TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nâng cao giá trị cây càphê bằng mô hình HTX: Tại sao không?

Ngày đăng: 11 | 02 | 2011

Việt Nam là nước xuất khẩu càphê lớn nhất thế giới, tuy nhiên, giá trị nó mang lại cho nông dân chưa tương xứng. Xung quanh vấn đề này, báo KTNT đã có cuộc trao đổi với ông Đoàn Triệu Nhạn, chuyên gia cao cấp, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Càphê - Cacao Việt Nam.

Ông Nhạn cho biết:
Ông Đoàn Triệu Nhạn
Niên vụ 2009-2010, giá càphê xuống thấp trong một thời gian dài khiến doanh nghiệp và nông dân gặp nhiều khó khăn. Niên vụ 2010-2011, ngay từ đầu vụ, giá đã tăng mạnh, hiện ở mức gần 38 triệu đồng/tấn. Có sự “đột biến” này là do thời tiết thất thường, khiến năng suất càphê bị ảnh hưởng, nhu cầu tiêu dùng tăng lên tới 2,5%. Thêm nữa, thường cứ mùa rét thì lượng cầu sẽ tăng. Chưa kể, Colômbia, một trong những quốc gia xuất khẩu càphê lớn nhất thế giới hiện chưa khôi phục được sản lượng cũ do dịch bệnh kéo dài,... Chính những lý do này khiến thời gian tới, giá càphê chè và càphê vối của ta đều tăng. Đây là dấu hiệu khởi sắc cho một mùa xuân mới đối với những người trồng càphê.
Tuy nhiên, nói thực, tôi vừa vui vừa lo, bởi rất có thể giá sẽ đảo chiều nếu chúng ta tự hài lòng với mình, không tự nâng cao giá trị của cây càphê.
Chúng ta đã nói nhiều đến việc người nông dân hoàn toàn có thể nâng cao giá trị xuất khẩu của càphê nếu họ không thu hái quả xanh, dẫn đến bị ép giá nhưng tình trạng này vẫn diễn ra. Theo ông, đâu là giải pháp khắc phục vấn đề này?
Hàng năm, chúng ta có sản lượng càphê vối lớn nhất thế giới (chiếm 95%). Những người yêu thích càphê đánh giá, chất lượng càphê vối của Việt Nam có thể sánh ngang với càphê chè của Brazil. Tuy nhiên, chất lượng càphê của ta chưa cao, nguyên nhân là do khâu thu hái, chế biến chưa thật tốt. Người nông dân với tâm lý “ăn xổi”, khi giá cao, họ có thể bất chấp quả xanh, vẫn tiến hành thu hái đồng loạt. Đây là nguyên nhân dẫn đến giá trị xuất khẩu của càphê Việt Nam thấp. Có 2 cách để khắc phục: Một là, nông dân có thể đổi giống càphê. Hai là, để chín hơn một chút, sau đó mới tiến hành hái và phân loại; tiếp đến, chế biến quả chín riêng, quả xanh riêng. Khi đó, giá trị sản phẩm sẽ cao hơn. Song, để nông dân có thể làm được, cần phải chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thu hái, phân loại và chế biến.
Trước mắt, để khắc phục tình trạng nông dân thu hái quả xanh, cần phải có sự vào cuộc của cả doanh nghiệp, nhà quản lý. Đơn cử như vừa rồi, tại Đắk Lắk, tỉnh có sản lượng càphê lớn nhất cả nước, UBND tỉnh đã chỉ đạo các doanh nghiệp không thu mua “non”, bởi vậy nông dân đã chỉ thu hoạch đại trà khi vườn cây có tỷ lệ quả chín đạt từ 90% trở lên. Đây là một động thái tích cực nhằm bảo đảm chất lượng càphê xuất khẩu...
Thưa ông, như vậy, một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng càphê xuất khẩu của ta thấp là do quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ?
Đúng thế, 90% nông hộ trồng càphê ở Việt Nam có diện tích dưới 10ha, quy mô sản xuất nhỏ lẻ dẫn đến chất lượng không đồng đều. Hầu hết càphê xuất khẩu dưới dạng thô, không qua chế biến, có đến 99% càphê chưa rang xay.
Quá trình sơ chế thủ công, trên 80% sản lượng chế biến tại các hộ nhỏ lẻ, trong đó 50% hộ thiếu sân phơi và 80% hộ không có máy sấy, phải phụ thuộc vào thời tiết. So với yêu cầu về chất lượng xuất khẩu thì năng lực sơ chế này chỉ đạt 20%, khâu tinh chế đạt 40%, công nghệ sấy chất lượng cao chỉ đạt 20%.
Chúng ta hoàn toàn có thể nâng cao giá trị xuất khẩu cây càphê thông qua mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX). Nhắc đến HTX, không ít người còn tâm lý e dè bởi kiểu làm ăn “cha chung không ai khóc”, vậy nên chúng tôi đang nghiên cứu cơ sở khoa học thành lập HTX và Hiệp hội người sản xuất càphê Việt Nam. Một mô hình như HTX Lâm Viên (Lâm Đồng) để trợ giúp người trồng càphê là điều chúng ta có thể làm được.
Thêm nữa, tôi cũng muốn nhấn mạnh, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu càphê cần phải liên kết với nông dân, để không xảy ra tình trạng “tự dìm nhau”.

