TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông dân được bảo hiểm "hạn hán"

Ngày đăng: 01 | 03 | 2011

Đầu năm nay, Cty Cổ phần Bảo Minh đã triểm khai thí điểm tại Đăk Lăk sản phẩm bảo hiểm (BH) gián đoạn kinh doanh nông nghiệp theo chỉ số (gọi tắt là BH hạn hán). Theo đó, giữa doanh nghiệp và nông dân sẽ thống nhất với nhau một “ngưỡng hạn”- là lượng mưa nhất định đo được tại các trạm đo mưa trong vùng BH. Trong suốt thời hạn BH (31/3 đến 10/5), mà lượng mưa bằng hoặc thấp hơn ngưỡng hạn nông dân sẽ được bồi thường.

Số tiền bồi thường tỉ lệ nghịch với lượng mưa (thấp nhất 10% so với mức tối đa), được tính theo một công thức chuẩn. Và để bảo đảm tính pháp lý, khách quan khi tiến hành bồi thường, các trạm khí tượng thuỷ văn (KTTV) trong vùng BH sẽ làm “trọng tài”. Trong suốt quá trình BH hai bên có thể dễ dàng cập nhật được lượng mưa (được công bố chính thức) từ các trạm này.
Mức phí BH tối đa/1ha đất từ 4,5- 5,5 triệu đồng (tuỳ theo từng vùng, tương ứng số tiền bồi thường tối đa từ 45- 55 triệu đồng). Song, người mua vẫn có thể lựa chọn mức phí thấp hơn. Ưu việt của sản phẩm đó là việc xác định bồi thường rất đơn giản. Chỉ cần lấy số liệu đo mưa của các trạm KTTV cung cấp ráp vào công thức có sẵn để tính mức bồi thường mà không cần bất cứ một động tác giám định nào. Và công thức tính này cũng rất đơn giản.
Theo ông Hoàng Đình Quốc, cán bộ Ban dự án hỗ trợ phát triển Nông nghiệp- thuộc quỹ Ford Foundation, Cty Globalagrisk (Hoa Kỳ), thì: Đây là sản phẩm mang lại lợi ích không nhỏ cho nông dân. Qua khảo sát cho thấy, khi xảy ra hạn hán, người trồng cà phê không chỉ mất thêm chi phí cho việc tưới tiêu như xăng dầu, lao động, ống nước…mà sản lượng sẽ giảm, cây trồng bị ảnh hưởng không chỉ trong thời điểm đó. Nói cách khác, hạn hán chính là rủi ro lớn nhất đối với người trồng cà phê. BH hạn hán chính là “cứu tinh” để nông dân bù vào những thiệt hại đó.
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn cũng như hầu hết nông dân, năm nay, Đăk Lăk sẽ đối mặt với hạn nặng. Thế nhưng, đến nay toàn tỉnh Đăk Lăk chỉ có khoảng 20 người tham gia BH hạn hán. Ông Phạm Trí Thức, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Cư M’Gar, cho biết: “Cà phê trên huyện đang thiếu nước tưới, khả năng hạn là rất lớn. Thế nhưng dù đã có hẳn các cuộc hội thảo về BH hạn hán nhưng không có bất kỳ người nào mua. Họ tỏ ra rất nghi ngờ, họ không biết mình đang mua cái gì nên không thể mua”.
Theo ông Hoàng Đình Quốc, người đã bỏ rất nhiều thời gian để thu thập ý kiến của nông dân, thì: “Điều khiến nông dân băn khoăn nhất đó chính là số liệu lượng mưa. Nông dân thậm chí không biết các trạm đo mưa ở đâu. Họ nghi ngờ về khả năng có sự bắt tay của doanh nghiệp BH với trạm KTTV. Thứ nữa, nếu chẳng hạn có mưa cục bộ tại ngay trạm đo mưa thì liệu tính đại diện có cao? Tuy nhiên đây là những lo lắng không đáng có, bởi thứ nhất các trạm đo mưa hoạt động hoàn toàn độc lập. Và nếu có xảy ra mưa cục bộ thì cũng chỉ trong một thời gian rất ngắn.”

Ông Thức thừa nhận, BH hạn hán mang lại lợi ích to lớn cho nông dân. Tuy nhiên, để nông dân “hứng thú” hơn với sản phẩm BH này thì Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ vì mức phí này còn khá cao.“Để sản phẩm này nói riêng và bảo hiểm nông nghiệp nói chung “phát huy tác dụng” nhất thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Sự hỗ trợ ấy không chỉ cho nông dân mà còn cho cả doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước cần tạo một hành lang pháp lý để DN dễ dàng tiếp cận với nông dân; Chính quyền các cấp cần vào cuộc để nông dân thấy được lợi ích khi tham gia BH nông nghiệp”.

