứng, năm 2010, giá thịt lợn hơi, cá tra, gà... xuống thấp trong 8 tháng đầu năm, nên người chăn nuôi không có lãi. Tới tháng 10-11, giá mặt hàng thực phẩm lại tiếp tục nhảy múa, đồng thời giá thức ăn gia súc, gia cầm cũng tăng theo. Đó là hậu quả chung cho sự lên xuống thất thường của đồng USD, giá vàng.
Trong chuỗi sản xuất của ngành chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm 70% giá thành
 
Trong khi đó, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng, tăng tỷ giá khiến giá các loại thức ăn nhập khẩu tăng cao, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra mặt bằng giá mới trong chăn nuôi. Khi ấy, “nước lên thuyền lên”, chi phí đầu vào tăng sẽ bắt buộc đầu ra tăng, đây cũng là điều tất nhiên.
Song theo ông Lịch, thực tế trên sinh ra lạm phát thực phẩm. Trong chuỗi sản xuất của ngành chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành, khi giá thành tăng buộc phải tăng giá bán ra thị trường. Nhưng người chăn nuôi không thể tăng giá mãi, bởi nếu tăng quá cao, người tiêu dùng sẵn sàng quay lưng lại với ngành chăn nuôi trong nước, mua thịt đông lạnh nhập khẩu với giá rẻ hơn.
TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) cũng cho rằng, tỷ giá theo hướng tăng suốt ba năm qua, về lý thuyết có lợi cho xuất khẩu. Nhưng với ngành nông nghiệp, giá trị gia tăng thu được từ hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng như gạo, điều, cá tra, tôm lại giảm đáng kể. Nguyên nhân là do sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu ngày càng cao. Chính vì vậy, việc tăng tỷ giá lần này sẽ khiến cho nông dân gặp nhiều khó khăn hơn.
Còn với ông Văn, với mức tăng này, nếu như mỗi tháng trước đây, chi phí cho nguyên liệu trung bình là 5 tỷ đồng thì giờ nhảy lên khoảng 5,5 tỷ đồng. Việc trượt giá này sẽ khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Để có thể cầm cự và phát triển, về lâu dài, ngoài việc “thắt lưng buộc bụng” để tiết kiệm, các doanh nghiệp không có lựa chọn nào khác là phải tìm nguồn nguyên liệu trong nước để thay thế.
“Thực hiện định hướng phát triển chăn nuôi thời kỳ 2008-2015 và tầm nhìn đến 2020, nhu cầu phát triển chăn nuôi rất lớn. Nếu không có chính sách đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thỏa đáng thì việc sử dụng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ nước ngoài với số lượng lớn sẽ trở thành hiện thực. Vì vậy, thiết nghĩ phải có chính sách mạnh cho chăn nuôi, đặc biệt là xây dựng vùng nguyên liệu để đảm bảo cho sản xuất TĂCN không phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu”, ông Lịch nói.

Agroinfo - Theo Báo KTNT

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/2/27274.html

NỘI DUNG KHÁC

Nhiễu loạn thông tin giá café

1-3-2011

Chưa bao giờ thông tin liên quan đến mặt hàng café lại nóng hổi như mùa vụ này khi giá café Robusta mấy ngày qua đã đạt mức kỷ lục trong lịch sử. Đây là giá thực hay ảo? Xuất hàng bán hay “găm hàng” đợi tăng giá? Một cuộc chiến về thông tin đang diễn ra nóng bỏng y hệt biểu đồ lên xuống của giá café…

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta

1-3-2011

TCCS - Trong lãnh đạo cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng nông thôn. Nhưng với Nghị quyết số 26-NĐ/TW và Bộ tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ ban hành, vấn đề xây dựng nông thôn mới lần đầu tiên được đề cập một cách cơ bản, toàn diện và sâu sắc, đáp ứng mong muốn của nhân dân và yêu cầu chiến lược xây dựng đất nước cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nông dân được bảo hiểm "hạn hán"

1-3-2011

Đầu năm nay, Cty Cổ phần Bảo Minh đã triểm khai thí điểm tại Đăk Lăk sản phẩm bảo hiểm (BH) gián đoạn kinh doanh nông nghiệp theo chỉ số (gọi tắt là BH hạn hán). Theo đó, giữa doanh nghiệp và nông dân sẽ thống nhất với nhau một “ngưỡng hạn”- là lượng mưa nhất định đo được tại các trạm đo mưa trong vùng BH. Trong suốt thời hạn BH (31/3 đến 10/5), mà lượng mưa bằng hoặc thấp hơn ngưỡng hạn nông dân sẽ được bồi thường.

