TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cơ giới hóa đồng bộ, dịch vụ và liên kết trong sản xuất lúa

Ngày đăng: 07 | 03 | 2011

Bên cạnh những mặt được của việc thực hiện những chính sách hỗ trợ cho công tác dồn điền, đổi thửa thì hiện nay đất sản xuất lúa của khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung và ngoại thành Hà Nội nói riêng vẫn còn rất manh mún.

Về kỹ thuật vẫn sản xuất theo phương pháp truyền thống là chủ yếu. Do vậy tốn công lao động, chi phí nhiều mà hiệu quả không cao. Do áp lực đô thị hoá, sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn về nhân lực, đất đai… vì vậy việc cơ giới hóa trong sản xuất sẽ là hướng đi đúng và tất yếu đối với nông nghiệp đô thị.
Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã không ngừng tăng cường xây dựng các mô hình áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về cơ giới hoá đồng bộ từ khâu làm đất, gieo thẳng lúa cho đến khâu thu hoạch trên địa bàn ngoại thành Hà Nội. Qua 4 năm thực hiện gieo thẳng lúa theo hàng, diện tích không ngừng tăng lên, mỗi năm mở rộng thêm từ 3.000 - 5.000ha. Bên cạnh đó, trong những vụ gần đây, Trung tâm cũng đã triển khai đưa cơ giới hóa máy gặt đập liên hợp vào sản xuất lúa. Bước đầu việc sử dụng đã mang lại hiệu quả cao, được bà con đón nhận.
Để tiếp tục triển khai đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là đưa cơ giới hoá đồng bộ vào sản xuất lúa, vụ xuân 2011, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai mô hình cơ giới hoá đồng bộ, dịch vụ và liên kết trong sản xuất lúa tại 4 xã của 4 huyện trên địa bàn Hà Nội với quy mô 380ha với 2.385 hộ nông dân tham gia, trong đó tại Thuỵ Hương - Chương Mỹ là 80ha, Phú Phương - Ba Vì, Đa Tốn - Gia Lâm, Mai Đình - Sóc Sơn, mỗi xã là 100ha.
Tổng dự toán kinh phí thiết bị, máy móc, giống, vật tư xây dựng mô hình là trên 9 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 37,3%, phần còn lại nông dân đóng góp. Theo tính toán, với quy mô 380ha cần 1 máy gieo sạ, 19 máy làm đất, 11 máy gặt đập, 3 loại máy này được hỗ trợ 75 triệu đồng/máy; 55 giàn gieo sạ, 19 máy phun thuốc được hỗ trợ 50% giá trị.
Các xã tham gia mô hình đã tiến hành khảo sát lập quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch hạ tầng kênh mương thuỷ lợi, đường nội đồng và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Tiến hành công tác tuyên truyền vận động tới toàn thể nhân dân trong các thôn tham gia mô hình với nhiều hình thức trong đó đặc biệt chú trọng tới việc tổ chức các buổi họp dân để tuyên truyền về những lợi ích trước mắt cũng như lâu dài, hiệu quả mang lại của việc áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp để người dân hiểu và tự giác tích cực tham gia.
Bên cạnh đó, các xã cũng đã tiến hành triển khai thi công xây dựng đường nội đồng, kênh tưới tiêu, cải tạo trạm bơm,... phục vụ sản xuất khu vực làm thí điểm mô hình cơ giới hoá đồng bộ. Tiến hành mua thóc giống, các loại vật tư nông nghiệp, xử lý giống, ngâm ủ giống tập trung. Ngoài ra, các xã đã thành lập các tổ, đội chuyên trách phục vụ sản xuất như: tổ dịch vụ ngâm ủ giống, tổ dịch vụ làm đất, gieo sạ, lấy nước, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch lúa,...
Tại xã Mai Đình - Sóc Sơn, mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ 100ha được thực hiện tại hai thôn Thái Phù và Đường 2 với tổng số hộ tham gia mô hình gần 1.000 hộ, mỗi hộ có từ 3-5 thước ruộng. Để triển khai mô hình, xã đã thành lập ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho lãnh đạo ban quản lý, ban chấp hành đảng ủy các ngành đoàn thể và đặc biệt giao cho HTX dịch vụ nông nghiệp xã thường xuyên bám sát, chỉ đạo, tổ chức và triển khai các biện pháp kỹ thuật giúp đỡ bà con nhân dân trong sản xuất và canh tác.
