TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xây dựng NTM từ dồn điền đổi thửa

Ngày đăng: 01 | 03 | 2011

"Để xây dựng NTM thành công phải đưa cả hệ thống chính trị vào cuộc, đẩy mạnh tuyên truyền từ cấp ủy; đặc biệt là trưởng thôn có vai trò rất quan trọng vận động bà con, tạo sự đồng thuận", ông Đặng Văn Nhân, Bí thư Đảng ủy xã Đa Tốn nói.

Dồn điền đổi thửa
Hơn chục năm trước tôi đã có dịp về xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) viết về vùng chuyên canh củ ấu. Khi đó ông Đặng Văn Nhân, Bí thư Đảng ủy xã còn đang làm Chủ nhiệm HTXNN. Ông Nhân vốn tính năng động, dám nghĩ dám làm; nghe đâu có cây con giống mới là ông đưa về cho xã viên sản xuất. Vì thế mà lúc đó Đa Tốn trở thành vùng chuyên canh củ ấu lớn nhất huyện. Ông cũng là người mạnh dạn “xúi” xã viên dồn ruộng đổi cho nhau để dễ bề canh tác.
Một góc NTM
 
Ông kể phong trào dồn điền đổi thửa trong xã dấy lên từ năm 2003. Thời điểm ấy có một gia đình chuyển 3 sào đất trồng lúa làm trang trại trồng nấm. Do diện tích hẹp gia đình đó vận động hộ bên cạnh đổi ruộng cho, dồn lại gần 1 mẫu đất để mở rộng nông trang. Thấy sản xuất nấm hiệu quả, bà con xã viên tự đổi ruộng cho nhau làm trang trại theo mô hình VAC khép kín. Chỉ sau thời gian ngắn toàn xã dồn điền đổi thửa thành 61 trang trại vừa và nhỏ, chiếm 131/477 ha đất nông nghiệp.
Nhờ dồn điền đổi thửa bà con đã tiếp cận cơ giới hóa vào sản xuất. Nhìn cánh đồng xã bây giờ không còn những bờ vùng, bờ thửa chằng chịt, mà đã là cánh đồng “cò bay mỏi cánh cũng không thấy bờ”. Một nông dân cho biết, giờ đây phá hết các bờ ruộng ra, trước hết là được lợi vì không mất diện tích làm bờ, trồng thêm được mấy hàng lúa, đồng thời không phải mất công làm cỏ bờ. Dẫn tôi đi thăm đồng, ông Lê Thanh Phương, Phó Chủ nhiệm HTXNN Đa Tốn phấn khởi cho biết, bắt đầu từ vụ ĐX năm nay, 250 ha đất trồng lúa của xã viên đều tiến hành sản xuất chung, triển khai mô hình cơ giới hóa đồng loạt từ khâu đầu tới khâu cuối. Mặc dù đã thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp từ nhiều năm nay nhưng đây là lần đầu tiên HTX triển khai sử dụng đồng loạt các loại máy móc từ làm đất tới gặt đập nhằm giải phóng tối đa sức lao động của nông dân.
“Cả cánh đồng rộng lớn đều cấy một giống lúa, cùng gieo trồng một thời điểm, như vậy máy gặt đập liên hợp sẽ hoạt động được. Không như trước kia, mỗi nhà trồng một giống, nhà trồng sớm, nhà cấy lúa muộn nên khi ruộng lúa chín nằm giữa các ruộng còn xanh thì không thể đưa máy gặt vào được. Các hộ tham gia mô hình còn được hỗ trợ kinh phí mua máy làm đất và gieo sạ, phun thuốc trừ cỏ, máy gặt đập liên hợp, giống và vật tư nông nghiệp”, ông Phương nói.
Theo bà con xã viên thì cấy bằng phương pháp thủ công truyền thống có giá dao động từ 150-200.000 đồng/sào mà rất khó thuê nhân công cấy cho kịp khung thời vụ. Nay dùng máy gieo sạ chỉ chi phí hết khoảng 40.000 đồng/sào… Các khâu dịch vụ kỹ thuật từ ngâm ủ giống, gieo sạ, phun thuốc trừ cỏ đến tưới tiêu, và thu hoạch đều được HTX đảm nhiệm. Cũng theo ông Phương, tất cả các khâu sản xuất lúa của xã sẽ được cơ giới tới 80%, chi phí sản xuất giảm từ 5 - 5,5 triệu đồng/ha, trong khi năng suất lúa dự kiến sẽ tăng 15-20%. 
Trưởng thôn giữ vai trò quan trọng
Bí thư Đảng ủy xã Đặng Văn Nhân hồ hởi nói về phong trào xây dựng NTM như thế này: “Không phải bây giờ chúng tôi mới làm NTM mà từ khi dồn điền đổi thửa xong (năm 2003), xã phát động nhiều phong trào thi đua SX, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, cải tạo đường làng ngõ xóm phong quang sạch đẹp… Trước khi được huyện chọn làm xã điểm NTM, Đa Tốn đã cơ bản đạt được 8 tiêu chí NTM như xóa sổ hộ nghèo, xây dựng được hình thức tổ chức SX mới, có điểm bưu điện văn hóa, y tế đạt chuẩn, hoàn thiện nhà ở khu dân cư, cải thiện đời sống văn hóa…”
Ông Bí thư xã cũng khẳng định quyết tâm đến 2013 phải xây dựng xong nhà văn hóa xã. Bởi đất nông thôn đang chật dần, nhà văn hóa sẽ là điểm sinh hoạt cộng đồng, hội họp, cưới hỏi, tiệc tùng của các dòng họ… Để xây dựng NTM thành công, theo ông Nhân phải đưa cả hệ thống chính trị vào cuộc, đẩy mạnh tuyên truyền từ cấp ủy; đặc biệt là trưởng thôn có vai trò rất quan trọng vận động bà con, tạo sự đồng thuận…
Theo ông Nhân, năm 2010 Đa Tốn là 1 trong 11 xã của huyện Gia Lâm (toàn huyện có 21 xã, thị trấn) được chọn xây dựng mô hình NTM. Hiện đề án NTM giai đoạn 2010-2015 đã xây dựng xong đang chờ cấp trên phê duyệt với tổng kinh phí dự toán khoảng 200 tỷ đồng, trong đó dân sẽ đóng góp 10% (khoảng 20 tỷ). Ông Nhân khẳng định: “Còn 11 tiêu chí chúng tôi sẽ phấn đấu về đích trước 2 năm (tức hết năm 2013) hoàn thành. Việc làm trước mắt là xây dựng xong toàn bộ đường giao thông nông thôn, kinh phí chủ yếu do dân đóng góp. Thứ hai là giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Hiện thu nhập bình quân đầu người mới đạt 16 triệu đồng/người/năm, phấn đấu đến 2013 sẽ tăng lên 21-22 triệu/người theo tiêu chí. Thứ ba là giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường sông Cầy Bây. Đoạn sông này qua xã dài khoảng 3 km đang ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Việc tiếp theo là mở rộng chợ, xây dựng nhà văn hóa xã…”.
 
