TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kinh tế hộ gia đình lần đầu được nghiên cứu

Ngày đăng: 28 | 02 | 2011

“Thị trường nông thôn đang bị “bỏ ngỏ”, các doanh nghiệp trong nước thì “chê” vì sức mua kém. Vậy tại sao không phát triển tốt kinh tế hộ gia đình?”.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu lên sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ gia đình ở các vùng nông thôn của VN tại hội thảo “Xây dựng Chỉ số Môi trường Kinh doanh Hộ Kinh doanh Cá thể (PFI)” diễn ra sáng nay (25/2) tại Hà Nội. 
 
Các hộ kinh doanh cá thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động. Năm 2009, loại hình này đã tạo việc làm cho 7,2 triệu người.
 
Phát biểu tham luận tại Hội thảo
 
 
Tuy nhiên, sự phát triển của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp còn hạn chế. Nguồn vốn nhỏ, lại ít lao động, 98% số hộ sử dụng ít hơn 5 lao động, 56% chỉ sử dụng 1 lao động.
 
Sự hạn chế này bắt nguồn từ những khó khăn về khả năng tiếp cận đất đai, vốn, lao động, thị trường , cơ sở hạ tầng,…
 
Cụ thể, khả năng mở rộng mặt bằng của các hộ rất hạn chế do giá đất quá cao hoặc không tìm được mặt bằng phù hợp. Việc tiếp cận nguồn vốn của các hộ gặp khó khăn do phải có tài sản thế chấp và lãi suất ngân hàng khá cao. Ngoài ra, hệ thống đường xá không đạt chất lượng cùng với việc cắt điện thường xuyên đã ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh của các hộ,…
 
“Phải đánh giá đúng được môi trường kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể thì mới có thể phát triển tốt được loại hình này”, ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh.
 
Theo đó, chỉ số môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với hộ kinh doanh cá thể là một chỉ số tổng hợp phản ánh nhiều khía cạnh có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của hộ giá đình.
 
Môi trường kinh doanh này được chia làm 2 nhóm cơ bản: Môi trường kinh doanh vi mô bao gồm các yếu tố nội tại của hộ kinh doanh và các yếu tố bên ngoài như các yếu tố đầu vào và đầu ra. Môi trường kinh doanh vĩ mô bao gồm các yếu tố không thể tác động trở lại như cơ sở hạ tầng, chính sách, luật pháp,…
 
Việc xây dựng chỉ số này hiện đang được nhóm nghiên cứu và tư vấn Đông Dương (IRC) và Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) tiến hành thí điểm tại 10 huyện thuộc 2 tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Tới đây, sẽ tiếp tục hoàn thiện và áp dụng tại nhiều địa phương khác trên cả nước. 

 

Agroinfo - Theo Bee.net

NỘI DUNG KHÁC

Sẽ có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện

28-2-2011

Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) cho hay, Viện này đang xây dựng Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI). Theo đó, IPSARD sẽ đánh giá cả năng lực cạnh tranh cấp huyện về chỉ số PFI.

Khủng hoảng lương thực "giả" 2007 đang lặp lại?

24-2-2011

Theo mạng tin Hong Kong Asia Sentinel, tuần trước Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra cảnh báo giá lương thực toàn cầu đã lên đến những mức đáng báo động có thể gây ra “bất ổn vĩ mô,” trong đó có bất ổn chính trị.

Từ PCI đến PFI

23-2-2011

Việc Việt Nam đã xây dựng và cho ra đời nghiên cứu chỉ số PCI hàng năm đem lại nhiều lợi ích cho hoạch định và xây dựng chính sách. Song, nghiên cứu và bổ sung nghiên cứu chỉ số PFI sẽ giúp hoàn thiện hơn, khắc phục những “hạn chế về mặt phương pháp luận” của chỉ số PCI. Viện chính sách và chiến lược phát triển Nông thôn vừa hoàn thành nghiên cứu về chỉ số PFI tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

23-2-2011

Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng “Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI)

Lúa gạo Việt Nam trước vận hội mới

23-2-2011

(ĐCSVN) - Trong vòng mấy năm trở lại đây, chưa năm nào sản xuất nông nghiệp của chúng ta nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng lại đứng trước khó khăn, nghiệt ngã như vụ sản xuất đông – xuân này. Nhưng cũng chưa mấy khi sản xuất lúa gạo Việt Nam đứng trước những vận hội mới như hiện nay.

Khủng hoảng lương thực: Mối lo ngại của toàn thế giới

16-2-2011

(ĐCSVN) – Giá lương thực toàn cầu tăng cao kỷ lục trong tháng 1 vừa qua đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới lâm vào tình trạng bất ổn và là một thách thức lớn khiến Liên hợp quốc lo ngại. Trong thời gian tới, nếu không có các biện pháp bình ổn giá lương thực, thế giới sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực mới và những hệ lụy của nó sẽ tác động đến kinh tế-chính trị toàn cầu.

Để người trồng lúa hưởng lợi nhiều hơn: Phải “thiết kế” lại chính sách phát triển

16-2-2011

Sau rất nhiều cố gắng, năm 2010, nước ta đã xuất khẩu được 6,7 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch trên 3,1 tỷ USD, con số kỷ lục từ trước đến nay. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các chính sách liên quan đến xuất khẩu có thực sự tạo động lực cho ngành lúa gạo phát triển và người nông dân được hưởng lợi bao nhiêu từ chuỗi giá trị này?

Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội

14-2-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương sau kỳ nghỉ Tết tiếp tục chỉ đạo thực hiện toàn diện các nhiệm vụ đề ra, ưu tiên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.

THƯƠNG MẠI – NHÂN TỐ TÍCH CỰC TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TĂNG GIÁ LƯƠNG THỰC

26-1-2011

Diễn văn khai mạc của ông Tổng thư ký WTO – Pascal Lamy tại Hội nghị cao cấp Bộ trưởng Nông nghiệp tại Berlin ngày 22 tháng 1 năm 2011

Nâng cao giá trị cây càphê bằng mô hình HTX: Tại sao không?

11-2-2011

Việt Nam là nước xuất khẩu càphê lớn nhất thế giới, tuy nhiên, giá trị nó mang lại cho nông dân chưa tương xứng. Xung quanh vấn đề này, báo KTNT đã có cuộc trao đổi với ông Đoàn Triệu Nhạn, chuyên gia cao cấp, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Càphê - Cacao Việt Nam.

Thời cơ hóa thân của nông nghiệp

10-2-2011

“Lần đầu tiên thực sự được sống” câu nói của nhiều nông dân trong dịp Tết Tân Mão này là thành quả tích tụ của hơn 20 năm đổi mới. Lịch sử là sự tiếp nối của “nhiều năm, nhiều tháng, nhiều ngày” (Chế Lan Viên) , nhưng việc được giá đồng loạt của nông sản những năm tháng này “là hóa thân, là đột biến” để cho “lượng đổi, chất đổi”. Sau gần một thế kỷ, nông sản bị rẻ mạt nay đang trên đường hồi phục và lấy lại giá trị đích thực của nó.

Davos và tín hiệu mới cho nông nghiệp Việt Nam

9-2-2011

Nếu nhà nước chỉ đầu tư về nông thôn để tái cân bằng xã hội, nếu tư nhân chỉ đầu tư cho nông nghiệp để đầu cơ nông sản thì một thảm họa tổng hợp cho thế giới cả về kinh tế, xã hội và môi trường là khó tránh khỏi.