TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đưa nông dân đến tận trường nghề

Ngày đăng: 07 | 03 | 2011

Để đảm bảo nguồn nhân lực cho các nhà máy, khu công nghiệp, thay vì đào tạo ngắn hạn tại địa phương, Sở LĐTBXH Lào Cai đã mạnh dạn xin chỉ tiêu, hỗ trợ thêm kinh phí đưa nông dân đi học nghề ở trình độ trung cấp.

10 năm trở lại đây, nền kinh tế của Lào Cai đã có nhiều sự thay đổi tích cực. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà máy trên địa bàn tỉnh đã tạo đà cho nền kinh tế Lào Cai có những bước chuyển mình đáng kể. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho lao động mất đất là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Tạo liên kết giữa 4 nhà
Theo ông Ngô Đức Hoàng - Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐTBXH tỉnh Lào Cai: "Dạy nghề cho lao động theo nhu cầu của các doanh nghiệp, các nhà máy đã khó, việc dạy nghề cho lao động làm việc tại các công ty liên doanh với nước ngoài còn khó hơn gấp bội".
Cũng theo ông Hoàng, hiện nay nhiều công ty có vốn đầu tư của nước ngoài có những yêu cầu về tuyển dụng lao động rất cao. Chỉ những lao động có trình độ từ trung cấp trở lên doanh nghiệp mới tuyển dụng.
"Để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, Sở LĐTBXH Lào Cai đã liên hệ với nhiều trường trung cấp để xin chỉ tiêu đào tạo ở chính các trường đó cho đối tượng là lao động nông thôn được hưởng hỗ trợ theo Quyết định 1956/QĐ-TTg. Người học ngoài việc được hưởng tiền hỗ trợ học theo hệ sơ cấp nghề còn được hỗ trợ về kinh phí đi lại, ăn ở từ các trường nơi mình đang theo học"- ông Hoàng cho hay.
Để tránh tình trạng "đem con bỏ chợ", tỉnh Lào Cai đã xây dựng mối liên kết giữa 4 bên (Sở LĐTBXH - doanh nghiệp - người lao động - trường đào tạo) để đảm bảo người lao động sau khi học nghề có được việc làm. "Khi đã ký vào bản cam kết 4 bên thì mỗi bên sẽ phải chịu trách nhiệm với những gì mình có liên quan trong suốt quá trình học nghề đến khi có việc làm. Nếu bên nào không thực hiện đúng như nội dung bản cam kết bên đó sẽ bị xử phạt theo đúng quy định"- ông Hoàng nhấn mạnh.
Thu nhập cao và ổn định
Thực tế, rất nhiều nông dân ở Lào Cai đã nhanh chóng trở thành công nhân bậc cao nhờ được học nghề dài hạn. Anh Hoàng Văn Nga, 32 tuổi (quê huyện Văn Bàn), hiện là nhân viên kỹ thuật của Công ty Luyện đồng Lào Cai phấn khởi nói: "Trước kia, tôi làm nghề nông nhưng đất ngày một thu hẹp nên cuộc sống rất khó khăn.
Khi được vận động đi học nghề, tôi nghĩ đi học ngắn hạn cũng chẳng giải quyết được gì. Tuy nhiên, sau đó tôi được xét đi học nghề hệ trung cấp và được nhận vào làm việc tại Nhà máy Luyện đồng Lào Cai.
Từ khi vào làm tại công ty, tôi và gia đình đã có cuộc sống ổn định hơn". Với mức lương 5,5 triệu đồng/ tháng, anh Nga dư dả để nuôi con cái ăn học và mua sắm đồ đạc trong nhà đầy đủ.
Cùng làm việc với anh Nga tại Phòng Điều khiển trung tâm lò SKS, anh Nguyễn Văn Tuân, 27 tuổi (huyện Bảo Thắng) tâm sự: "Trước kia nhà mình nghèo lắm, ăn cái gì, làm cái gì cũng phải suy nghĩ, tính toán rất nhiều. Sau khi học nghề ở Trường Cao đẳng Luyện kim Thái Nguyên và được tuyển vào làm việc ở đây, đời sống gia đình mình đã có nhiều thay đổi. Thay vì phải chạy ăn từng bữa, giờ gia đình đã có điều kiện sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ đạc và ăn uống đầy đủ hơn”.
Ông Trịnh Văn Tuệ - Giám đốc Nhà máy Luyện đồng Lào Cai cho biết: "Năm 2007, chúng tôi đã tiếp nhận 597 trong tổng số 600 lao động mà Sở LĐTBXH Lào Cai giới thiệu. Cho đến thời điểm này, chúng tôi hài lòng với chất lượng lao động bởi các em được học nghề dài hạn, bài bản. Sắp tới công ty sẽ mở rộng sản xuất, hy vọng công ty sẽ tiếp tục được cộng tác với Sở LĐTBXH Lào Cai trong công tác dạy nghề, tạo việc làm".
“Năm 2010, Sở LĐTBXH Lào Cai đã đào tạo nghề hệ trung cấp cho 3.500 học viên là con em đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn Lào Cai và các tỉnh khác.” - Ông Ngô Văn Hoàng - Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐTBXH Lào Cai
AGROINFO – Theo Báo Nông thông ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Đối phó với giá cả tăng cao: Lập hợp tác xã để giảm chi phí

7-3-2011

Những biến động của giá cả thị trường đã đẩy người trồng hoa ở thành phố Sơn La vào thế khó. Lập hợp tác xã (HTX) là giải pháp giúp họ phần nào vượt qua bão giá.

