TIN TỨC-SỰ KIỆN

Làng nghề lao đao trong “bão giá”

Ngày đăng: 17 | 03 | 2011

Trong bối cảnh “bão giá”, các làng nghề ở Hà Nội đang chịu ảnh hưởng không hề nhỏ. Các làng nghề đang có nguy cơ mai một bởi cách làm ăn nhỏ lẻ, thương hiệu bị mất dần.

Làng nghề thêu Quất Động (Thường Tín, Hà Nội) là một trong những làng nghề nổi tiếng của Hà Nội với sự tinh xảo và tỉ mỉ trong từng thành phẩm thêu. Để làm ra được một bức tranh, có khi người thợ phải mất vài năm, với đầy đủ các công đoạn từ xem mẫu, căng nền, sang kiểu, chọn chỉ màu, đến thêu, tỉa.
Thời gian gần đây, làng nghề thêu Quất Động đang dần bị mai một. Từ khi xuất hiện những doanh nghiệp, khu công nghiệp, thanh niên trong làng không còn mặn mà với nghề truyền thống. Số theo nghề chỉ còn 30-40% và cũng chỉ thêu theo thời vụ và theo hợp đồng chứ không sống bằng nghề.
Lý giải vấn đề này, ông Trịnh Đình Miền (Phó chủ tịch phụ trách kinh tế - xã Quất Động) cho biết: "Thu nhập mỗi ngày của một thợ thêu rất thấp, thông thường là 15.000 - 20.000 đồng/ngày. Trừ những thợ giỏi, có nhiều đơn hàng thì được 50.000 đồng/ngày. Mức thu nhập như thế không đủ để họ trang trải cuộc sống".
Từ khi giá xăng, điện được điều chỉnh, việc hoạt động, duy trì nghề thêu càng trở nên khó khăn. Bà Hoàng Thị Khương - một nghệ nhân thêu nổi tiếng của Quất Động - cho biết: "Từ khi chỉ lên giá 500.000/kg, chúng tôi không dám pha nhiều để thêu nữa, hàng đặt bao nhiêu thì làm bấy nhiêu. Không có vốn nên đành phải làm cầm chừng như thế". Cũng theo cô Khương, mặc dù giá nguyên liệu như chỉ, vải ... và công làm có tăng lên, nhưng giá bán các bức tranh thêu thì không thể tăng theo vì sợ mất hợp đồng.
Anh Chỉnh - một người gắn bó với nghề thêu hơn 20 năm nay - chia sẻ: "Bây giờ nếu chỉ thêu hàng cao cấp thì không đủ sống, nên nhiều người phải chuyển sang hàng may mặc "ăn ngay", chất lượng thấp". Anh còn cho biết, nếu thêu hàng thời trang thì tiền công cao nhất là 50.000 - 70.000đồng/người, còn thêu hàng tranh nghệ thuật là 45.000 đồng/người.
Cũng giống như làng nghề Quất Động, làng nghề mộc ở Thạch Thất (Hà Nội) cũng gặp khó khăn trong bối cảnh giá xăng và điện tăng cao. Theo ông Vương Đình Thành, một chủ xưởng mộc ở Hương Ngải, phần lớn gỗ được nhập từ Hà Nội, Hữu Bằng đều tăng giá: gỗ lim tăng từ 32 triệu đến 35 triệu/khối, gỗ nghiến tăng từ 18 triệu đến 22 triệu/khối, gỗ dổi cũng tăng từ 15 triệu lên 18 triệu/khối ...
Do việc điều chỉnh giá điện, xăng, nên giá công thợ và giá thành sản phẩm cũng bị đẩy lên tương ứng. Ông Thành cho biết, công thợ trước đây chỉ khoảng 120.000 đồng/người/ngày, bây giờ phải tăng lên 150.000 đồng/người/ngày; vì vậy, giá thành sản phẩm là ra cũng dao động từ 10- 13% so với trước đây. Ông Thành chia sẻ: "Có rất nhiều hợp đồng chúng tôi đã ký trước khi tăng giá điện, xăng, bây giờ không làm thì mất uy tín, còn làm tiếp thì lỗ quá ".
Hiện nay, thành phố Hà Nội có 1.270 làng có nghề, trong đó có 272 làng đã được công nhận làng nghề, nhưng mới chỉ có sản phẩm bánh chưng của làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, Thanh Trì) đã đăng ký thương hiệu và công bố tháng 12-2009 vừa qua. Với cách làm ăn nhỏ lẻ của các làng nghề như hiện này, cộng với việc “bão giá” đang là nguy cơ các làng nghề bị mai một dần. Lúc này các làng nghề rất cần có tên tuổi, định hướng kịp thời.
AGROINFO – Theo Báo Lao động

Nguồn: http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Lang-nghe-lao-dao-trong-bao-gia/36223

NỘI DUNG KHÁC

Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2010: Doanh nghiệp vẫn kêu “bị làm khó”

17-3-2011

Môi trường kinh doanh của các địa phương năm 2010 không cải thiện được nhiều so với năm 2009. Các doanh nghiệp (DN) vẫn đang phải chịu nhiều gánh nặng về các chi phí không chính thức, môi trường pháp lý không minh bạch, cơ sở hạ tầng còn yếu kém...

