TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chuyển đổi gấp cây café già cỗi ở Lâm Đồng

Ngày đăng: 08 | 03 | 2011

Mặc dù chủ trương đã được đưa ra từ nhiều năm trước nhưng đến nay, việc chuyển đổi diện tích cây café già cỗi ở Lâm Đồng diễn ra quá chậm chạp. Mới đây nhất, lãnh đạo Sở NN&PTNT Lâm Đồng đã lên tiếng rằng, cần phải đảy nhanh tiến độ chuyển đổi diện tích cây café già cỗi sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Được giá, không phá bỏ
Bà Hoàng Thị Thừa ở thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) nói: “gia đình tôi có 2 ha café ở xã Đinh Trang Thượng. Mấy năm nay, do giá café bấp bênh nên dẫu biết rằng việc chuyển đổi giống Robusta già cỗi (hơn 20 năm tuổi) sang trồng giống Catimor là cần thiết nhưng gia đình khó thực hiện vì thiếu vốn”. Hiện tượng thiếu vốn để thực hiện việc chuyển đổi café già cỗi như bà Hoàng Thị Thừa là hiện tượng khá phổ biến trong nông dân ở Lâm Đồng. Bên cạnh đó, do tâm lý “được chăng hay chớ” nên tại nhiều vùng café trọng điểm của Lâm Đồng, hiện tượng giữ vườn café để “tận thu” vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Lâm Đồng, ngoài 10.000 ha café tuy dưới 20 tuổi nhưng có biểu hiện già cỗi, trên địa bàn toàn tỉnh còn có đến 40.000 ha café trên 20 năm đã hoàn toan già cỗi, cho năng suất thấp, hiệu quả kinh tế mang lại không cao. “Trước mắt, 40.000 ha café này phải nhanh chóng chuyển đổi bằng giống café chất lượng cao hoặc chuyển sang trồng các loại cây trồng khác” – lãnh đạo Sỏ NN&PTNT Lâm Đồng tỏ ra kiên quyết. Song, cũng theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, vụ café vừa qua với giá café cao ngất ngưởng (từ 40.000 đến trên 45.000 đồng/kg – giá cao nhất trong vòng 5 năm qua) đã khiến nhiều hộ nông dân “triệt tiêu” ý định phá bỏ vườn café cũ để thay thế bằng vườn cây có chất lượng cao hơn.
Ông Lưu Nhi Lan, một chủ vườn café trên 10 ha ở xã Tân Thượng, huyện Di Linh, thẳng thắn: “Với giá café cao như thế này, nguồn lợi thu về của người nông dân là rất lớn. Bởi vậy, không có nhiều người đủ “can đảm” phá bỏ vườn café để thay đổi cây trồng khác đâu”. Trong khi đó, theo quy hoạch chung của tỉnh Lâm Đồng thì từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Lâm Đồng sẽ ổn định diện tích café chỉ khoảng 135.000 ha; trong đó đặc biệt chú trọng đến việc thay thế các giống café mới theo chương trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của mình.
Cần giải pháp mạnh
Công bằng mà nói, việc vận động người dân phá bỏ khoảng 50.000 ha café hiện có sang trồng các loại cây trồng khác hoặc trồng café chất lượng cao ở Lâm Đồng hiện nay (trong bối cảnh giá café tăng cao) là một việc làm vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, việc giữ lại diện tích cây café già cỗi là “điều đáng tiếc” trong tương lai không xa.
Lâm Đồng hiện có 140.000 ha café, trong đó có trên 100.000 ha café kinh doanh. Sản lượng café nhân hàng năm của Lâm Đồng được xếp vào hàng nhất nhì của cả nước. Song, giá café của tỉnh này luôn luôn thấp hơn giá chung của cả nước là một điều đáng lo ngại. Ví dụ, hiện trung bình giá 1 kg café ở Tây Nguyên đang là 46.500 đồng thì café của riêng Lâm Đồng chỉ không đến 46.000 đồng/kg. Điều đáng lo ngại nữa, café Lâm Đồng góp phần không nhỏ về số lượng để café Việt Nam chiếm lĩnh đến 18% thị phần café thế giới nhưng ảnh hưởng của ngành café Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung không lớn trong việc quyết định giá cả sản phẩm mà việc điều tiết giá hầu như chỉ tập trung vào một vài nhà đầu cơ nước ngoài.
“Chất lượng sản phẩm phải bắt đầu từ khâu giống, chăm sóc… đến thu hoạch và bảo quản. Tiếp theo, chất lượng đó còn do khâu chế biến và cả bao bì. Thế nhưng, café Lâm Đồng đã không đủ “tầm” để nâng cao vị thế của mình trên thị trường nên việc luôn luôn thấp hơn một vài giá cũng là điều không quá khó hiểu” – một lãnh đạo Sở NN&PTNT Lâm Đòng phát biểu.
Phải bắt đầu từ khâu giống là một trong những điều đã được các nhà hoạch định chiến lược cho lộ trình phát triển cây café tỉnh Lâm Đồng đưa ra. Kế đến, để có sản phẩm cây café sạch, cần tuân thủ quy trình canh tác của các bộ tiêu chuẩn sạch của Việt Nam và thê giới đưa ra. Rồi nữa, theo nhiều chuyên gia, Lâm Đồng – một trong những vùng trọng điểm café của Tây Nguyên – không nên quá chú trọng đến việc mở rộng diện tích mà cần tập trung đâu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm một cách toàn diện để vị thế của loại sản phẩm café Lâm Đồng được nâng coa trên thị trường trong và ngoài nước.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam – số 47 ngày 08.03.2011

