TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bảo hiểm nông nghiệp: Khó đạt “mốc” đề ra

Ngày đăng: 18 | 03 | 2011

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc thực hiện thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 sẽ được triển khai từ 1/7 tới đây. Nhưng theo ý kiến nhiều chuyên gia, “mốc thời gian” này có thể sẽ khó đạt khi công việc vẫn còn bề bộn.

Chưa biết DN nào sẽ tham gia BHNN
Thống kê của Cục quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho thấy, từ trước đến nay, tỷ trọng tham gia BHNN ở Việt Nam ở mức rất thấp, chỉ chiếm chưa đến 1% tổng diện tích cây trồng, vật nuôi. Mặc dù BHNN đã được triển khai ở Việt Nam từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước do Tập đoàn Bảo Việt thực hiện với dịch vụ tới 26 tỉnh, nhận bảo hiểm cho 200.000 ha lúa, nhưng đến năm 1999 phải bỏ cuộc vì không có lãi (thu phí được 13 tỷ đồng nhưng phải bồi thường 14,4 tỷ đồng).
Tuy vậy, chủ trương hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp trước thiên tai, dịch bệnh, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bằng chính sách BHNN cho đến nay vẫn là yêu cầu cấp thiết từ cuộc sống. Sau bao năm “thai nghén”, mới đây, người đứng đầu Chính phủ đã chính thức quyết định thí điểm BHNN từ 1/7/2011.
Theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký HH Bảo hiểm Việt Nam, sản xuất nông nghiệp là sản xuất ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, thiên tai và dịch bệnh, do đó, nông dân thường gặp rất nhiều rủi ro. Vì vậy, việc Chính phủ ban hành Quyết định 315 cho phép triển khai thí điểm BHNN là một chính sách, chủ trương lớn, hợp với lòng dân, hợp với Chỉ thị của Đảng. Tuy vậy, theo ông Lộc thì còn quá nhiều cái khó, mà đầu tiên chính là đơn vị nào sẽ tham gia BHNN?
Trao đổi với NNVN chiều qua, ông Nguyễn Văn Minh, TGĐ Cty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) cho biết, tuy là 1 trong 4 DN tham gia xây dựng đề án thí điểm BHNN ngay từ cuối năm 2010, nhưng đến thời điểm này, ông Minh cũng không chắc chắn là ABIC có tên trong danh sách các DN tham gia bảo hiểm đợt này. “Hiện Bộ Tài chính chưa công bố danh sách này, mà nếu có triển khai được quyết định của Chính phủ, theo tôi, cũng phải có thêm 4-5 thông tư hướng dẫn nữa. Tôi cho rằng, nhanh nhất thì đến quý IV mới có thể bắt đầu triển khai thực hiện được”, ông Minh nói.
Còn ông Phạm Xuân Phong, Phó TGĐ TCty CP Bảo Minh, cho hay, mặc dù Bảo Minh cũng bắt đầu thực hiện việc bảo hiểm cho cây cà phê ở Tây Nguyên, song muốn mở rộng quy mô bảo hiểm các cây trồng, vật nuôi khác trên cả nước thì lại phụ thuộc vào Bộ Tài chính có đưa DN này vào danh sách hay không.
Cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