Xây dựng NTM từ dồn điền đổi thửa

1-3-2011

"Để xây dựng NTM thành công phải đưa cả hệ thống chính trị vào cuộc, đẩy mạnh tuyên truyền từ cấp ủy; đặc biệt là trưởng thôn có vai trò rất quan trọng vận động bà con, tạo sự đồng thuận", ông Đặng Văn Nhân, Bí thư Đảng ủy xã Đa Tốn nói.

Hộ kinh doanh cá thể sẽ được đánh giá năng lực cạnh tranh

1-3-2011

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard), tính đến giữa năm 2010, cả nước có khoảng 2,3 triệu hộ và tổ chức kinh doanh cá thể (PFI), tạo việc làm cho 11 triệu lao động và đóng góp khoảng 20% GDP cả nước.

Góp ý sửa đổi Luật Đất đai: Chưa "chạm" đến vấn đề lớn

1-3-2011

Việc tổng kết và lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2003 là một cơ hội để các địa phương đóng góp ý kiến, kiến nghị khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, tại hội nghị mới đây được tổ chức ở Thái Nguyên và Phú Thọ, phần lớn các ý kiến chỉ dừng lại ở những vướng mắc, tồn tại mang tính sự vụ, cụ thể. Trong khi đó, hàng loạt vấn đề lớn được dư luận quan tâm như xóa bỏ hoặc nới rộng hạn điền, tích tụ đất đai...lại không thấy đề cập.

Người trồng cà phê có nguy cơ trắng tay

28-2-2011

Người dân trồng cà phê Tây Nguyên đang phải gánh chịu 2 đợt đại hạn: hạn thiếu xăng dầu hạn gây thiếu nước trầm trọng, tác động xấu đến năng suất và chất lượng cà phê niên vụ 2011 và những năm tiếp theo.

Hộ kinh doanh cá thể ở nông thôn: "Xây dựng bộ chỉ số để tăng năng lực cạnh tranh"

28-2-2011

Ngày 25/2/2011, Viện Chiến lược chính sách nông nghiệp nông thôn (Ipsard) đã tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng “Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI)” tại khu vực nông thôn.

Nông nghiệp Việt Nam 65 năm xây dựng và phát triển

28-2-2011

Năm 2010 là năm kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông với nhiệm vụ chăm lo phát triển ngành nông lâm nghiệp của nước nhà. Bác đã nói trong cuộc Họp Hội đồng Chính phủ ngày 14-11-1945: Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp, 95% dân số Việt Nam sống về đồng ruộng. Muốn giải quyết vấn đề canh nông vừa về phương diện xã hội, vừa về phương diện chuyên môn, cần phải có một cơ quan tối cao.

Xây dựng nông thôn mới từ phong trào "Mỗi làng một sản phẩm"

28-2-2011

Hiện cả nước có hơn 2.700 làng nghề, sử dụng gần 30% lực lượng lao động ở nông thôn, tuy nhiên, kết quả phát triển làng nghề chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của yêu cầu phát triển. Từ thành công của phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm" trên thế giới, Việt Nam đang thực hiện chương trình "Mỗi làng một nghề" có mục đích thúc đẩy phát triển các làng nghề theo hướng chuyên nghiệp, khuyến khích người dân trong việc tận dụng nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng và bảo tồn các làng nghề truyền thống. Cơ hội tạo sức cạnh tranh của các sản phẩm truyền thống trên thị trường Việt Nam và thế giới đang phải được song hành và gắn kết với việc phát triển nông thôn mới ở các làng nghề.

Kinh tế hộ gia đình lần đầu được nghiên cứu

28-2-2011

“Thị trường nông thôn đang bị “bỏ ngỏ”, các doanh nghiệp trong nước thì “chê” vì sức mua kém. Vậy tại sao không phát triển tốt kinh tế hộ gia đình?”.

Sẽ có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện

28-2-2011

Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) cho hay, Viện này đang xây dựng Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI). Theo đó, IPSARD sẽ đánh giá cả năng lực cạnh tranh cấp huyện về chỉ số PFI.