 

Theo KTNT

 

NỘI DUNG KHÁC

Thời cơ hóa thân của nông nghiệp

10-2-2011

“Lần đầu tiên thực sự được sống” câu nói của nhiều nông dân trong dịp Tết Tân Mão này là thành quả tích tụ của hơn 20 năm đổi mới. Lịch sử là sự tiếp nối của “nhiều năm, nhiều tháng, nhiều ngày” (Chế Lan Viên) , nhưng việc được giá đồng loạt của nông sản những năm tháng này “là hóa thân, là đột biến” để cho “lượng đổi, chất đổi”. Sau gần một thế kỷ, nông sản bị rẻ mạt nay đang trên đường hồi phục và lấy lại giá trị đích thực của nó.

Davos và tín hiệu mới cho nông nghiệp Việt Nam

9-2-2011

Nếu nhà nước chỉ đầu tư về nông thôn để tái cân bằng xã hội, nếu tư nhân chỉ đầu tư cho nông nghiệp để đầu cơ nông sản thì một thảm họa tổng hợp cho thế giới cả về kinh tế, xã hội và môi trường là khó tránh khỏi.

Ipsard gặp gỡ đầu xuân

8-2-2011

Ngày Mùng 6 Tết Tân Mão, tức ngày 08/02/2011, tại Trụ sở Ipsard – số 16 Thụy Khuê Hà Nội, toàn bộ Lãnh đạo và CBCNV của Ipsard đi làm việc buổi đầu tiên của xuân mới Tân Mão. Thay mặt Ban lãnh đạo Viện, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn đã chúc Tết và tặng Lì xì cho toàn thể CBCNV Ipsard. Lãnh đạo và CBCNV Ipsard đã có những giao lưu , chúc mừng xuân mới với nhiều hy vọng và hứng khởi sẽ thu được nhiều thành công trong năm 2011.

GIÁO SƯ VIỆN SĨ ĐÀO THẾ TUẤN QUA HỒI TƯỞNG VÀ THƯƠNG TIẾC CỦA BẠN BÈ, HỌC TRÒ

25-1-2011

Agroinfo - Ngày 19 tháng 01 năm 2011, Giáo sư, Viện sỹ Đào Thế Tuấn đã vĩnh biệt chúng ta, hưởng thọ 80 tuổi. Sự ra đi của nhà Nông học tâm huyết và tài năng này để lại khoảng trống cho ngành Nông học cũng như niềm thương tiếc cho gia đình và nhiều bạn bè, học trò. Đã có không ít học trò của ông chia sẻ và bày tỏ tình cảm đó trên báo và diễn đàn.

Doanh nghiệp nước ngoài tham gia xuất khẩu gạo: Người trồng lúa được lợi

24-1-2011

Agroinfo - Ông Trịnh Văn Tiến, chuyên gia phân tích của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho Tiền Phong biết, năm 2011, doanh nghiệp (DN) nước ngoài tham gia xuất khẩu gạo (theo Nghị định 109 về Kinh doanh xuất khẩu gạo), sẽ phá dần thế độc quyền của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nông dân sẽ được lợi.