Ông Trịnh Thanh Hoan, Cục trưởng Cục quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho rằng, BHNN chưa phát triển được một phần là do hiện nay chưa có một phương pháp đánh giá nào chính xác giúp DN bảo hiểm đánh giá rủi ro và phân định thiệt hại một cách khách quan. Ông Hoan khẳng định, BHNN muốn phát triển thì phải theo mô hình mới chứ không phải theo mô hình bảo hiểm truyền thống nữa. “Hiện Bộ Tài chính đang phối hợp với các chuyên gia nước ngoài soạn thảo thông tư hướng dẫn thực hiện, đồng thời xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, trên cơ sở quy định cụ thể quy mô trang trại chăn nuôi, diện tích cây trồng, các loại hình bảo hiểm để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, công việc này sẽ mất nhiều thời gian, bởi cần quy định cụ thể thì các DN cũng như nông dân mới có cơ sở thực hiện”, ông Hoan nói.
Đồng quan điểm trên, ông Phùng Minh Lộc cho rằng, lâu nay, khi gặp thiên tai, Nhà nước vẫn hỗ trợ một phần thiệt hại cho nông dân, ngân sách bỏ ra không nhỏ nhưng người dân chẳng được bao nhiêu. Do vậy, cần phải giúp nông dân tham gia đóng bảo hiểm để họ có trách nhiệm cao hơn trong sản xuất và khi rủi ro họ sẽ được bồi hoàn xứng đáng.
Tuy nhiên, vướng mắc nhất đối với cả DN và nông dân khi tham gia BHNN hiện nay chính là quy mô sản xuất của nền nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún. Thêm nữa, giá cả đầu ra của nông sản bấp bênh, nên nông dân cũng khó xác định được thu nhập để biết được thiệt hại có thể xảy ra nếu có dịch bệnh, thiên tai. Do vậy, họ ít nghĩ đến mua bảo hiểm. “Về vấn đề bồi thường cũng gặp rất nhiều khó khăn. Như vụ vừa rồi mạ bị giá rét sẽ tính bồi thường như thế nào? Khi giá rét không cấy được lúa, người dân trồng khoai thì tính bồi thường theo lúa hay theo khoai? Đó là cả một vấn đề kỹ thuật nan giải”, ông Lộc bày tỏ.
Như vậy, vấn đề cốt lõi, theo ông Lộc, là cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rõ ràng. Đây là phần việc của các cơ quan quản lý Nhà nước. “Ngoài ra, cũng nên công bố sớm danh sách các DN tham gia thí điểm BHNN đợt này, bởi lẽ, họ cần có thời gian để chuẩn bị vốn, nguồn nhân lực. Đặc thù của BHNN là gắn với nông dân, nên hơn hết, cán bộ làm BHNN phải không khác gì những kỹ sư nông nghiệp, vì họ cần có kiến thức để đánh giá mức độ rủi ro, cũng như tư vấn cho nông dân cách thức tham gia bảo hiểm”, ông Lộc đề xuất.
+ Có ý kiến cho rằng việc Nhà nước hỗ trợ phí bảo hiểm đối với hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt sẽ làm méo mó thị trường tài chính. Tuy nhiên, theo ông Lộc, đây là thí điểm nên được phép làm. Mục đích của thí điểm phải xác định được phí phù hợp, tổng kết đươc rủi ro và mức tác động của từng rủi ro đó đến nông dân và đến với các đối tượng như thế nào. Qua đợt thí điểm này, tuyên truyền cho bà con nông dân thấy được ý nghĩa, tác dụng của bảo hiểm thì việc tham gia sẽ là tự giác và gần như là một thiết yếu.
+ “Thuận lợi lớn nhất đối với các DN bảo hiểm khi triển khai BHNN hiện nay là sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt chính sách, sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan ban ngành liên quan cũng như sự quan tâm của bà con nông dân. Còn khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là những hạn chế trong khâu giám định bồi thường nếu không có sản phẩm bảo hiểm được thiết kế phù hợp”, ông Phạm Xuân Phong, Phó TGĐ Bảo Minh.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/48/48/48/75528/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Nông dân nuôi bò sữa…lên tay

