TIN TỨC-SỰ KIỆN

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng nào? Thế giới làm được, Việt Nam không lẽ bó tay?

Ngày đăng: 23 | 03 | 2011

“Trên hết, cần làm cho nông dân hiểu rằng, họ là chủ thể của BHNN, nên phải có trách nhiệm tham gia, và nếu xảy ra dịch bệnh thiên tai, thì đối tượng chịu thiệt đầu tiên vẫn là nông dân. Việc tham gia BHNN chỉ góp phần giảm thiểu những thiệt hại không đáng có” - Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng nói.

“Ba nhà” cùng góp mặt
Ông Phùng Đắc Lộc, TTK Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho hay, ông đã từng nghiên cứu rất kỹ mô hình BHNN của Trung Quốc, đất nước đông dân nhất Thế giới nhưng có nền nồn nghiệp tương tự như nước ta. Ông Lộc rút ra một điều là, muốn tổ chức triển khai thành công BHNN, cần có sự góp mặt của “ba nhà”, đó là Nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông dân – đối tượng được bảo hiểm.
Theo ông TTK Hiệp hội Bảo hiểm, tỉnh Vân Nam, một trong những tỉnh xa trung tâm của Trung Quốc, trước đây, sản lượng thịt lợn chiếm 80% nguồn cung thực phẩm tại tỉnh này. Nhưng trong quá trình chăn nuôi, do tập quán và cách quản lý không đúng kỹ thuật nên đàn lợn thường xảy ra dịch bện, dẫn tới thiệt hại nặng nề. Nhận thức được tầm quan trọng của BHNN, năm ngoái, chính quyền tỉnh này đã đầu tư hơn 300 triệu NDT để bảo hiểm chăn nuôi lợn. Hình thức bảo hiểm này được đông đảo nông dân tham gia bởi tính sáng tạo và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ BHNN.
Ngay từ khi bắt dầu triển khai, chính quyền đã chỉ đạo ngành thú y thực hiện các biện pháp đảm bảo dịch bệnh cho đàn lợn. Một biện pháp hiệu quả mà họ đưa ra là thu BHNN không trực tiếp từ nguồi nuôi lợn mà thu mỗi con lợn 10 NDT từ các doanh nghiệp chế biến thịt. Công ty bảo hiểm thanh toán với các doanh nghiệp này căn cứ theo số lượng thịt và mức phí đã được chính quyền quy định. Hộ nuôi lợn không phải đóng phí mà vẫn được chi trả bảo hiểm nếu gặp sự cố. Tuy nhiên, không vì “miễn phí” BHNN mà các hộ chăn nuôi không tích cực, bởi lẽ chính quyền quy định nếu dịch bệnh xảy ra, nếu nguyên nhân xác định được là do chủ quan thì các hộ phải chịu phạt, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các doanh nghiệp chế biến do cạnh tranh lành mạnh nên cũng chắp nhận việc đóng phí bảo hiểm. Hình thức này được nhân rộng tại 16 huyện, thị của tỉnh Vân Nam. Theo ước tính, số tiền bảo hiểm đã chi trả đền bù cho nông dân nơi đây gần 75 triệu NDT. “Chính biện pháp BHNN hiệu quả này đã góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phục hồi và tăng trưởng mạnh”, ông Lộc cho biết.
Trao đổi với PV NNVN, Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng cũng cho hay, không chỉ riêng Trung Quốc thành công với mô hình BHNN, ngay đỗi với Mỹ, quốc gia có tỷ lệ nông dân cực thấp nhưng nền nông nghiệp vẫn xếp hạng nhất nhì Thế giới, mức hỗ trợ của chính quyền với sản xuất nông nghiệp lên tới 50%. Lãnh đạo nước này không áp đặt thuế nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp quá cao, chủ yếu hỗ trợ nông dân về mạt khoa học kỹ thuật, phương tiện canh tác, phí bảo hiểm và thường xuyên đầu tư rất lớn cho công tác nghiên cứu giống mới. “Chính nhờ sự hỗ trợ đó, họ bảo vệ nông dân tốt hơn bởi chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, một trong những rào cản khó khắc phục nhất đối với các quốc gia mà sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ như nước ta”.
Phải để BHNN tương tự các loại hình bảo hiểm khác
Theo ông Lộc, việc triển khai BHNN thành công của nhiều nước trên Thế giới, trong đó có Trung Quốc với điều kiện phát triển nông nghiệp tương đương với Việt Nam, hoặc Mỹ với tỷ lệ rất nhỏ, là minh chứng khẳng định việc triển khai BHNN ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn và có thể thực hiện được. Tuy nhiên, đó là lý thuyết, còn trên thực tế, việc phát triển loại hình BHNN ở nước ta đến nay vẫn chưa tìm được lối ra vì nhiều nguyên nhân, các bên liên quan luôn đổ lỗi cho nhau. Nhưng có một điều hiển nhiên là các dịch vụ trong BHNN chưa đa dạng, nhiều áp đặt và thường gây khó khăn cho người muốn tham gia. Đặc biệt, hộ nuôi trồng nhỏ, hoặc bảo hiểm gia súc, gia cầm là nhưng loại hình thường dễ bị từ chối nhất. Bởi đơn giản, tính rủi ro quá cao.
Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng cho hay, tại một số nước trên Thế giới, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường BHNN khốc liệt không kém gì các lĩnh vực bảo hiểm khác như nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm vật chất… Chỉ khác một điều, BHNN nhận được nhiều hỗ trợ từ Nhà nước hơn. Ví dụ như ở Mỹ, nơi nông nghiệp trang trại rất phát triển, BHnn thường được nông dân chú trọng. Cho dù nơi đây, nền kinh tế chủ yếu được xây dựng trên nền tảng công nghiệp và dịch vụ,song các nhà lãnh đạo vẫn đánh giá cao vai trò của nông nghiệp. Họ tìm mọi cách bảo hộ hợp pháp nền nông nghiệp của nước mình để tạo sự ổn định cho nông dân, đồng thời giúp nông dân bản địa cạnh tranh được với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu. Trên mặt bằng châu Á và các quốc gia lân cận Việt Nam như Philippin, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… hình thức BHNN cũng rất đa dạng và được hỗ trợ đầu tư khá công phu.
Từ thực tiễn các quốc gia cho thấy, sự hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực BHNN là đặc biệt cần thiết. Tuy nhiên, việc hỗ trợ này phải trên cơ sở khung pháp lý vững chắc, không nhất thiết phải hỗ trợ bằng tiền. Đặc biệt phải có cách thức tăng tính chủ động cho nông dân. “Trên hết, cần làm cho nông dân hiểu rằng, họ là chủ thể của BHNN, nên phải có trách nhiệm tham gia, và nếu xảy ra dịch bệnh thiên tai, thì đối tượng chịu thiệt đầu tiên vẫn là nông dân. Việc tham gia BHNN chỉ góp phần giảm thiểu những thiệt hại không đáng có”, ông Hùng nói.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghệp Việt Nam số 58 ngày 23.03.2011