Phấn đấu 100% hộ dân xã điểm nông thôn mới tăng thu nhập

17-3-2011

Ngày 16/03, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Phó Trưởng ban thường trực BCĐ TƯ Chương trình MTQG xây dựng NTM chủ trì hội nghị sơ kết Chương trình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân tại 11 xã thí điểm NTM.

Người trồng tiêu ở Gia Lai: Mỏi mắt chờ nước tưới

17-3-2011

Hàng nghìn héc-ta hồ tiêu ở Chư Sê, Chư Pưh (Gia Lai) đang quay quắt trong nắng hạn. các nguồn nước đã cạn kiệt. Nhiều giải pháp đã được áp dụng nhưng không hiệu quả. Nguy cơ thất bát đang hiển hiện.

Mỹ giảm thuế chống phá giá với cá tra Việt Nam

17-3-2011

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa giảm thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam.

Việt Nam với an ninh lương thực thế giới

17-3-2011

Phỏng vấn ông Robert S.Zeigler – TGĐ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) IRRI là cái “nôi” sản sinh ra các giống lúa ngắn ngày, cho năng suất cao, được trồng phổ biến trên khắp Thế giới. Tuy nhiên, IRRI không chỉ sản xuất ra các giống lúa mà còn đào tạo ra các nhà khoa học chuyên ngành lúa gạo nổi tiếng trên khắp Thế giới.

Tăng tỷ lệ tiền và lượng tiền gửi về gia đình hộ nông dân

17-3-2011

Tỷ lệ tiền gửi và lượng tiền gửi về cho các hộ gia đình ở nông thôn tăng nhanh từ 2008 – 2010 là một phần của kết quả nghiên cứu trong Hội thảo trình bày và lấy ý kiến đóng góp cho “Dự thảo báo cáo Điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực ở Việt Nam” do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM) tổ chức ngày ngày 16/3/2011 tại Hà Nội.

Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

17-3-2011

"Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam" là chủ đề cuộc Hội thảo do Văn phòng Chính phủ tổ chức ngày 16/3, tại Hà Nội. Hội thảo tập trung vào 2 nội dung chính, gồm “Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam giai đoạn 2011-2020" và " Việt Nam hội nhập ASEAN và những vấn đề đặt ra".

Giải cứu ngành chăn nuôi

17-3-2011

Cơn mưa dầm gió rét chiều ngày 15/3 dường như vẫn không làm giảm nhiệt cuộc họp khẩn bàn cách giải cứu ngành chăn nuôi khỏi tình trạng lưỡi hái giá thức ăn tăng đang chực bổ xuống đầu…

Nỗ lực phát triển càphê bền vững

17-3-2011

Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột vừa diễn ra tại Đắk Lắk đã thu hút sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh việc quảng bá, lễ hội càphê năm nay còn hướng đến mục tiêu tìm ra giải pháp phát triển càphê Tây Nguyên bền vững.

Thí điểm xây dựng nông thôn mới: Xác định lợi thế từng địa phương là mấu chốt giúp nông dân tăng thu nhập

17-3-2011

Hội nghị sơ kết Chương trình phát triển sản xuất – nâng cao thu nhập cho nông dân tại 11 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 16/3, tại Hà Nội đã cho thấy nhiều biến chuyển tích cực. Nhiều địa phương đã hình thành được một số cách làm hay, vận dụng cơ chế hợp lí trong phát triển sản xuất, giúp tăng thu nhập cho nông dân từ 20 – 30% so với trước đây.

PCI 2010: Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu

16-3-2011

Sáng nay (16/3), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và USAID/VNCI phối hợp công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh năm 2010. Đà Nẵng là địa phương năm thứ 3 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI.

Hoà Bình: Đẩy nhanh tiến độ lập đề án và quy hoạch xây dựng nông thôn mới

16-3-2011

Ngày 14/3, UBND tỉnh Hoà Bình đã họp với lãnh đạo các huyện và các sở, ngành liên quan để triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2011.