Xã đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng mua máy gặt đập liên hợp, máy làm đất, máy cày, máy bơm nước,... với nguồn vốn hỗ trợ của thành phố là 50% và đang triển khai thi công 4 dự án xây dựng đường nội đồng, kênh tưới tiêu, cải tạo trạm bơm... Tổng kinh phí khoảng 10 tỷ đồng. Tại xã Mai Đình việc thực hiện dồn các ô thửa nhỏ thành diện tích lớn bằng việc đưa cơ giới hóa phá các bờ thửa, các cọc tre được đóng để phân định ranh giới giữa các ô thửa.
Mai Đình là xã thực hiện mô hình sản xuất lúa đầu tiên "3 trong 1" có nghĩa rằng tại đây 3 việc: Thứ nhất: đưa máy móc, cơ giới hóa vào sản xuất từ làm đất đến gieo trồng và thu hoạch lúa. Thứ hai: việc liên kết giữa các hộ nông dân để cùng phá bờ thửa tạo vùng sản xuất lớn. Đồng thời cũng là liên kết để giảm chi phí trong sản xuất. Thứ ba: Dịch vụ - HTX thành lập tổ dịch vụ từ ngâm ủ, làm đất, gieo sạ, phun thuốc trừ sâu,... thu hoạch và như vậy người nông dân chỉ đảm nhận 2 khâu trong quá trình sản xuất lúa là bón phân, làm cỏ và vận chuyển thóc về phơi tại gia đình.
Tại Đa Tốn - Gia Lâm, cũng là 1 trong 4 điểm tham gia mô hình với diện tích lớn 100ha. Qua nhiều vụ áp dụng thành công việc đưa công cụ gieo thẳng lúa theo hàng, đến nay việc triển khai mô hình cơ giới hóa đồng bộ được sự đồng thuận cao của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân trong khu vực quy hoạch. Mô hình được triển khai tại hai thôn Khoan Tế và Ngọc Động với tổng số hộ tham gia mô hình 550 hộ. Đây là khu vực xã đã tiến hành quy hoạch, dồn điền đổi thửa ngay từ đầu năm 2010. Trong đó bình quân mỗi hộ tham gia mô hình có diện tích từ 4-5 sào, hộ có diện tích lớn nhất là 8 sào. Cho nên bước đầu đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện mô hình cơ giới hóa đồng bộ tại xã Đa Tốn.
Vừa qua, tại các điểm thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức những buổi trình diễn gieo sạ bằng máy, gieo sạ bằng công cụ kéo tay. Theo tính toán của các chuyên gia Viện cơ Điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch; sử dụng máy gieo sạ theo hàng năng suất lúa có thể tăng từ 15-20%, chi phí giảm từ 5-5,5 triệu đồng/ha. Còn với phương pháp gieo sạ bằng công cụ kéo tay thì hiệu quả của nó đã được khẳng định từ nhiều vụ nay là giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian sinh trưởng, rất phù hợp với cơ cấu 3 vụ của thành phố, năng suất tăng trung bình từ 7-10% so với lúa cấy, 1ha gieo sạ bằng công cụ kéo tay cho lợi nhuận cao hơn so với phương pháp gieo cấy truyền thống bình quân 5 triệu đồng/ha. Các khâu dịch vụ kỹ thuật từ ngâm ủ giống, gieo sạ, phun thuốc trừ cỏ đến tưới tiêu và thu hoạch… đều được HTX đứng ra đảm nhiệm.
Như vậy mô hình sẽ góp phần giảm đáng kể công lao động trong sản xuất lúa, giải quyết được vấn đề thiếu lao động nông nghiệp, tạo được vùng sản xuất tập trung theo từng giống lúa, phát triển thành vùng chuyên sản xuất lúa hàng hoá. Bên cạnh đó sẽ khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún, thực hiện dồn điền đổi thửa bằng cách dùng các cọc tiêu để đóng nhằm phân định ranh giới ô thửa sau đó phá bờ thửa để thành một ruộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hoá đồng bộ như bơm nước đổ ải, đưa máy móc vào sản xuất tập trung.
Ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, cho biết: Trên một thửa ruộng lớn với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu như nhau, được cơ giới hoá đồng bộ cùng kỹ thuật chăm sóc tiên tiến, chắc chắn năng suất và hiệu quả kinh tế sẽ tăng hơn so với những thửa ruộng manh mún, canh tác thủ công, thiếu đầu tư chăm sóc. Có sự đồng thuận của nông dân thì mô hình cơ giới hoá đồng bộ và liên kết dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất lúa sẽ thành công, góp phần xây dựng nông nghiệp Thủ đô phát triển theo hướng tiên tiến hiện đại tiến tới sản xuất hàng hóa và liên kết dịch vụ trong sản xuất lúa.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Sức sống mới ở nông thôn Kinh Bắc

7-3-2011

Nếu như mục tiêu chung của cả nước đến năm 2015 sẽ có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới thì Bắc Ninh phấn đấu thực hiện cao gấp hơn 2 lần - khoảng 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới (NTM).

