TIN TỨC-SỰ KIỆN

“Quy hoạch” cho…bò

Ngày đăng: 24 | 03 | 2011

Có lẽ xã vùng cao Tân Hóa (huyện Minh Hóa-Quảng Bình) là một trong những địa phương ít ỏi của cả nước đã đưa vào chương trình phát triển KT-XH của xã đề án quy hoạch đất đai làm khu nuôi nhốt tập trung trâu bò.

Nhờ có quy hoạch cụ thể nên khu nuôi nhốt gia súc được tách biệt với khu dân cư. Cách làm này đã giúp người dân giữ được vệ sinh môi trường thôn xóm, đồng thời tránh được dịch bệnh phát sinh mỗi khi mùa lũ về. Trước đây, chuồng trại gia súc luôn được làm ngay bên cạnh nhà ở của dân. Vào mùa mưa, nước lũ dâng lên chia cắt xã thành 7 vùng, dòng nước lũ luồn lách khắp các thôn xóm cuốn theo rác thải và phân trâu bò, gây ô nhiễm môi trường và phát sinh nhiều bệnh tật. 
Trước thực tế này, chính quyền xã Tân Hoá đã có chủ trương quy hoạch khu chuồng trại chăn nuôi gia súc ở những chỗ có nền đất cao giữa đồng và ven chân núi, tách biệt hẳn với khu dân cư. Ông Cao Văn Lực, Chủ tịch UBND xã Tân Hóa cho biết: "Khi đề xuất, chúng tôi không nhận được sự đồng tình của nhân dân, bởi tập quán của người dân chủ yếu là thả rông trâu bò, việc xây dựng chuồng trại sẽ làm tốn một khoản tiền không nhỏ. Tuy nhiên, sau khi hiểu rõ mục đích của việc quy hoạch, bà con lại ủng hộ một cách nhiệt tình, vì vậy, việc xây dựng khu chuồng trại đều do người dân tự giác thực hiện”. 
Để thuận tiện trong việc quy hoạch, cán bộ xã đã khảo sát các vùng đất xấu, canh tác không có hiệu quả để đo đạc và “chấm” vị trí. Sau đó, công khai lấy ý kiến và giải đáp các thắc mắc của người dân. Khu chuồng trại được phân bố rải rác trên địa bàn 7 thôn, mỗi thôn có từ 2 - 3 khu chuồng trại tập trung. Mỗi khu chuồng thường có trên 10 “nhà” được sắp xếp thành từng dãy liền kề thẳng tắp và có đường đi. Mỗi "nhà" rộng chừng 3m2, có mái lợp 2 chái bằng ngói hoặc tôn, diện tích đủ cho 1-2 con trâu, bò cùng chung sống.
Ngoài ra, các hộ dân còn lát nền chuồng bằng xi-măng để vừa đối phó với mưa lũ, vừa dọn dẹp vệ sinh dễ dàng. Ban đầu, lùa trâu bò vào "nhà" cũng chẳng dễ. Quen thả rông nên chúng chẳng chịu vào mà cứ hếch sừng nghênh nghênh để tìm chỗ trống rồi phóng lên đồi. Vậy là nhiều nhà giúp sức nhau lần lượt “ráp” từng con trâu bò vào “nhà”. Sau này thành thói quen, chiều chiều, trâu bò cứ thế đi vào “nhà” của mình, đám con nít đi theo rút thanh chốt cài ngang cửa chuồng là an tâm. Quy hoạch”được khu chuồng trại, vệ sinh thôn xóm sạch sẽ lên hẳn vì không còn cảnh phân trâu bò vãi ra khắp đường thôn.
Nhưng có lẽ vui nhất là lực lượng thú ý xã. Ông Cao Xuân Cửu, cán bộ thú y cho hay: “Trước đây, mỗi lần tiêm phòng dịch cho trâu bò là tốn công lắm. Nhà nhà lên rừng đuổi trâu bò về mà cũng chẳng được mấy con. Tỷ lệ tiêm phòng cứ lẹt đẹt, nay thì khỏe. Chỉ cần thông báo là bà con chưa thả trâu bò ra, cán bộ thú y đến từng khu vừa nhanh vừa thuận tiện. Cứ định kỳ, Ban thú y xã lại cử người tiêm vắcxin phòng chống dịch bệnh cho trâu bò ngay tại khu chuồng trại”.
Trong đợt rét đậm, rét hại cuối năm ngoái, trâu bò ở Tân Hóa chết nhiều so với các địa phương khác. Nguyên nhân do lũ lớn làm kiệt nguồn thức ăn cho trâu bò. Bà Cao Thị Bảy (thôn 1 - Yên Thọ) kể lại với chúng tôi: “Nhà tôi có 5 con bò. Đợt rét chết mất 2 con vì nó không có cái ăn mà kiệt sức. May có hệ thống chuồng trại liền nhau nên việc che chắn cũng dễ. Chỉ cần che đầu dãy chuồng là chắn gió luôn cho tất cả”. Còn ông Cao Văn Ninh - Phó Chủ tịch UBND xã thì khẳng định: “Nếu không có hệ thống chuồng trại được quy hoạch bảo đảm che chắn rét cho đàn thì có lẽ trâu bò ở Tân Hóa đã chết sạch rồi”.
Qua đợt lũ lịch sử và đợt rét hại kéo dài, người dân Tân Hóa vẫn giữ được đàn trâu bò gần 1.500 con. Nhờ chăn nuôi trâu bò, nhiều người đã có điều kiện cho con cái học hành. Nhiều gia đình sau hai đận thiên tai lũ lụt và rét đậm vẫn giữ được đàn bò để sau đó bán vài con lấy tiền trang trải khó khăn, sửa sang lại nhà cửa bị hư hại, lấy vốn phát triên sản xuất, ổn định cuộc sống. Và cũng không có gì ngạc nhiên khi xã Tân Hóa chỉ có 7 thôn, nhưng có 4 thôn được công nhận làng văn hóa cấp tỉnh, 2 thôn còn lại là làng văn hoá cấp huyện. Điều 10 trong hương ước làng văn hoá thôn 2 - Yên Thọ có ghi rõ: "Bảo vệ môi sinh, môi trường là trách nhiệm của mọi gia đình, mọi người, mọi tổ chức. Chuồng trại trâu, bò hoặc gia súc khác được xây dựng nơi quy định tập trung".
Ông Cao Văn Lực - Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: "Rất nhiều địa phương đến đây để học cách làm của chúng tôi. Làm như thế này, một là người dân bảo vệ được tài sản của nhau, hai là vừa bảo vệ môi trường vừa thuận lợi cho việc tiêm phòng vắcxin, vì vậy tất cả dịch bệnh đều được kiểm soát rất tốt".
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam số 59 ngày 24/03/2011

