TIN TỨC-SỰ KIỆN

Học nghề để tạo sản phẩm sạch

Ngày đăng: 24 | 03 | 2011

Chỉ học nghề từ 45 ngày tới 3 tháng, nhưng nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đã chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng, hữu cơ hóa đồng ruộng để tạo ra sản phẩm sạch, nâng cao giá trị nông sản và nâng cao thu nhập.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Vinh bên vườn chanh không hạt.
Làm giàu trên đất phèn
Hầu hết nông dân ở đây đều học nghề ngắn hạn do Trường Cao đẳng nghề Tây Sài Gòn mở tại chỗ. Với 2,5ha đất bị nhiễm phèn, hết trồng thơm (dứa) sang trồng mía, năm 2006 chị Huỳnh Thị Ngọc Sang ngụ ấp 5 xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức (Long An), trồng chanh không hạt. Cuối năm 2010, chị theo học lớp bảo vệ thực vật do Trường Cao đẳng nghề Tây Sài Gòn chiêu sinh.
"Sau 45 ngày học, tôi thực hành ngay trên vườn chanh nhà mình về cách phun thuốc, cách sử dụng phân bón hữu cơ... Kết quả là chi phí giảm một nửa so với lúc chưa học"- chị Sang nói. Cùng theo học lớp dạy nghề bảo vệ thực vật như chị Sang, anh Nguyễn Văn Vinh đầu tư 80 triệu đồng cải tạo mặt bằng chuyển trồng chanh.
Nâng những quả chanh ra trái đợt đầu, anh Vinh vui vẻ khoe: "Ai cho tôi tiền triệu tôi cũng không thích bằng cho tôi đi học nghề làm nông nghiệp. Lớp học có hiệu quả, áp dụng ngay vào sản xuất nên giờ cứ nghe có lớp dạy nghề là bà con trong xã rủ nhau đi học".
"Xã Thạnh Hòa hiện có 1.000ha đất chuyển từ mía, thơm sang trồng chanh không hạt nên nhu cầu học nghề nông nghiệp rất lớn"- kỹ sư Trần Thị Sáu - Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Bến Lức - là giáo viên thỉnh giảng dạy nghề cho nông dân chia sẻ.
Trường nghề của nông dân
Nhắc tới các lớp dạy nghề nông dân ở Long An, người dân lại nhắc tới tiến sĩ Trần Công Chính- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Tây Sài Gòn, người có nhiều sáng kiến mở lớp "hút" nông dân học nghề. Nguyên là cán bộ giảng dạy khoa toán Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, sau 4 năm nghỉ hưu, đầu năm 2010, tiến sĩ Trần Công Chính mở Trường Cao đẳng nghề Tây Sài Gòn- có trụ sở tại Long An.
"Nằm trong vùng trọng điểm chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, chúng tôi được Bộ LĐTBXH giao thêm việc dạy nghề cho lao động nông thôn"- ông Trần Công Chính nói. Tháng 11.2010, trường chiêu sinh lớp nông dân đầu tiên đến học nghề làm nông. Căn cứ xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh Long An và các địa phương trong khu vực, bước đầu trường tập trung vào dạy 3 chương trình: Bảo vệ thực vật trên các loại cây trồng; kỹ thuật trồng-chăm sóc hoa-cây kiểng; kỹ thuật sản xuất rau an toàn (RAT).
Nông dân có nhu cầu học nghề sẽ được chính quyền cơ sở lập danh sách gửi về trường, đủ từ 30-35 học viên, trường đưa giáo viên, tài liệu, xuống mở lớp ngay tại ấp. Thời gian học từ 30-45 ngày, trong đó 30% thời lượng dành cho lý thuyết, 70% thực hành. Toàn bộ chi phí học nghề đều được chi trả theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, nông dân được miễn phí học nghề.
Trao đổi về phương châm dạy nghề cho nông dân, tiến sĩ Trần Công Chính khẳng định: "Các lớp dạy nhề của chúng tôi giúp nông dân hữu cơ hóa đồng ruộng, hướng họ tạo sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường và bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Chúng tôi cũng dạy nông dân phải biết kết hợp nuôi-trồng để lợi nhuận tăng thêm trên cùng diện tích canh tác".
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://www.danviet.vn/36768p1c34/hoc-nghe-de-tao-san-pham-sach.htm

NỘI DUNG KHÁC

XDNTM giúp hình thành vùng sản xuất hàng hóa

24-3-2011

Một trong những mục tiêu chính của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây cũng được coi là điểm đột phá nhưng cũng là khâu “xương” nhất trong quá trình triển khai, thực hiện. Tuy nhiên, tại 11 xã điểm xây dựng NTM, vấn đề này đã được giải quyết nhờ sự vào cuộc của cả cộng đồng.

"Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu"

24-3-2011

Đó là đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới về kinh tế của Việt Nam. Theo WB, năm 2009, Việt Nam tăng trưởng 5,3%, đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là 6,8%. Đây là mức độ tăng nhanh nhất trong 3 năm gần đây. Sự hồi phục nhanh chóng này xuất phát từ nhu cầu trong nước mạnh, đầu tư nước ngoài cao hơn và sự hồi sinh mạnh mẽ của xuất khẩu.

Lương thực Việt Nam sẽ đứng vững trước bão giá toàn cầu

24-3-2011

Trước những bất ổn về tình hình khan hiếm lương thực đang diễn ra trên toàn cầu, nhiều quốc gia đã phải tìm mọi giải pháp để đảm bảo an ninh lương thực. Tại Việt Nam, một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng, tình hình giá lương thực tăng hiện nay không giống sự tăng giá của cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008. An ninh lương thực trong nước hoàn toàn được đảm bảo.

Nông dân nghèo với đồng vốn ưu đãi: Có vốn, có kỹ năng làm ăn

23-3-2011

Gần 10 tỷ đồng vốn ưu đãi mà Ngân hàng CSXH đang cho các hộ dân xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vay đã giúp nhiều hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng nào? Thế giới làm được, Việt Nam không lẽ bó tay?

23-3-2011

“Trên hết, cần làm cho nông dân hiểu rằng, họ là chủ thể của BHNN, nên phải có trách nhiệm tham gia, và nếu xảy ra dịch bệnh thiên tai, thì đối tượng chịu thiệt đầu tiên vẫn là nông dân. Việc tham gia BHNN chỉ góp phần giảm thiểu những thiệt hại không đáng có” - Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng nói.

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng nào?

23-3-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định cho tổ chức thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) ở 21 tỉnh, TP. Thời gian thực hiện bắt đầu từ 1/7 tới. Tuy nhiên, trước đây, nhiều DN bảo hiểm đã từng thất bại trong lĩnh vực này. Triển khai thế nào để việc thí điểm BHNN thành công là nhiệm vụ không dễ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các DN và kể cả đối tượng được bảo hiểm.

Nghề chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội: Lao đao vì giá

23-3-2011

Xăng dầu, điện nước, thức ăn... đồng loạt tăng giá khiến các hộ chăn nuôi điêu đứng. Nhiều hộ chỉ sản xuất cầm chừng. Các trang trại (TT) chăn nuôi đang rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Xây dựng nông thôn mới ở một xã nghèo của Hà Tĩnh

23-3-2011

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, xã Xuân Viên được huyện Nghi Xuân chọn làm điểm của huyện với đề án “Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân”. Những thuận lợi khó khăn đang bộc lộ và đòi hỏi sự nỗ lực cao của toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân trong xã để đề án xây dựng nông thôn mới ở một xã vào loại nghèo của Hà Tĩnh đạt được những mục tiêu đề ra.

Đồng Tháp: Triển khai Nghị quyết 11 - Đầu tư cho nông nghiệp là chính

23-3-2011

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Tôn Hoàng chủ trì, phát biểu chỉ đạo Hội nghị.KTNT- Thực hiện Nghị Quyết 11/NQ-CP, ngày 24/02/2011 của Chính Phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết trên.

Đi tìm nhiên liệu sinh học thế hệ hai

21-3-2011

Trong khi nguồn nhiên liệu tự nhiên đang dần cạn kiệt và ngày càng trở nên đắt đỏ, mặt khác việc dùng loại nhiên liệu này đang là đối tượng chính gây ô nhiễm môi trường thì việc tìm các nguồn nguyên liệu sinh học thân thiện với môi trường đang là vấn đề bức thiết hiện nay.

Đối phó “bão giá”: Mở rộng mô hình hợp tác chăn nuôi

21-3-2011

Để vượt qua khó khăn, tại TP.HCM đã xuất hiện những mô hình liên kết phát triển chăn nuôi hoặc nhận nuôi gia công cho các công ty lớn với kết quả rất khả quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nhiều giải pháp cụ thể thực hiện Nghị quyết 11

21-3-2011

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết, Bộ Nông nghiệp sẽ triển khai nhiều giải pháp trong năm 2011 nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.