TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nỗ lực phát triển càphê bền vững

Ngày đăng: 17 | 03 | 2011

Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột vừa diễn ra tại Đắk Lắk đã thu hút sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh việc quảng bá, lễ hội càphê năm nay còn hướng đến mục tiêu tìm ra giải pháp phát triển càphê Tây Nguyên bền vững.

Với chủ đề Tạ ơn càphê, lễ hội gửi gắm lời tạ ơn một vùng đất đỏ bazan trù phú, nơi cho từng rẫy càphê mạch nguồn để lớn lên, tạ ơn nắng, gió, mưa đã cho từng gốc càphê đơm hoa kết trái, nhưng trên hết là tạ ơn người trồng càphê đã vất vả để làm nên những hạt càphê quý giá. Tuy nhiên, có một thực tế là đời sống của người trồng càphê, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vẫn còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bà con sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, trình độ canh tác lạc hậu.
Theo thống kê, tỉnh Đắk Lắk có hơn 190.700ha càphê, sản lượng trung bình 400.000 tấn/năm, giá trị xuất khẩu càphê chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tạo việc làm ổn định cho trên 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan đến cây càphê. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 15% diện tích càphê thuộc các công ty, doanh nghiêp được trồng thành vùng chuyên canh, còn lại là do người dân tự trồng và quản lý. Số hộ trồng dưới 0,5ha chiếm khoảng 35%, số hộ trồng từ 0,5ha đến dưới 1ha chiếm 34%.
Không riêng gì Đắk Lắk mà tại Lâm Đồng, Kom Tum, Gia Lai, Đắk Nông, việc sản xuất càphê cũng chỉ mới dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, vườn càphê già cỗi ngày càng gia tăng. Hiện người trồng càphê còn phải đối mặt với tình trạng hạn hán thường xuyên làm giảm năng suất, sản lượng.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh này đã và đang triển khai đề án Phát triển càphê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, sẽ tập trung xây dựng thương hiệu Càphê Buôn Ma Thuột; phấn đấu đến năm 2015, ổn định diện tích càphê khoảng 150.000ha trong vùng sinh thái thuận lợi để thâm canh tăng năng suất sao cho năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha trở lên, sản lượng đạt 400.000 tấn/vụ mùa; cải tạo, trồng mới số diện tích càphê đã hết chu kỳ kinh doanh nằm trong vùng quy hoạch; kiên quyết chuyển đổi cây trồng khác đối với những khu vực không đủ nước tưới. Xây dựng thêm 10.000m2 kho bảo quản và 40.000m2 kho ngoại quan, 500.000m2 sân phơi và 500 máy sấy nông sản. Phấn đấu đến năm 2015, tăng tỷ lệ càphê tinh chế đạt 15- 20% sản lượng, đưa giá càphê xuất khẩu cùng loại ngang bằng với giá thế giới.
Đồng thời triển khai các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh càphê cho khoảng 8.000 nông dân/năm. Triển khai áp dụng TCVN 4193:2005 cho 60% sản lượng càphê xuất khẩu trở lên. Ông Huỳnh Quốc Thích, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk) cho biết, tỉnh đã triển khai một số mô hình bón phân và tưới nước riêng lẻ, bón phân và tưới nước tiết kiệm, kết quả cho thấy lượng nước tưới giảm từ 300- 500m3/ha/vụ, giảm gần 30% tổng kinh phí đầu tư trên 1ha/vụ. Thời gian tới, mô hình sẽ được nhân rộng ở khắp các xã trên toàn địa bàn Tây Nguyên.
Ngoài ra, việc Trung tâm Giao dịch càphê Buôn Ma Thuột (Sàn giao dịch càphê Tây Nguyên) ra đời và đi vào hoạt động đã góp phần hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin, dịch vụ trong việc áp dụng các phương thức mua bán càphê qua sàn giao dịch trong nước và quốc tế, thị trường kỳ hạn. Đây thực sự là “địa chỉ đỏ” dành cho những người sản xuất, chế biến, kinh doanh càphê, hướng tới cách làm ăn chuyên nghiệp.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/3/27503.html

NỘI DUNG KHÁC

Thí điểm xây dựng nông thôn mới: Xác định lợi thế từng địa phương là mấu chốt giúp nông dân tăng thu nhập

17-3-2011

Hội nghị sơ kết Chương trình phát triển sản xuất – nâng cao thu nhập cho nông dân tại 11 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 16/3, tại Hà Nội đã cho thấy nhiều biến chuyển tích cực. Nhiều địa phương đã hình thành được một số cách làm hay, vận dụng cơ chế hợp lí trong phát triển sản xuất, giúp tăng thu nhập cho nông dân từ 20 – 30% so với trước đây.

