TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phát triển nông nghiệp bền vững vùng khan hiếm nước

Ngày đăng: 07 | 03 | 2011

Ninh Thuận và Bình Thuận là 2 tỉnh khô hạn nhất nước, lượng mưa trung bình từ 500-1.000mm/năm, nên đang xảy ra tình trạng hoang mạc hoá và sa mạc hoá ở nhiều nơi trong vùng, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến khó lường.

Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ độc lập cấp nhà nước: “Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm phát triển bền vững kinh tế-xã hội-môi trường vùng khan hiếm nước Ninh Thuận và Bình Thuận phòng chống hoang mạc hóa” (Mã số: ĐTĐL.2008G/05; Thời gian thực hiện từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2011; Cơ quan chủ trì: Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á; Chủ nhiệm đề tài: GS.TS Ngô Đình Tuấn) đã tiến hành nhằm nghiên cứu tổng hợp tình trạng khan hiếm nước, khô hạn ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục tình trạng nói trên.
Trong đó có dự án: “Xây dựng mô hình mẫu phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp” trên diện tích 6ha ở vùng đất xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng, khô hạn theo công nghệ sản xuất quả hữu cơ kết hợp với công nghệ tưới hiện đại tại thôn 2, xã Nhị Hà, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Loại cây được lựa chọn là thanh long, một loại cây thích hợp với khí hậu khô hạn. Đồng thời, mô hình là nơi trình diễn công nghệ mới tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả nước tưới để nông dân trong vùng đến tham quan học tập, từ đó nhiều nhà nông có thể áp dụng mở rộng sản xuất cây thanh long hữu cơ trên vùng đất xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng và khô hạn thành vùng sản xuất thanh long hàng hoá là một đề tài nhánh nằm trong Đề tài độc lập cấp Nhà nước nói trên.
Sau gần 3 năm thực hiện đề tài, mô hình mẫu đã cho kết quả rõ rệt. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến đóng góp của người dân và cơ quan khuyến nông, cơ quan chủ trì đề tài đề xuất với chính quyền địa phương nơi đang tiến hành dự án xây dựng cơ chế chính sách và tham gia của cộng đồng nhằm duy trì và nhân rộng mô hình mẫu ra các địa phương trong vùng, góp phần xoá đói giảm nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt ở một số vùng thuộc miền Nam Trung bộ nước ta.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
 

NỘI DUNG KHÁC

Cơ giới hóa đồng bộ, dịch vụ và liên kết trong sản xuất lúa

7-3-2011

Bên cạnh những mặt được của việc thực hiện những chính sách hỗ trợ cho công tác dồn điền, đổi thửa thì hiện nay đất sản xuất lúa của khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung và ngoại thành Hà Nội nói riêng vẫn còn rất manh mún.

Sức sống mới ở nông thôn Kinh Bắc

7-3-2011

Nếu như mục tiêu chung của cả nước đến năm 2015 sẽ có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới thì Bắc Ninh phấn đấu thực hiện cao gấp hơn 2 lần - khoảng 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới (NTM).

Đưa nông dân đến tận trường nghề

7-3-2011

Để đảm bảo nguồn nhân lực cho các nhà máy, khu công nghiệp, thay vì đào tạo ngắn hạn tại địa phương, Sở LĐTBXH Lào Cai đã mạnh dạn xin chỉ tiêu, hỗ trợ thêm kinh phí đưa nông dân đi học nghề ở trình độ trung cấp.

Đối phó với giá cả tăng cao: Lập hợp tác xã để giảm chi phí

7-3-2011

Những biến động của giá cả thị trường đã đẩy người trồng hoa ở thành phố Sơn La vào thế khó. Lập hợp tác xã (HTX) là giải pháp giúp họ phần nào vượt qua bão giá.

Phát triển thủy sản theo hướng công nghiệp hóa

7-3-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định số 333/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

Giảm thiểu tác hại của “bão” giá: Khẩn thiết trợ giá cho người nghèo

7-3-2011

Đó là ý kiến chung của các chuyên gia về giải pháp chống lạm phát trong năm nay, trước tác động của hàng loạt yếu tố đến người nghèo, người nông dân - những người chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Xây dựng Nhà máy gỗ công nghiệp có quy mô lớn nhất miền Bắc tại Vị Xuyên, Hà Giang

7-3-2011

Ngày 6/3, tại Khu công nghiệp Bình Vàng, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Lâm nghiệp Hà Giang (tên giao dịch là VIFOREX) đã khởi công xây dựng Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp với tổng vốn đầu tư 420 tỷ đồng.

Lý thuyết “hai cao” - chính sách giá và thu nhập

7-3-2011

NNVN vừa nhận được bài viết của ông Dhanin Chearavanont, Chủ tịch Tập đoàn C.P Thái Lan phân tích những vấn đề đặt ra xung quanh việc giá nông sản đang tăng cao trên thế giới. Theo thuyết “hai cao” của ông Dhanin Chearavanont thì giá nông sản cao chưa hẳn là thách thức, ngược lại nó còn là cơ hội lớn cho những quốc gia nông nghiệp như Việt Nam và Thái Lan.

Hộ nghèo tham gia Bảo hiểm Nông nghiệp: Được hỗ trợ 100% phí

4-3-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 – 2013.

Cần Thơ: Đẩy mạnh sản xuất lúa giống 3 cấp

4-3-2011

Lúa gạo là mặt hàng có lợi thế của ĐBSCL. Nhằm phát huy những lợi thế sẵn có, TP Cần Thơ với vị trí trung tâm vùng, có nguồn nhân lực, sự hỗ trợ kỹ thuật từ Viện lúa ĐBSCL, Trường ĐH Cần Thơ và đặc biệt có vùng sản xuất lúa sản lượng hàng năm hơn 1,1 triệu tấn, góp phần xuất khẩu 500-600 ngàn tấn gạo.

Sốt giống cá tra

4-3-2011

Do giá cá tra trong thời gian vừa qua liên tục đứng ở mức cao, hấp dẫn người nuôi nên giá con giống đã tăng theo, nguồn cung khan hiếm cũng góp phần tạo nên cơn sốt giá.

Chuyển đổi các mô hình nông nghiệp ở huyện Thạch Thất: Vướng vì khó dồn điền, đổi thửa

4-3-2011

Hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Thạch Thất còn rất ít, nên chủ trương của huyện là chuyển đổi sang xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện địa phương đang vấp phải những khó khăn như hạ tầng cơ sở kém, tích tụ ruộng đất chậm…