TIN TỨC-SỰ KIỆN

Những tháng ngày làm luận văn bên Thầy Đào Thế Tuấn

Ngày đăng: 23 | 01 | 2011

Agroinfo: Ngày 19 tháng 1 năm 2011, Giáo sư, Viện sỹ, Anh hùng lao động, Tiến sỹ Đào Thế Tuấn đã vĩnh biệt chúng ta, hưởng thọ 80 tuổi. Với Giáo sư Đào Thế Tuấn, ông không chỉ là “một trong những cây đại thụ ít ỏi của ngành khoa học nông nghiệp” mà ông còn là một người có rất am hiểu về văn hóa- nông nghiệp Việt Nam. Sự ra đi của Giáo sư để lại niềm thương tiếc cho nhiều đồng nghiệp và thế hệ học trò. Ngay sau tin sét đánh về sự ra đi của ông, đã có không ít những hoài niệm, chia buồn của các thế hệ học trò viết về ông. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông thôn nhiều năm nhận được sự quan tâm và giúp đỡ hết lòng của giáo sư Đào Thế Tuấn. Trung tâm tin PT NNNT xin giới thiệu một bài viết về Giáo sư – Viện sĩ Đào Thế Tuấn qua lời kể của nhà khoa học trẻ đã vinh dự được Giáo sư hướng dẫn là luận văn cao học, xin được chia sẻ những đau thương mất mát vô cùng lớn lao tới gia đình Giáo sư Viện sỹ Đào Thế Tuấn và cầu mong hương hồn ông được an siêu tịnh độ.