NỘI DUNG KHÁC

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng nào?

23-3-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định cho tổ chức thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) ở 21 tỉnh, TP. Thời gian thực hiện bắt đầu từ 1/7 tới. Tuy nhiên, trước đây, nhiều DN bảo hiểm đã từng thất bại trong lĩnh vực này. Triển khai thế nào để việc thí điểm BHNN thành công là nhiệm vụ không dễ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các DN và kể cả đối tượng được bảo hiểm.

Nghề chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội: Lao đao vì giá

23-3-2011

Xăng dầu, điện nước, thức ăn... đồng loạt tăng giá khiến các hộ chăn nuôi điêu đứng. Nhiều hộ chỉ sản xuất cầm chừng. Các trang trại (TT) chăn nuôi đang rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Xây dựng nông thôn mới ở một xã nghèo của Hà Tĩnh

23-3-2011

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, xã Xuân Viên được huyện Nghi Xuân chọn làm điểm của huyện với đề án “Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân”. Những thuận lợi khó khăn đang bộc lộ và đòi hỏi sự nỗ lực cao của toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân trong xã để đề án xây dựng nông thôn mới ở một xã vào loại nghèo của Hà Tĩnh đạt được những mục tiêu đề ra.

Đồng Tháp: Triển khai Nghị quyết 11 - Đầu tư cho nông nghiệp là chính

23-3-2011

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Tôn Hoàng chủ trì, phát biểu chỉ đạo Hội nghị.KTNT- Thực hiện Nghị Quyết 11/NQ-CP, ngày 24/02/2011 của Chính Phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết trên.

Đi tìm nhiên liệu sinh học thế hệ hai

21-3-2011

Trong khi nguồn nhiên liệu tự nhiên đang dần cạn kiệt và ngày càng trở nên đắt đỏ, mặt khác việc dùng loại nhiên liệu này đang là đối tượng chính gây ô nhiễm môi trường thì việc tìm các nguồn nguyên liệu sinh học thân thiện với môi trường đang là vấn đề bức thiết hiện nay.

Đối phó “bão giá”: Mở rộng mô hình hợp tác chăn nuôi

21-3-2011

Để vượt qua khó khăn, tại TP.HCM đã xuất hiện những mô hình liên kết phát triển chăn nuôi hoặc nhận nuôi gia công cho các công ty lớn với kết quả rất khả quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nhiều giải pháp cụ thể thực hiện Nghị quyết 11

21-3-2011

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết, Bộ Nông nghiệp sẽ triển khai nhiều giải pháp trong năm 2011 nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

IMF: Giá lương thực tăng cao trở thành xu hướng

21-3-2011

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 18/3 nhận định giá lương thực tăng cao kể từ năm 2000 không phải là do các nhân tố tạm thời mà đã trở thành một xu hướng trong nền kinh tế thế giới.

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp: Khó, nhưng phải làm bằng được!

21-3-2011

Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) sẽ được tổ chức thí điểm từ 1/7. Tuy nhiên, có quá nhiều việc cần làm từ nay đến thời điểm đó. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng chia sẻ với NVNN xung quanh vấn đề này.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam đang trên đà cải thiện: Mức độ cải thiện môi trường kinh doanh của 63 tỉnh, thành đã có nhiều tiến bộ

21-3-2011

Điều này được ông Trần Hữu Huỳnh, Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra khi thay mặt Nhóm nghiên cứu trình bày kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010 (PCI 2010), cảm nhận của các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2010 từ kết quả điều tra PCI.

Đẩy mạnh các giải pháp để phát triển chăn nuôi

21-3-2011

Những ngày qua, dịch bệnh trong chăn nuôi đã và đang phát triển nhanh trên cả nước. Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn tiếp diễn đã và đang trở thành thách thức không nhỏ đối với ngành chăn nuôi. Hiện nhiều biện pháp để khống chế dịch bệnh, phát triển chăn nuôi đang được triển khai mạnh mẽ.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Nhiều chuyển biến tích cực

21-3-2011

Việc ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/6/2010 về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đã tạo cho nhiều địa phương một động lực mạnh mẽ để đẩy mạnh hơn nữa quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội. Sau một thời gian triển khai, đến nay nhiều địa phương đã hình thành được một số cách làm hay, vận dụng cơ chế hợp lí trong phát triển sản xuất.