Phát triển thủy sản theo hướng công nghiệp hóa

7-3-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định số 333/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

Giảm thiểu tác hại của “bão” giá: Khẩn thiết trợ giá cho người nghèo

7-3-2011

Đó là ý kiến chung của các chuyên gia về giải pháp chống lạm phát trong năm nay, trước tác động của hàng loạt yếu tố đến người nghèo, người nông dân - những người chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Xây dựng Nhà máy gỗ công nghiệp có quy mô lớn nhất miền Bắc tại Vị Xuyên, Hà Giang

7-3-2011

Ngày 6/3, tại Khu công nghiệp Bình Vàng, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Lâm nghiệp Hà Giang (tên giao dịch là VIFOREX) đã khởi công xây dựng Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp với tổng vốn đầu tư 420 tỷ đồng.

Lý thuyết “hai cao” - chính sách giá và thu nhập

7-3-2011

NNVN vừa nhận được bài viết của ông Dhanin Chearavanont, Chủ tịch Tập đoàn C.P Thái Lan phân tích những vấn đề đặt ra xung quanh việc giá nông sản đang tăng cao trên thế giới. Theo thuyết “hai cao” của ông Dhanin Chearavanont thì giá nông sản cao chưa hẳn là thách thức, ngược lại nó còn là cơ hội lớn cho những quốc gia nông nghiệp như Việt Nam và Thái Lan.

Hộ nghèo tham gia Bảo hiểm Nông nghiệp: Được hỗ trợ 100% phí

4-3-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 – 2013.

Cần Thơ: Đẩy mạnh sản xuất lúa giống 3 cấp

4-3-2011

Lúa gạo là mặt hàng có lợi thế của ĐBSCL. Nhằm phát huy những lợi thế sẵn có, TP Cần Thơ với vị trí trung tâm vùng, có nguồn nhân lực, sự hỗ trợ kỹ thuật từ Viện lúa ĐBSCL, Trường ĐH Cần Thơ và đặc biệt có vùng sản xuất lúa sản lượng hàng năm hơn 1,1 triệu tấn, góp phần xuất khẩu 500-600 ngàn tấn gạo.

Sốt giống cá tra

4-3-2011

Do giá cá tra trong thời gian vừa qua liên tục đứng ở mức cao, hấp dẫn người nuôi nên giá con giống đã tăng theo, nguồn cung khan hiếm cũng góp phần tạo nên cơn sốt giá.

Chuyển đổi các mô hình nông nghiệp ở huyện Thạch Thất: Vướng vì khó dồn điền, đổi thửa

4-3-2011

Hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Thạch Thất còn rất ít, nên chủ trương của huyện là chuyển đổi sang xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện địa phương đang vấp phải những khó khăn như hạ tầng cơ sở kém, tích tụ ruộng đất chậm…

Đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU : Nhìn từ những cơ hội và thách thức

3-3-2011

Trong thời gian tới đây, VN đang có kế hoạch đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU) – bao gồm 27 nước thành viên. Với tính chất là cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu của các bên tham gia (ví như loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ, các vấn đề về hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá…), nếu được ký kết, VN-EU FTA chắc chắn sẽ có tác động rất lớn đến triển vọng kinh doanh của các ngành và nền kinh tế của VN bởi EU là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của nước ta.

Đồng bằng sông Cửu Long: Đẩy mạnh sản xuất lúa năm 2011

3-3-2011

Theo Bộ NN và PTNT, tính đến thời điểm hiện nay diện tích gieo sạ vụ đông xuân tại đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 700 nghìn ha. Tuy nhiên, theo dự báo sẽ có một số khó khăn xảy ra vào cuối vụ đông xuân 2010 - 2011 như một số diện tích có khả năng không đủ nước ngọt tới cuối vụ, xâm nhập mặn, tập trung ở các nơi cuối nguồn nước ngọt.

Cần đầu tư xứng tầm cho cây café

3-3-2011

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng, dự thảo quy hoạch phát triển cây café đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 sẽ sớm được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Với quy hoạch này, cây café sẽ có cơ hội được đầu tư xứng tầm để đón đầu nhu cầu sử dụng café thế giới ngày càng lớn…