18-3-2011

Đã qua 5 năm triển khai dự án “Nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cho các trang trại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” do chính phủ Nhật Bản hỗ trợ thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại ba tỉnh thành gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc và Sơn La. Đến nay có thể khẳng định, trình độ tay nghề của các nông hộ chăn nuôi bò sữa đã đạt được những thành quả trên cả mong đợi, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Quỹ Crawford vinh danh 7 nhà nông học Việt Nam

18-3-2011

Quỹ Crawford (một tổ chức phi chính phủ của Austrlia) ngày 17/3 đã trao giải thưởng cho 7 nhà nông học này vì những đóng góp to lớn của họ trong việc phát triển nông nghiệp, lâm sản, thủy sản.

Hiệp hội lương thực lại hạ giá sàn gạo xuất khẩu

18-3-2011

Do ảnh hưởng từ sự giảm giá của thị trường gạo thế giới, liên tục từ cuối tháng Hai tới nay, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã hai lần giảm giá sàn gạo xuất khẩu. Giá gạo 5% tấm đang từ 520 USD/tấn nay giảm xuống còn 480 USD/tấn; gạo 25% tấm từ 490 USD/tấn nay xuống còn 460 USD/tấn.

Chủ động phòng, chống rét và dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi

18-3-2011

Những ngày vừa qua, không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ gây mưa rào, trời rét đậm, rét hại. Trước tình hình này, các địa phương chịu ảnh hưởng đã chủ động phòng, chống rét và dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

Làng nghề lao đao trong “bão giá”

17-3-2011

Trong bối cảnh “bão giá”, các làng nghề ở Hà Nội đang chịu ảnh hưởng không hề nhỏ. Các làng nghề đang có nguy cơ mai một bởi cách làm ăn nhỏ lẻ, thương hiệu bị mất dần.

Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2010: Doanh nghiệp vẫn kêu “bị làm khó”

17-3-2011

Môi trường kinh doanh của các địa phương năm 2010 không cải thiện được nhiều so với năm 2009. Các doanh nghiệp (DN) vẫn đang phải chịu nhiều gánh nặng về các chi phí không chính thức, môi trường pháp lý không minh bạch, cơ sở hạ tầng còn yếu kém...

Phấn đấu 100% hộ dân xã điểm nông thôn mới tăng thu nhập

17-3-2011

Ngày 16/03, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Phó Trưởng ban thường trực BCĐ TƯ Chương trình MTQG xây dựng NTM chủ trì hội nghị sơ kết Chương trình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân tại 11 xã thí điểm NTM.

Người trồng tiêu ở Gia Lai: Mỏi mắt chờ nước tưới

17-3-2011

Hàng nghìn héc-ta hồ tiêu ở Chư Sê, Chư Pưh (Gia Lai) đang quay quắt trong nắng hạn. các nguồn nước đã cạn kiệt. Nhiều giải pháp đã được áp dụng nhưng không hiệu quả. Nguy cơ thất bát đang hiển hiện.

Mỹ giảm thuế chống phá giá với cá tra Việt Nam

17-3-2011

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa giảm thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam.

Việt Nam với an ninh lương thực thế giới

17-3-2011

Phỏng vấn ông Robert S.Zeigler – TGĐ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) IRRI là cái “nôi” sản sinh ra các giống lúa ngắn ngày, cho năng suất cao, được trồng phổ biến trên khắp Thế giới. Tuy nhiên, IRRI không chỉ sản xuất ra các giống lúa mà còn đào tạo ra các nhà khoa học chuyên ngành lúa gạo nổi tiếng trên khắp Thế giới.

Tăng tỷ lệ tiền và lượng tiền gửi về gia đình hộ nông dân

17-3-2011

Tỷ lệ tiền gửi và lượng tiền gửi về cho các hộ gia đình ở nông thôn tăng nhanh từ 2008 – 2010 là một phần của kết quả nghiên cứu trong Hội thảo trình bày và lấy ý kiến đóng góp cho “Dự thảo báo cáo Điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực ở Việt Nam” do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM) tổ chức ngày ngày 16/3/2011 tại Hà Nội.

Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

17-3-2011

"Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam" là chủ đề cuộc Hội thảo do Văn phòng Chính phủ tổ chức ngày 16/3, tại Hà Nội. Hội thảo tập trung vào 2 nội dung chính, gồm “Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam giai đoạn 2011-2020" và " Việt Nam hội nhập ASEAN và những vấn đề đặt ra".