Đưa nông dân đến tận trường nghề

7-3-2011

Để đảm bảo nguồn nhân lực cho các nhà máy, khu công nghiệp, thay vì đào tạo ngắn hạn tại địa phương, Sở LĐTBXH Lào Cai đã mạnh dạn xin chỉ tiêu, hỗ trợ thêm kinh phí đưa nông dân đi học nghề ở trình độ trung cấp.

Đối phó với giá cả tăng cao: Lập hợp tác xã để giảm chi phí

7-3-2011

Những biến động của giá cả thị trường đã đẩy người trồng hoa ở thành phố Sơn La vào thế khó. Lập hợp tác xã (HTX) là giải pháp giúp họ phần nào vượt qua bão giá.

Phát triển thủy sản theo hướng công nghiệp hóa

7-3-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định số 333/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

Giảm thiểu tác hại của “bão” giá: Khẩn thiết trợ giá cho người nghèo

7-3-2011

Đó là ý kiến chung của các chuyên gia về giải pháp chống lạm phát trong năm nay, trước tác động của hàng loạt yếu tố đến người nghèo, người nông dân - những người chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Xây dựng Nhà máy gỗ công nghiệp có quy mô lớn nhất miền Bắc tại Vị Xuyên, Hà Giang

7-3-2011

Ngày 6/3, tại Khu công nghiệp Bình Vàng, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Lâm nghiệp Hà Giang (tên giao dịch là VIFOREX) đã khởi công xây dựng Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp với tổng vốn đầu tư 420 tỷ đồng.

Lý thuyết “hai cao” - chính sách giá và thu nhập

7-3-2011

NNVN vừa nhận được bài viết của ông Dhanin Chearavanont, Chủ tịch Tập đoàn C.P Thái Lan phân tích những vấn đề đặt ra xung quanh việc giá nông sản đang tăng cao trên thế giới. Theo thuyết “hai cao” của ông Dhanin Chearavanont thì giá nông sản cao chưa hẳn là thách thức, ngược lại nó còn là cơ hội lớn cho những quốc gia nông nghiệp như Việt Nam và Thái Lan.

Hộ nghèo tham gia Bảo hiểm Nông nghiệp: Được hỗ trợ 100% phí

4-3-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 – 2013.

Cần Thơ: Đẩy mạnh sản xuất lúa giống 3 cấp

4-3-2011

Lúa gạo là mặt hàng có lợi thế của ĐBSCL. Nhằm phát huy những lợi thế sẵn có, TP Cần Thơ với vị trí trung tâm vùng, có nguồn nhân lực, sự hỗ trợ kỹ thuật từ Viện lúa ĐBSCL, Trường ĐH Cần Thơ và đặc biệt có vùng sản xuất lúa sản lượng hàng năm hơn 1,1 triệu tấn, góp phần xuất khẩu 500-600 ngàn tấn gạo.

Sốt giống cá tra

4-3-2011

Do giá cá tra trong thời gian vừa qua liên tục đứng ở mức cao, hấp dẫn người nuôi nên giá con giống đã tăng theo, nguồn cung khan hiếm cũng góp phần tạo nên cơn sốt giá.

Chuyển đổi các mô hình nông nghiệp ở huyện Thạch Thất: Vướng vì khó dồn điền, đổi thửa

4-3-2011

Hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Thạch Thất còn rất ít, nên chủ trương của huyện là chuyển đổi sang xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện địa phương đang vấp phải những khó khăn như hạ tầng cơ sở kém, tích tụ ruộng đất chậm…

Đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU : Nhìn từ những cơ hội và thách thức

3-3-2011

Trong thời gian tới đây, VN đang có kế hoạch đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU) – bao gồm 27 nước thành viên. Với tính chất là cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu của các bên tham gia (ví như loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ, các vấn đề về hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá…), nếu được ký kết, VN-EU FTA chắc chắn sẽ có tác động rất lớn đến triển vọng kinh doanh của các ngành và nền kinh tế của VN bởi EU là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của nước ta.