Agroinfo - Theo Báo NNVN

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/48/48/48/73157/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Xây dựng NTM từ dồn điền đổi thửa

1-3-2011

"Để xây dựng NTM thành công phải đưa cả hệ thống chính trị vào cuộc, đẩy mạnh tuyên truyền từ cấp ủy; đặc biệt là trưởng thôn có vai trò rất quan trọng vận động bà con, tạo sự đồng thuận", ông Đặng Văn Nhân, Bí thư Đảng ủy xã Đa Tốn nói.

Hộ kinh doanh cá thể sẽ được đánh giá năng lực cạnh tranh

1-3-2011

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard), tính đến giữa năm 2010, cả nước có khoảng 2,3 triệu hộ và tổ chức kinh doanh cá thể (PFI), tạo việc làm cho 11 triệu lao động và đóng góp khoảng 20% GDP cả nước.

Góp ý sửa đổi Luật Đất đai: Chưa "chạm" đến vấn đề lớn

1-3-2011

Việc tổng kết và lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2003 là một cơ hội để các địa phương đóng góp ý kiến, kiến nghị khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, tại hội nghị mới đây được tổ chức ở Thái Nguyên và Phú Thọ, phần lớn các ý kiến chỉ dừng lại ở những vướng mắc, tồn tại mang tính sự vụ, cụ thể. Trong khi đó, hàng loạt vấn đề lớn được dư luận quan tâm như xóa bỏ hoặc nới rộng hạn điền, tích tụ đất đai...lại không thấy đề cập.

Người trồng cà phê có nguy cơ trắng tay

28-2-2011

Người dân trồng cà phê Tây Nguyên đang phải gánh chịu 2 đợt đại hạn: hạn thiếu xăng dầu hạn gây thiếu nước trầm trọng, tác động xấu đến năng suất và chất lượng cà phê niên vụ 2011 và những năm tiếp theo.

Hộ kinh doanh cá thể ở nông thôn: "Xây dựng bộ chỉ số để tăng năng lực cạnh tranh"

28-2-2011

Ngày 25/2/2011, Viện Chiến lược chính sách nông nghiệp nông thôn (Ipsard) đã tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng “Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI)” tại khu vực nông thôn.

Nông nghiệp Việt Nam 65 năm xây dựng và phát triển

28-2-2011

Năm 2010 là năm kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông với nhiệm vụ chăm lo phát triển ngành nông lâm nghiệp của nước nhà. Bác đã nói trong cuộc Họp Hội đồng Chính phủ ngày 14-11-1945: Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp, 95% dân số Việt Nam sống về đồng ruộng. Muốn giải quyết vấn đề canh nông vừa về phương diện xã hội, vừa về phương diện chuyên môn, cần phải có một cơ quan tối cao.

Xây dựng nông thôn mới từ phong trào "Mỗi làng một sản phẩm"

28-2-2011

Hiện cả nước có hơn 2.700 làng nghề, sử dụng gần 30% lực lượng lao động ở nông thôn, tuy nhiên, kết quả phát triển làng nghề chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của yêu cầu phát triển. Từ thành công của phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm" trên thế giới, Việt Nam đang thực hiện chương trình "Mỗi làng một nghề" có mục đích thúc đẩy phát triển các làng nghề theo hướng chuyên nghiệp, khuyến khích người dân trong việc tận dụng nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng và bảo tồn các làng nghề truyền thống. Cơ hội tạo sức cạnh tranh của các sản phẩm truyền thống trên thị trường Việt Nam và thế giới đang phải được song hành và gắn kết với việc phát triển nông thôn mới ở các làng nghề.

Kinh tế hộ gia đình lần đầu được nghiên cứu

28-2-2011

“Thị trường nông thôn đang bị “bỏ ngỏ”, các doanh nghiệp trong nước thì “chê” vì sức mua kém. Vậy tại sao không phát triển tốt kinh tế hộ gia đình?”.

Sẽ có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện

28-2-2011

Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) cho hay, Viện này đang xây dựng Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI). Theo đó, IPSARD sẽ đánh giá cả năng lực cạnh tranh cấp huyện về chỉ số PFI.

Khủng hoảng lương thực "giả" 2007 đang lặp lại?

24-2-2011

Theo mạng tin Hong Kong Asia Sentinel, tuần trước Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra cảnh báo giá lương thực toàn cầu đã lên đến những mức đáng báo động có thể gây ra “bất ổn vĩ mô,” trong đó có bất ổn chính trị.

Từ PCI đến PFI

23-2-2011

Việc Việt Nam đã xây dựng và cho ra đời nghiên cứu chỉ số PCI hàng năm đem lại nhiều lợi ích cho hoạch định và xây dựng chính sách. Song, nghiên cứu và bổ sung nghiên cứu chỉ số PFI sẽ giúp hoàn thiện hơn, khắc phục những “hạn chế về mặt phương pháp luận” của chỉ số PCI. Viện chính sách và chiến lược phát triển Nông thôn vừa hoàn thành nghiên cứu về chỉ số PFI tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

23-2-2011

Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng “Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI)