TIN TỨC-SỰ KIỆN

Trồng lúa thời bão giá: Nhà nông tung chiêu độc

Ngày đăng: 14 | 03 | 2011

Trong khi nông dân (ND) nhiều nơi đang đau đầu vì chi phí sản xuất tăng cao, thì nhiều ND huyện Cai Lậy (Tiền Giang) vẫn ung dung sống khỏe với nghề trồng lúa. Hàng loạt “độc chiêu” được ND áp dụng để hạ giá thành sản xuất xuống mức thấp nhất.

Mô hình có một không hai
Gần đây, hàng chục hộ xã viên HTX Mỹ Thành (xã Mỹ Nam huyện Cai Lậy) đã áp dụng thành công mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virut trên lúa”. Nhiều loại hoa màu như đậu bắp, đậu xanh… được trồng trên bờ bao, vừa tạo thêm thu nhập, vừa lấy hương thơm và màu sắc từ hoa của các loại cây này dẫn dụ thiên địch đến sinh sống, sinh sản … và diệt rầy. Thứ “vũ khí sinh học” này giúp ND hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí sản xuất và góp phần tăng thêm thu nhập cho ND.
Tiến sĩ Lê Hữu Hải – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cai Lậy cho biết: Lúa trồng theo mô hình này không cần phun thuốc trừ rầy nâu, còn ngoài mô hình thì phải phun thuốc trừ rầy và phun 1 – 2 lần… Dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh xóm, ND Trương Văn Phước, phấn khởi: “Tụi tui làm ruộng khỏe re hà! Ra ruộng thấy trên bờ có nhện, ong, lội xuống ruộng thấy chân mình bị chích ngứa (bọ xít mù xanh chích – PV) là về nhà pha trà coi tivi được rồi. Việc diệt rầy có thiên địch lo hết”.
Lợi nhuận tăng thêm gần 40%!
Theo tiến sĩ Hải, nhiều ND Mỹ Thành Nam đã làm cuộc “cách mạng” ngay trên đồng ruộng để nâng cao đời sống và thu nhập. Với việc áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật, ND có thể tăng lợi nhuận bình quân đến 18,25% so với ngoài vùng quy hoạch. Cũng theo tiến sĩ Hải, từ thang 06.2008, ND xã Mỹ Thành Nam thực hiện đăng ký và sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP. Toàn bộ sản phẩm đạt chuẩn đều được công ty TNHH ADC bao tiêu cao hơn với giá 20% so với thị trường. Cộng 2 khoản này, ND nơi đây có thể lãi thêm gần 40%.
Theo tính toán của anh Trương Văn Bảy – Chủ nhiệm HTX Mỹ Thành, chỉ riêng vụ đông xuân, ND có thể thu lãi từ 30 – 40 triệu đồng/ha (tùy thời giá). Tổng 3 vụ trong năm, mỗi hộ trồng lúa có thể “bỏ túi” từ 80 – 100 triệu đồng. Ngoài sản xuất lúa theo chương trình cho lợi nhuận cao, nhiều ND ở xã Mỹ Thành Bắc và Mỹ Thành Nam còn được Nhà nước cho vay ưu đãi để triển khai dự án chan nuôi lợn nái sinh sản. Tính bình quân mỗi đợt xuất chuồng lợn giống, mỗi hộ lãi từ 20 – 50 triệu đồng. Anh Nguyễn Văn Trãi ở ấp 3, xã Mỹ Thành Bắc cho biết, thu lãi của gia đình anh từ 1,6 ha lúa theo quy trình GAP và đàn lợn là hơn 100 triệu đồng/năm. Ngoài lãi cao từ sản xuất hiệu quả, ND vùng này tận dụng chất đốt từ hầm biogas sử dụng quanh năm không hết. Lượng đậu bắp, đậu xanh thu được trên bờ ăn không hết, ND hái đem ra chợ “đổi” thịt cá, khỏi tốn tiền mua…
"Mô hình trồng hoa chống rầy là mô hình “có một không hai” trên thế giới, thể hiện tính cộng đồng rất cao của bà con nông dân. Mô hình giảm đi sự ô nhiễm của môi trường, hạn chế chi phi phun xịt, tăng lợi nhuận cho nông dân." – Tiến sĩ Ryong Choi – Chuyên gia Nghiên cứu siêu vi khuẩn học (Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế)
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay số 62 ngày 14.03.2011

NỘI DUNG KHÁC

Trồng cây biến đổi gen ở Việt Nam: Tiếp tục khảo nghiệm và đánh giá

14-3-2011

Theo Bộ NNPTNT, đến năm 2020, 3 loại cây trồng biến đổi gen (BĐG) là ngô, bông, đậu tương sẽ chiếm từ 30-50% diện tích. Về kế hoạch này, NTNN có cuộc trao đổi với ông Triệu Văn Hùng - Vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ NNPTNT).