PCI 2010: Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu

16-3-2011

Sáng nay (16/3), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và USAID/VNCI phối hợp công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh năm 2010. Đà Nẵng là địa phương năm thứ 3 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI.

Hoà Bình: Đẩy nhanh tiến độ lập đề án và quy hoạch xây dựng nông thôn mới

16-3-2011

Ngày 14/3, UBND tỉnh Hoà Bình đã họp với lãnh đạo các huyện và các sở, ngành liên quan để triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2011.

PCI và áp lực từ doanh nghiệp

16-3-2011

Hôm nay (16/3), Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2010 sẽ chính thức được công bố. Bảng xếp hạng này được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát 7.300 doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố.

Thành công trong xây dựng mô hình nông thôn mới

16-3-2011

Cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện đang tạo nền tảng cho diện mạo mới cho các vùng nông thôn của Thái Bình. Bí thư Huyện ủy huyện Kiến Xương, ông Vũ Văn Tuyên khẳng định từ kết quả thành công trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở Kiến Xương.

Sản xuất nông nghiệp 2 tháng đầu năm 2011: Vượt lên khó khăn

15-3-2011

Mặc dù rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, song trong 2 tháng đầu năm 2011, ngành nông nghiệp vẫn nỗ lực không ngừng, vượt lên khó khăn để hoàn thành mục tiêu đề ra và tạo đà cho sự thắng lợi trong những tháng tiếp theo.Bộ NN&PTNT cho biết, sản xuất nông nghiệp trong tháng 2 tháng đầu năm 2011 tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa và rau màu vụ đông xuân trên cả nước. Tính đến trung tuần tháng 2/2011, cả nước đã gieo cấy được 2580,7 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 94,1% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy 673,9 nghìn ha, bằng 76,2%.

Giải pháp phát triển bền vững càphê Buôn Ma Thuột

15-3-2011

Ngày 13-3, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội càphê-cacao Việt Nam đã phối hợp cùng với tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo Phát triển càphê Buôn Ma Thuột, càphê Việt Nam bền vững.

Tìm hướng phát triển bền vững cho cà phê Việt Nam

15-3-2011

Nhiều chuyên gia đã nêu giải pháp với kỳ vọng phát triển bền vững ngành sản xuất, kinh doanh cà phê Việt Nam trong tương lai.

Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là vùng nông sản lớn toàn cầu

15-3-2011

Chiều 14/3, tại TP.Cần Thơ, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP.Cần Thơ công bố quyết định số 1581/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi quy hoạch vùng ĐBSCL gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP.Cần Thơ và 12 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau.

Cần hoàn thiện khung pháp lý về cây trồng biến đổi gen

14-3-2011

Trước biến động của thị trường lương thực, thực phẩm thế giới, việc đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp tối ưu để đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc canh tác cây trồng biến đổi gen hiện mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Ông Hùng cho biết:

Trồng lúa thời bão giá: Nhà nông tung chiêu độc

14-3-2011

Trong khi nông dân (ND) nhiều nơi đang đau đầu vì chi phí sản xuất tăng cao, thì nhiều ND huyện Cai Lậy (Tiền Giang) vẫn ung dung sống khỏe với nghề trồng lúa. Hàng loạt “độc chiêu” được ND áp dụng để hạ giá thành sản xuất xuống mức thấp nhất.

Trồng cây biến đổi gen ở Việt Nam: Tiếp tục khảo nghiệm và đánh giá

14-3-2011

Theo Bộ NNPTNT, đến năm 2020, 3 loại cây trồng biến đổi gen (BĐG) là ngô, bông, đậu tương sẽ chiếm từ 30-50% diện tích. Về kế hoạch này, NTNN có cuộc trao đổi với ông Triệu Văn Hùng - Vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ NNPTNT).