Giáo sư Đào Thế Tuấn - Con người tuyệt đẹp

23-1-2011

Agroinfo - Ngày 19 tháng 1 năm 2011, Giáo sư, Viện sỹ, Anh hùng lao động, Tiến sỹ Đào Thế Tuấn đã vĩnh biệt chúng ta, hưởng thọ 80 tuổi. Một trong những cây đại thụ ít ỏi của ngành khoa học nông nghiệp đã ngã xuống. Bên cạnh sự tiếc thương về trí tuệ quí báu là sự đau xót về tình cảm với một Con Người đẹp đẽ - kết tinh của một gia đình đại trí thức chân chính.

Vị Giáo sư đáng kính và món nợ nông dân

23-1-2011

Agroinfo - GS.Viện sĩ Đào Thế Tuấn - nhà khoa học chân chính, suốt đời lo lắng cho người nông dân - đã đi xa. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - báo VietNamNet trích đăng một số câu chuyện về ông qua lời kể của TS. Lê Đức Thịnh, Trưởng Bộ môn Thể chế nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn - IPSARD).

Những tháng ngày làm luận văn bên Thầy Đào Thế Tuấn

23-1-2011

Agroinfo: Ngày 19 tháng 1 năm 2011, Giáo sư, Viện sỹ, Anh hùng lao động, Tiến sỹ Đào Thế Tuấn đã vĩnh biệt chúng ta, hưởng thọ 80 tuổi. Với Giáo sư Đào Thế Tuấn, ông không chỉ là “một trong những cây đại thụ ít ỏi của ngành khoa học nông nghiệp” mà ông còn là một người có rất am hiểu về văn hóa- nông nghiệp Việt Nam. Sự ra đi của Giáo sư để lại niềm thương tiếc cho nhiều đồng nghiệp và thế hệ học trò. Ngay sau tin sét đánh về sự ra đi của ông, đã có không ít những hoài niệm, chia buồn của các thế hệ học trò viết về ông. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông thôn nhiều năm nhận được sự quan tâm và giúp đỡ hết lòng của giáo sư Đào Thế Tuấn. Trung tâm tin PT NNNT xin giới thiệu một bài viết về Giáo sư – Viện sĩ Đào Thế Tuấn qua lời kể của nhà khoa học trẻ đã vinh dự được Giáo sư hướng dẫn là luận văn cao học, xin được chia sẻ những đau thương mất mát vô cùng lớn lao tới gia đình Giáo sư Viện sỹ Đào Thế Tuấn và cầu mong hương hồn ông được an siêu tịnh độ.

Lễ trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam”

21-1-2011

Ghi nhận những đóng góp quan trọng của ông Benito Alvarez Fernandez đối với sự nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam, đại diện Bộ Nông nghiệp, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đã trao tặng ông Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” – phần thưởng cao quý của Bộ. Phần thưởng là lời cảm ơn sâu sắc của Bộ Nông nghiệp tới ông cùng các cán bộ của AECID tại Việt Nam vì những hỗ trợ quý báu cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.

IPSARD tổ chức Hội nghị cán bộ công chức và người lao động 2010

21-1-2011

Ngày 21/01/2011, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông thôn IPSARD đã tổ chức Hội nghị cán bộ Công chức và người lao động. Tới dự, có Lãnh đạo Viện và toàn thể CBCNVC, người lao động của các Trung tâm, Bộ môn trực thuộc Viện.

VĨNH BIỆT GIÁO SƯ VIỆN SĨ ĐÀO THẾ TUẤN

21-1-2011

Agroinfo - 11h 30 ngày 19 tháng một năm 2011, Giáo sư - Viện sĩ (GS-VS) Đào Thế Tuấn, nhà nghiên cứu đầu ngành về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã mất tại Bệnh viện Việt Xô Hà Nội.

Thời của các tổ chức kinh tế tự nguyện?

18-1-2011

Bắt nguồn từ điểm yếu của sản xuất nông nghiệp là manh mún, nhỏ lẻ, tiêu thụ nông sản khó khăn..., nông dân ở nhiều nơi đã tự nguyện thành lập các tổ hợp tác sản xuất. Mặc dù hoạt động khá hiệu quả song đến nay, các tổ, nhóm này vẫn chưa có tư cách pháp nhân. Trước thực tế này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển liên kết bền vững giữa nông dân với các đối tác kinh tế khác.