TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hộ kinh doanh cá thể sẽ được đánh giá năng lực cạnh tranh

Ngày đăng: 01 | 03 | 2011

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard), tính đến giữa năm 2010, cả nước có khoảng 2,3 triệu hộ và tổ chức kinh doanh cá thể (PFI), tạo việc làm cho 11 triệu lao động và đóng góp khoảng 20% GDP cả nước.

Tuy nhiên, hàng năm, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) về môi trường đầu tư dựa trên đánh giá của các DN có đăng ký kinh doanh mà hoàn toàn bỏ qua khu vực PFI là những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh.

Trong khi đó, PFI là thành phần kinh tế có vai trò rất quan trọng trong việc tạo việc làm, nhưng cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Trước tình hình đó, Ipsard đã tổ chức nghiên cứu về chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của PFI để thấy rõ vai trò của khu vực kinh tế này trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam. Ipsard cho rằng, đây sẽ là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá về môi trường kinh doanh cấp tỉnh PCI. Hiện nay, chỉ số này mới chỉ được nghiên cứu tại Vĩnh Phúc và Bắc Ninh và nếu được thực hiện trên phạm vi cả nước, đây sẽ là cơ sở để cải thiện môi trường kinh doanh của thành phần kinh tế đặc biệt này.

Các kết quả ban đầu của nghiên cứu chỉ số PFI cho thấy, các hộ kinh doanh cá thể gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt là về vốn, mặt bằng… Ngoài ra, đây cũng là đối tượng ít được sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền. Thậm chí một cán bộ phường cũng có thể gây khó khăn cho các thành phần kinh tế này. Ra đời chỉ PFI của các địa phương, các hộ kinh doanh cá thể sẽ có thêm cơ hội phát triển mới.

Agroinfo - Theo Báo NNVN

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/73165/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Góp ý sửa đổi Luật Đất đai: Chưa "chạm" đến vấn đề lớn

1-3-2011

Việc tổng kết và lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2003 là một cơ hội để các địa phương đóng góp ý kiến, kiến nghị khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, tại hội nghị mới đây được tổ chức ở Thái Nguyên và Phú Thọ, phần lớn các ý kiến chỉ dừng lại ở những vướng mắc, tồn tại mang tính sự vụ, cụ thể. Trong khi đó, hàng loạt vấn đề lớn được dư luận quan tâm như xóa bỏ hoặc nới rộng hạn điền, tích tụ đất đai...lại không thấy đề cập.

Người trồng cà phê có nguy cơ trắng tay

28-2-2011

Người dân trồng cà phê Tây Nguyên đang phải gánh chịu 2 đợt đại hạn: hạn thiếu xăng dầu hạn gây thiếu nước trầm trọng, tác động xấu đến năng suất và chất lượng cà phê niên vụ 2011 và những năm tiếp theo.

Hộ kinh doanh cá thể ở nông thôn: "Xây dựng bộ chỉ số để tăng năng lực cạnh tranh"

28-2-2011

Ngày 25/2/2011, Viện Chiến lược chính sách nông nghiệp nông thôn (Ipsard) đã tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng “Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI)” tại khu vực nông thôn.

Nông nghiệp Việt Nam 65 năm xây dựng và phát triển

28-2-2011

Năm 2010 là năm kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông với nhiệm vụ chăm lo phát triển ngành nông lâm nghiệp của nước nhà. Bác đã nói trong cuộc Họp Hội đồng Chính phủ ngày 14-11-1945: Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp, 95% dân số Việt Nam sống về đồng ruộng. Muốn giải quyết vấn đề canh nông vừa về phương diện xã hội, vừa về phương diện chuyên môn, cần phải có một cơ quan tối cao.

Xây dựng nông thôn mới từ phong trào "Mỗi làng một sản phẩm"

28-2-2011

Hiện cả nước có hơn 2.700 làng nghề, sử dụng gần 30% lực lượng lao động ở nông thôn, tuy nhiên, kết quả phát triển làng nghề chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của yêu cầu phát triển. Từ thành công của phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm" trên thế giới, Việt Nam đang thực hiện chương trình "Mỗi làng một nghề" có mục đích thúc đẩy phát triển các làng nghề theo hướng chuyên nghiệp, khuyến khích người dân trong việc tận dụng nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng và bảo tồn các làng nghề truyền thống. Cơ hội tạo sức cạnh tranh của các sản phẩm truyền thống trên thị trường Việt Nam và thế giới đang phải được song hành và gắn kết với việc phát triển nông thôn mới ở các làng nghề.

Kinh tế hộ gia đình lần đầu được nghiên cứu

28-2-2011

“Thị trường nông thôn đang bị “bỏ ngỏ”, các doanh nghiệp trong nước thì “chê” vì sức mua kém. Vậy tại sao không phát triển tốt kinh tế hộ gia đình?”.

Sẽ có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện

28-2-2011

Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) cho hay, Viện này đang xây dựng Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI). Theo đó, IPSARD sẽ đánh giá cả năng lực cạnh tranh cấp huyện về chỉ số PFI.

Khủng hoảng lương thực "giả" 2007 đang lặp lại?

24-2-2011

Theo mạng tin Hong Kong Asia Sentinel, tuần trước Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra cảnh báo giá lương thực toàn cầu đã lên đến những mức đáng báo động có thể gây ra “bất ổn vĩ mô,” trong đó có bất ổn chính trị.

Từ PCI đến PFI

23-2-2011

Việc Việt Nam đã xây dựng và cho ra đời nghiên cứu chỉ số PCI hàng năm đem lại nhiều lợi ích cho hoạch định và xây dựng chính sách. Song, nghiên cứu và bổ sung nghiên cứu chỉ số PFI sẽ giúp hoàn thiện hơn, khắc phục những “hạn chế về mặt phương pháp luận” của chỉ số PCI. Viện chính sách và chiến lược phát triển Nông thôn vừa hoàn thành nghiên cứu về chỉ số PFI tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

23-2-2011

Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng “Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI)

Lúa gạo Việt Nam trước vận hội mới

23-2-2011

(ĐCSVN) - Trong vòng mấy năm trở lại đây, chưa năm nào sản xuất nông nghiệp của chúng ta nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng lại đứng trước khó khăn, nghiệt ngã như vụ sản xuất đông – xuân này. Nhưng cũng chưa mấy khi sản xuất lúa gạo Việt Nam đứng trước những vận hội mới như hiện nay.

Khủng hoảng lương thực: Mối lo ngại của toàn thế giới

16-2-2011

(ĐCSVN) – Giá lương thực toàn cầu tăng cao kỷ lục trong tháng 1 vừa qua đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới lâm vào tình trạng bất ổn và là một thách thức lớn khiến Liên hợp quốc lo ngại. Trong thời gian tới, nếu không có các biện pháp bình ổn giá lương thực, thế giới sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực mới và những hệ lụy của nó sẽ tác động đến kinh tế-chính trị toàn cầu.