Ông Nhân cho rằng trong quá trình xây dựng NTM khó khăn nhất là phần vốn đóng góp đối ứng của nhân dân (khoảng 20 tỷ) làm giao thông nông thôn. Đa Tốn có 5 làng theo kiến trúc truyền thống, đường xá hẹp lại ngoằn ngèo. Xây dựng NTM thì đường phải rộng hơn, vận động các hộ lùi 50 cm đất mặt tiền để làm đường là rất khó.

Theo quy hoạch đến 2015 hầu như diện tích đất nông nghiệp trong xã nhường chỗ cho khu đô thị và công nghiệp. Việc đào tạo nghề cho nông dân mất đất cũng là vấn đề nan giải. “Cách đây 5 năm toàn xã có 50 lò gốm thủ công, chuyên SX mặt hàng đơn giản là con tiện xây dựng. Nhưng rồi đầu ra không có nên nhiều lò phải giải thể, khiến nhiều lao động mất việc. Xã đã mời 1 số đơn vị về dạy nghề mới cho thanh niên qua lớp học ngắn ngày (không được cấp chứng chỉ nghề), song việc đào tạo chưa “ra ngô ra khoai”. Thanh niên bí việc lại đổ sang làm thuê bên Bát Tràng. Vì thế xây dựng NTM đào tạo nghề phải bài bản”, ông Nhân giãi bày.

Agroinfo - Theo Báo NNVN

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/135/135/135/73136/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Hộ kinh doanh cá thể sẽ được đánh giá năng lực cạnh tranh

1-3-2011

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard), tính đến giữa năm 2010, cả nước có khoảng 2,3 triệu hộ và tổ chức kinh doanh cá thể (PFI), tạo việc làm cho 11 triệu lao động và đóng góp khoảng 20% GDP cả nước.