Giáo sư - Viện sĩ Đào Thế Tuấn
Từ rất lâu, khi còn là sinh viên của khóa 43 - Khoa Lịch sử - Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), tôi đã được nghe tên Thầy Đào Thế Tuấn, nhưng phải tới những tháng ngày của mùa Đông năm 2008, tôi mới được gặp Thầy, đó là khoảng thời gian chúng tôi học các chuyên đề Cao học của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐHQHHN), trong số đó có chuyên đề: Không gian văn hóa châu thổ sông Hồng mà Thầy lên lớp cho những học viên khóa 2 của Viện. Cùng chung một cảm nghĩ như tôi, các bạn bè trong lớp đều thấy rằng được học Thầy là một niềm vinh hạnh lớn lao.  
Lớp chúng tôi học thường vào cuối các buổi chiều trong tuần, sau khi đã hết giờ làm việc ở công sở. Tôi không nhớ cụ thể, nhưng có một buổi chiều, sau khi vội vàng phóng xe máy từ cơ quan ở 38 Hàng Chuối đến trường học, bước vào phòng, tôi nhìn thấy một ông già tóc dài lưa thưa, điểm bạc, trán hói và cao, ông đang cắm cúi, mắt nhìn chăm chú vào màn hình chiếc máy tính xách tay - đó là Giáo sư-Viện sĩ Đào Thế Tuấn, người mà sau này tôi đã có may mắn được Ông nhận làm học trò và hướng dẫn khoa học cho luận văn thạc sĩ của tôi.
Trong định hướng đề tài luận văn của mình, tôi ước ao được nghiên cứu về làng xã ở Việt Nam. Được học Thầy, tôi đã thấy mãn nguyện lắm rồi, nhưng lại càng hạnh phúc hơn khi được có một người Thầy uyên thâm như Giáo sư Đào Thế Tuấn hướng dẫn, vì Ông vốn là một trong những chuyên gia hàng đầu về nông học ở Việt Nam. Mừng vui là vậy, nhưng tôi cũng nhận thấy nhiệm vụ của mình không thể xem nhẹ, vì rằng làm sao để chất lượng chuyên môn trong luận văn sẽ làm vừa lòng Thầy đây!  
Theo kế hoạch đã chuẩn bị từ trước, tôi chọn làng Hữu Bằng (huyện Thạch Thất-Hà Nội) làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn của mình. Chuyên đề Không gian văn hóa châu thổ sông Hồng Thầy chỉ lên lớp cho chúng tôi khoảng 4-5 buổi, nhưng hầu như trong buổi học nào sau khi ra chơi, tôi đều lại gần và hỏi Thầy hướng tiếp cận cho đề tài đã chọn. Tôi đã mạnh dạn nêu vấn đề và Thầy có hẹn: “hôm nào qua nhà tôi, ta sẽ bàn tiếp vấn đề của cậu”.
Sau một buổi tối đến gặp Thầy, trước khi ra về, tôi hứa sẽ hoàn chỉnh đề cương để sớm gửi Thầy xem và chỉnh sửa. Từ buổi ấy, tôi đã dành nhiều thời gian cho bản đề cương mà Thầy giao.  
Vốn là sinh viên học ngành Lịch sử, tôi vẫn quen triển khai kết cấu đề cương luận văn theo các đề mục chính như: kinh tế, văn hóa, xã hội… của một làng, một xã, trong đó lại ưu tiên nhiều cho những nội dung để truyền tải những vấn đề trong quá khứ, mà ít giành những tiểu mục phản ánh tình hình của làng xã, của nông thôn, nông nghiệp hiện nay. Chính vì vậy, Thầy yêu cầu tôi phải làm lại, phân bố hợp lý các tiểu mục để phản ánh đầy đủ diện mạo của một làng trong lịch sử cũng như những chuyển biến trong giai đoạn hiện nay. Thầy nói với tôi rằng, những chuyên khảo về làng xã thì trước nay, các nhà nghiên cứu người Pháp cũng như người Việt đã làm nhiều rồi, nếu triển khai theo hướng đó, e rằng công trình sẽ không có đóng góp mới về học thuật. Chính bản thân tôi lúc đó cũng nghĩ như vậy, nhưng chẳng biết làm mới nó theo hướng nào và khai thác ra sao!  
Làm đề cương lần một, lần hai và cả sau này viết bản nháp của từng chương gửi Thầy đọc, tôi vẫn bị Thầy sửa và yêu cầu viết “mới” đi một chút. Những yêu cầu của Thầy đặt ra, đã khiến tôi cảm thấy lúng túng trong quá trình hoàn thiện luận văn. Mặc dù là một nhà nông học, nhưng Giáo sư Đào Thế Tuấn rất am tường nhiều lĩnh vực của khoa học xã hội, trong đó có lịch sử. Sau những lần được trò truyện với Ông, tôi thấy Ông quan tâm và mổ xẻ những vấn đề của làng xã Việt Nam truyền thống chẳng khác gì những nhà sử học nghiên cứu về làng xã mà tôi đã được đọc.  
Những băn khoăn và lo lắng của tôi về nội dung và những đóng góp của luận văn rồi cũng qua đi, một ngày kia, khi tôi đến gặp Thầy để nhận những góp ý, Thầy bảo phải vận dụng lý thuyết nghiên cứu về vốn xã hội, Ông đã dẫn ra nhiều ví dụ về R. Putnam, J. Coleman… mà lần đầu tiên tôi được nghe, cũng như sau này những phát biểu về vốn xã hội trên Tạp chí Xưa & Nay với bút danh PHANO đã khiến tôi sớn nhận ra, hoặc Ông nói: phải xem Hữu Bằng và các làng phụ cận như một tiểu vùng với sự hình thành của các khu công nghiệp làng nghề truyền thống đang rất năng động, đây là điều mà chúng tôi ít thấy khi nghiên cứu về làng xã qua góc nhìn của sử học. Những gì Thầy gợi ý đã khiến tôi nhẹ đi những lo âu trong lòng, bởi lẽ Hữu Bằng hiện nay không phải là làng thuần nông mà trong đó còn có tiểu thủ công nghiệp và buôn bán phát triển rất mạnh, nó mang dáng dấp của một thị tứ vùng nông thôn của xứ Đoài, mà không còn xa xôi như ngày nào, vì giờ đây, sự giải thể không gian hành chính của Hà Tây cũ, để nó được sáp nhập về với quy hoạch của Thủ đô Hà Nội, nên lại càng phải đặt yêu cầu và nghiên cứu về Hữu Bằng sâu hơn như một hiện tượng, một vành đai đang trong quá trình đô thị hóa tự phát ở vùng nông thôn ven đô phía Tây.    
Và đến những tháng ngày oi bức của mùa Hè năm 2010, khi tôi đã hoàn chỉnh những gợi mở này của Thầy trong nội dung luận văn để bảo vệ trước hội đồng, thì đó cũng được coi là những đóng góp có ý nghĩa thực tiễn của luận văn mà tôi đã làm Thầy tôi vui, cũng như các thầy khác tham gia chấm đề tài. Sau này, khi đã hoàn thành chương trình thạc sĩ, tôi vẫn thỉnh thoảng qua thăm Thầy Cô, trò truyện và hỏi Thầy về chuyên môn mà mình quan tâm, Thầy còn gợi ý cho tôi nhiều hướng nghiên cứu để chuẩn bị cho những dự định xa hơn. Nhưng trong những ngày giá lạnh thấu xương của mùa Đông, Thầy đã ra đi, để lại trong tôi và bao người niềm tiếc thương ngậm ngùi!  
Đỗ Danh Huấn
Viện Sử học - Viện KHXHVN
Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn - Agroinfo

NỘI DUNG KHÁC

Lễ trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam”

21-1-2011

Ghi nhận những đóng góp quan trọng của ông Benito Alvarez Fernandez đối với sự nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam, đại diện Bộ Nông nghiệp, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đã trao tặng ông Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” – phần thưởng cao quý của Bộ. Phần thưởng là lời cảm ơn sâu sắc của Bộ Nông nghiệp tới ông cùng các cán bộ của AECID tại Việt Nam vì những hỗ trợ quý báu cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.