Phân hữu cơ sinh học cho cây công nghiệp Tây Nguyên

14-3-2011

Tháng 4.2010, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đăk Lăk đã thử nghiệm phun các chế phẩm sinh học KH, AH, NH trên cà phê và hồ tiêu tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh trong điều kiện thời tiết khô hạn trầm trọng.

Nuôi cá giỏi nhờ học hành bài bản

14-3-2011

Được học nghề nuôi trồng thuỷ sản bài bản, 35 nông dân huyện Bát Xát, Lào Cai đã biết cách nuôi cá hiệu quả. Từ những ao cá bội thu, họ đã có thu nhập cao và tạo việc làm cho nhiều lao động khác trong huyện.

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn: Không thể để tích tụ ruộng đất tự phát

14-3-2011

Tại hội nghị tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 ở TP.HCM hôm 10-3, một trong những nội dung được các đại biểu thảo luận là hạn mức đất sử dụng đất nông nghiệp quy định trong luật hiện nay (hạn điền).

VFA giảm giá sàn xuất khẩu gạo

14-3-2011

Việc hạ giá sàn xuất khẩu gạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) được xem là nỗi lực nhằm hỗ trợ thị trường, nhưn liệu có mang lại kết quả như mong muốn?

Chính sách sai lầm dẫn tới thiếu lương thực

11-3-2011

Agroinfo- Hội thảo bàn tròn “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam” diễn ra ngày 9/3/2011 tại Hà Nội do IPSARD tổ chức, với sự hiện diện của GS. Peter Timmer - thành viên không thường trực của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Center for Global Develoment – CGD) đã nhận được nhiều ý kiến quý giá từ vị giáo sư này. Nhiều quan điểm và gợi ý của ông về chính sách đã được ông đăng tải một phần trên Wall Street journal với tựa đề “Failed Policies Lead to Food Shortages” (Chính sách sai lầm dẫn tới thiếu lương thực). Agroinfo xin đăng nguyên văn bài viết này qua bản dịch của tác giả Trần Trí Dũng (DHVP Corp) để quý độc giả tham khảo.

GS. Peter Timmer: Sẽ không có khủng hoảng lương thực

10-3-2011

“Tại thời điểm hiện tại, giá lương thực tăng không phải là dấu hiệu bất thường, nguồn cung hiện nay vẫn đảm bảo tốt, không có dấu hiệu đầu cơ, hay hạn chế xuất nhập khẩu. Sẽ không có khủng hoảng lương thực, thậm chí đây còn là dấu hiệu tốt cho Việt Nam.” – Đó là phát biểu của GS. Peter Timmer trong Hội thảo bàn tròn “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam” diễn ra ngày 9/3/2011 tại Hà Nội do IPSARD tổ chức.

Hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản

10-3-2011

Ngân hàng Nhà nước (NNNN) vừa ban hành thông tư 03/2011/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

Nhận diện nguy cơ khủng hoảng lương thực

10-3-2011

Bước sang năm 2011, chỉ số giá lương thực thế giới đã tăng hơn 28%, trong đó ngũ cốc tăng tới 44%. Lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực mới đã hiện diện. Đối với một nước xuất khẩu nông sản như VN thì đâu là cơ hội và đâu là thách thức?

Nhân lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột: Bayer vung cấp giải pháp “3 tăng” cho cây cà phê

10-3-2011

Ngày 12.03, tại Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), thủ phủ café của Việt Nam,Lễ hội café lần thứ 3 năm 2011 chính thức bắt đầu. Cùng với các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm tôn vinh café và những nông dân trồng café, lễ hội còn là dịp để 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp) cùng ngồi lại để tìm ra giải pháp phát triển ngành café bền vững. Trong dịp này, Công ty Bayer CropScience Việt Nam đưa ra 3 giải pháp tăng “Much more coffee” nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng lợi nhuận cho nhà nông.

Nuôi tôm thẻ ở Long An: Lại chết vì ý thức kém

10-3-2011

Vào vụ tôm (vụ 1) chưa được bao lâu, nhiều hộ nuôi tôm ở vùng Hạ Long An đã lại phải méo mặt khi tôm chết hàng loạt.

“Bão giá sắn” ở Phú Yên và những hệ lụy

10-3-2011

Niên vụ 2010-2011, nông dân Phú Yên được mùa, trúng giá, nhất là sắn và mía. Tại các huyện miền núi, chưa bao giờ cây sắn lại được mua bán tấp nập như hiện nay, thậm chí cả thân cây cũng được băm ra để bán.