Góp ý sửa đổi Luật Đất đai: Chưa "chạm" đến vấn đề lớn

1-3-2011

Việc tổng kết và lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2003 là một cơ hội để các địa phương đóng góp ý kiến, kiến nghị khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, tại hội nghị mới đây được tổ chức ở Thái Nguyên và Phú Thọ, phần lớn các ý kiến chỉ dừng lại ở những vướng mắc, tồn tại mang tính sự vụ, cụ thể. Trong khi đó, hàng loạt vấn đề lớn được dư luận quan tâm như xóa bỏ hoặc nới rộng hạn điền, tích tụ đất đai...lại không thấy đề cập.

Người trồng cà phê có nguy cơ trắng tay

28-2-2011

Người dân trồng cà phê Tây Nguyên đang phải gánh chịu 2 đợt đại hạn: hạn thiếu xăng dầu hạn gây thiếu nước trầm trọng, tác động xấu đến năng suất và chất lượng cà phê niên vụ 2011 và những năm tiếp theo.

Hộ kinh doanh cá thể ở nông thôn: "Xây dựng bộ chỉ số để tăng năng lực cạnh tranh"

28-2-2011

Ngày 25/2/2011, Viện Chiến lược chính sách nông nghiệp nông thôn (Ipsard) đã tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng “Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI)” tại khu vực nông thôn.

Nông nghiệp Việt Nam 65 năm xây dựng và phát triển

28-2-2011

Năm 2010 là năm kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông với nhiệm vụ chăm lo phát triển ngành nông lâm nghiệp của nước nhà. Bác đã nói trong cuộc Họp Hội đồng Chính phủ ngày 14-11-1945: Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp, 95% dân số Việt Nam sống về đồng ruộng. Muốn giải quyết vấn đề canh nông vừa về phương diện xã hội, vừa về phương diện chuyên môn, cần phải có một cơ quan tối cao.

Xây dựng nông thôn mới từ phong trào "Mỗi làng một sản phẩm"

28-2-2011

Hiện cả nước có hơn 2.700 làng nghề, sử dụng gần 30% lực lượng lao động ở nông thôn, tuy nhiên, kết quả phát triển làng nghề chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của yêu cầu phát triển. Từ thành công của phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm" trên thế giới, Việt Nam đang thực hiện chương trình "Mỗi làng một nghề" có mục đích thúc đẩy phát triển các làng nghề theo hướng chuyên nghiệp, khuyến khích người dân trong việc tận dụng nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng và bảo tồn các làng nghề truyền thống. Cơ hội tạo sức cạnh tranh của các sản phẩm truyền thống trên thị trường Việt Nam và thế giới đang phải được song hành và gắn kết với việc phát triển nông thôn mới ở các làng nghề.

Kinh tế hộ gia đình lần đầu được nghiên cứu

28-2-2011

“Thị trường nông thôn đang bị “bỏ ngỏ”, các doanh nghiệp trong nước thì “chê” vì sức mua kém. Vậy tại sao không phát triển tốt kinh tế hộ gia đình?”.

Sẽ có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện

28-2-2011

Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) cho hay, Viện này đang xây dựng Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI). Theo đó, IPSARD sẽ đánh giá cả năng lực cạnh tranh cấp huyện về chỉ số PFI.

Khủng hoảng lương thực "giả" 2007 đang lặp lại?

24-2-2011

Theo mạng tin Hong Kong Asia Sentinel, tuần trước Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra cảnh báo giá lương thực toàn cầu đã lên đến những mức đáng báo động có thể gây ra “bất ổn vĩ mô,” trong đó có bất ổn chính trị.

Từ PCI đến PFI

23-2-2011

Việc Việt Nam đã xây dựng và cho ra đời nghiên cứu chỉ số PCI hàng năm đem lại nhiều lợi ích cho hoạch định và xây dựng chính sách. Song, nghiên cứu và bổ sung nghiên cứu chỉ số PFI sẽ giúp hoàn thiện hơn, khắc phục những “hạn chế về mặt phương pháp luận” của chỉ số PCI. Viện chính sách và chiến lược phát triển Nông thôn vừa hoàn thành nghiên cứu về chỉ số PFI tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

23-2-2011

Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng “Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI)

Lúa gạo Việt Nam trước vận hội mới

23-2-2011

(ĐCSVN) - Trong vòng mấy năm trở lại đây, chưa năm nào sản xuất nông nghiệp của chúng ta nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng lại đứng trước khó khăn, nghiệt ngã như vụ sản xuất đông – xuân này. Nhưng cũng chưa mấy khi sản xuất lúa gạo Việt Nam đứng trước những vận hội mới như hiện nay.