NỘI DUNG KHÁC

Dự án cạnh tranh nông nghiệp: Lực đẩy cho kinh tế nông thôn

8-3-2011

Đến nay, sau gần 2 năm thực hiện Dự án cạnh tranh nông nghiệp (Aricultual Competi-tiveveness Project – ACP), tại hội nghị đánh giá giữa kỳ tổ chức mới đây tại Cần Thơ, ghi nhận của đoàn công tác sau khi kiểm tra thực tế và nhiều ý kiến của đại biểu 8 tỉnh trong vùng hưởng lợi từ DA cho thấy tiến độ thực hiện các hợp phần của DA diễn ra khá trôi chảy. Về cơ bản mục tiêu của dự án sẽ đạt được sau khi kết thúc dự án. Đặc biệt các hoạt động của dự án đang đáp ứng và hỗ trợ tốt yêu cầu sản xuất nông nghiệp của các địa phương.

Bảo hiểm nhân thọ dành cho người lao động

8-3-2011

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Viêt Nam (Prévoir Việt Nam) và Công ty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện (VNPost Express) vừa đưa ra thị trường 3 loại hình bảo hiểm nhân thọ mới.

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng vọt

8-3-2011

Theo Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi, giá ngô hiện đang ở 7,4 – 7,5 triệu đồng/tấn, tương đương 356 – 361 USD/tấn, so với 6,7 triệu đồng/tấn hồi tháng 1 – trước khi lô hàng nhiễm côn trùng từ Ấn Độ bị phát hiện.

Phát triển kinh tế đồi rừng – Hướng làm ăn hiệu quả ở Lạng Sơn

8-3-2011

Phát triển kinh tế đồi rừng (KTĐR) đã và đang là hướng làm ăn hiệu quả của người dân "xứ Lạng" , một trong các tỉnh miền núi phía Bắc có trên 80% diện tích là đất lâm nghiệp, đồi rừng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông-lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa cũng chính là giải pháp để Lạng Sơn phát triển bền vững .

HSBC: Kinh tế Việt Nam chuyển biến tốt năm 2011

8-3-2011

Ngân hàng Anh HSBC vừa đưa ra những nhận định lạc quan về nền kinh tế Việt Nam và cho rằng nền kinh tế của Việt Nam sẽ chuyển biến theo chiều hướng tốt trong năm nay.

Bình Phước: Giá nông sản tăng, nông dân phấn khởi

8-3-2011

Tại Bình Phước, nhiều loại nông sản như càphê, điều, tiêu... đang được bán với giá khá cao. Đặc biệt, giá điều thô lên tới 42.000 đồng/kg, mức cao kỷ lục từ trước đến nay, khiến nông dân rất phấn khởi. Điều này giúp bà con vơi bớt khó khăn trong hoàn cảnh giá nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm và vật tư nông nghiệp đang “phi mã”.

Lúa, tôm đều "khát"

8-3-2011

Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau là 3 tỉnh có nhiều sông, rạch, kênh dẫn nước, kênh nội đồng và có các con sông chính như Quản lộ Phụng Hiệp (QLPH), sông Cái Lớn... Nhưng năm nào cũng vậy, trời dứt mưa là nhiều nơi lúa thiếu nước ngọt, tôm thì thiếu... nước mặn.

Phát triển nông nghiệp bền vững vùng khan hiếm nước

7-3-2011

Ninh Thuận và Bình Thuận là 2 tỉnh khô hạn nhất nước, lượng mưa trung bình từ 500-1.000mm/năm, nên đang xảy ra tình trạng hoang mạc hoá và sa mạc hoá ở nhiều nơi trong vùng, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến khó lường.

Cơ giới hóa đồng bộ, dịch vụ và liên kết trong sản xuất lúa

7-3-2011

Bên cạnh những mặt được của việc thực hiện những chính sách hỗ trợ cho công tác dồn điền, đổi thửa thì hiện nay đất sản xuất lúa của khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung và ngoại thành Hà Nội nói riêng vẫn còn rất manh mún.

Sức sống mới ở nông thôn Kinh Bắc

7-3-2011

Nếu như mục tiêu chung của cả nước đến năm 2015 sẽ có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới thì Bắc Ninh phấn đấu thực hiện cao gấp hơn 2 lần - khoảng 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới (NTM).

Đưa nông dân đến tận trường nghề

7-3-2011

Để đảm bảo nguồn nhân lực cho các nhà máy, khu công nghiệp, thay vì đào tạo ngắn hạn tại địa phương, Sở LĐTBXH Lào Cai đã mạnh dạn xin chỉ tiêu, hỗ trợ thêm kinh phí đưa nông dân đi học nghề ở trình độ trung cấp.

Đối phó với giá cả tăng cao: Lập hợp tác xã để giảm chi phí

7-3-2011

Những biến động của giá cả thị trường đã đẩy người trồng hoa ở thành phố Sơn La vào thế khó. Lập hợp tác xã (HTX) là giải pháp giúp họ phần nào vượt qua bão giá.