IPSARD tổ chức Hội nghị cán bộ công chức và người lao động 2010

21-1-2011

Ngày 21/01/2011, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông thôn IPSARD đã tổ chức Hội nghị cán bộ Công chức và người lao động. Tới dự, có Lãnh đạo Viện và toàn thể CBCNVC, người lao động của các Trung tâm, Bộ môn trực thuộc Viện.

VĨNH BIỆT GIÁO SƯ VIỆN SĨ ĐÀO THẾ TUẤN

21-1-2011

Agroinfo - 11h 30 ngày 19 tháng một năm 2011, Giáo sư - Viện sĩ (GS-VS) Đào Thế Tuấn, nhà nghiên cứu đầu ngành về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã mất tại Bệnh viện Việt Xô Hà Nội.

Thời của các tổ chức kinh tế tự nguyện?

18-1-2011

Bắt nguồn từ điểm yếu của sản xuất nông nghiệp là manh mún, nhỏ lẻ, tiêu thụ nông sản khó khăn..., nông dân ở nhiều nơi đã tự nguyện thành lập các tổ hợp tác sản xuất. Mặc dù hoạt động khá hiệu quả song đến nay, các tổ, nhóm này vẫn chưa có tư cách pháp nhân. Trước thực tế này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển liên kết bền vững giữa nông dân với các đối tác kinh tế khác.

Xuất khẩu lúa gạo năm 2011: Cơ hội nhiều hơn thách thức

5-1-2011

Gạo là mặt hàng chính trong xuất khẩu nông sản của nước ta. Tuy nhiên, thời gian qua, bất ổn về giá cả, thị trường cũng như diễn biến phức tạp của thời tiết đã khiến nông dân gặp khó, lợi nhuận thu về chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Đặc biệt, bài toán mâu thuẫn giữa giá cả và sản lượng tồn tại suốt thời gian dài. Trong năm 2011, mâu thuẫn này sẽ được giải quyết như thế nào để nâng cao giá trị hạt gạo Việt? Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Trịnh Văn Tiến, chuyên gia phân tích dự báo thị trường (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn - Ipsard).

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT tuyển viên chức

31-12-2010

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức xét tuyển viên chức làm việc tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, số 16 - Thụy Khuê - Hà Nội và Cơ sở Phía nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thái Bình xây dựng NTM

23-12-2010

Tự Tân là một xã thuần nông của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.Người dân Tự Tân có nghề chính là làm nông nghiệp. Chính vì thế nên khi Tự Tân được chọn là một trong 4 xã của huyện làm điểm xây dựng NTM, nhân dân rất phấn khởi.

Xây dựng NTM trên vùng mía đường Lam Sơn

23-12-2010

Về vùng mía nguyên liệu Lam Sơn (Thanh Hóa), tôi cứ nghĩ mãi về tiến trình xây dựng NTM ở đây. Mới ở đâu và mới từ cái gì?

Đã có chợ thương mại điện tử nông lâm thủy sản

22-12-2010

Cuối tuần qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khai trương Chợ thương mại điện tử nông lâm thủy sản (Agromart) tại địa chỉ: Agromart.com.vn.

Festival Lâm sản trên “thủ phủ” đồ gỗ

22-12-2010

Đây không chỉ là dịp tôn vinh các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý và người dân có nhiều đóng góp cho ngành lâm sản Việt Nam trong các hoạt động trồng, quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến và tiêu thụ...mà còn là cơ hội thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các nhà kinh doanh lâm sản.

Đông xuân vùng lũ Hà Tĩnh: Khó trăm bề

22-12-2010

Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án để sản xuất vụ đông xuân 2010-2011 đạt hiệu quả tối đa về diện tích, năng suất, sản lượng nhưng với diễn biến sau lũ, Hà Tĩnh đang gặp phải không ít khó khăn để thực hiện đạt kế hoạch đã đề ra.

Video: Tọa đàm "Hợp tác kinh tế tự nguyện của nông dân trong xây dựng Nông thôn mới"

14-12-2010

(Agroinfo) - Mô hình hợp tác kinh tế tự nguyện là một trong những thành phần kinh tế quan trọng của Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung. Tại nước ta hiện nay, vấn đề đẩy mạnh mô hình hợp tác kinh tế tự nguyện đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp đang cần được đẩy mạnh. Chính vì vậy Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp cùng kênh truyền hình Nông nghiệp nông thôn VTC16 phối hợp tổ chức tọa đàm "Hợp tác kinh tế tự nguyện của nông dân trong xây dựng Nông thôn mới".