NỘI DUNG KHÁC

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng nào? Tránh chọn nhầm địa chỉ

24-3-2011

“Một ý kiến khác của chuyên gia về BHNN, ông Jerry Skees, Trưởng đoàn chuyên gia Dự án phát triển BHNN của ADB tại Việt Nam khẳng định, tài chính là một vấn đề lớn đối với bảo hiểm chỉ số ở Việt Nam. Với các nước phát triển như Canada, Mỹ, Tây Ban Nha, con số tài trợ từ các nguồn tài chính công chiếm 40% số tiền chi trả cho thiệt hại.”

Nhiều địa phương hoàn thành tốt các chỉ tiêu gieo trồng vụ xuân 2011

24-3-2011

Kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân đã được triển khai khá tích cực, cho đến nay đã có nhiều địa phương hoàn thành tốt các chỉ tiêu gieo trồng vụ xuân 2011.

Bình Dương: Phê duyệt các khu nông nghiệp công nghệ cao

24-3-2011

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã phê duyệt quy hoạch xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn các huyện Phú Giáo, Bến Cát và Tân Uyên. Đây là các dự án sản xuất nông nghiệp liên quan đến trồng rau sạch và chăn nuôi bò sữa.

Bà Rịa- Vũng Tàu: Những bước đi vững chắc trong phát triển kinh tế nông thôn

24-3-2011

Diện tích đất nông nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 57% diện tích đất tự nhiên, dân số nông thôn cũng chiếm tới 55% dân số toàn tỉnh. Điều này cho thấy phát triển nông nghiệp giữ một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Bà Rịa- Vũng Tàu.

Lãi cao từ nuôi heo sạch

24-3-2011

Từ khi tham gia mô hình, được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách xây dựng chuồng trại gắn với bảo vệ môi trường, hỗ trợ heo giống, hướng dẫn cách chăm sóc, bảo vệ đàn heo, anh Tiến và các hộ tham gia mô hình đã đầu tư vốn để xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn; chăm sóc heo đúng theo hướng dẫn.

Học nghề để tạo sản phẩm sạch

24-3-2011

Chỉ học nghề từ 45 ngày tới 3 tháng, nhưng nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đã chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng, hữu cơ hóa đồng ruộng để tạo ra sản phẩm sạch, nâng cao giá trị nông sản và nâng cao thu nhập.

XDNTM giúp hình thành vùng sản xuất hàng hóa

24-3-2011

Một trong những mục tiêu chính của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây cũng được coi là điểm đột phá nhưng cũng là khâu “xương” nhất trong quá trình triển khai, thực hiện. Tuy nhiên, tại 11 xã điểm xây dựng NTM, vấn đề này đã được giải quyết nhờ sự vào cuộc của cả cộng đồng.

"Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu"

24-3-2011

Đó là đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới về kinh tế của Việt Nam. Theo WB, năm 2009, Việt Nam tăng trưởng 5,3%, đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là 6,8%. Đây là mức độ tăng nhanh nhất trong 3 năm gần đây. Sự hồi phục nhanh chóng này xuất phát từ nhu cầu trong nước mạnh, đầu tư nước ngoài cao hơn và sự hồi sinh mạnh mẽ của xuất khẩu.

Lương thực Việt Nam sẽ đứng vững trước bão giá toàn cầu

24-3-2011

Trước những bất ổn về tình hình khan hiếm lương thực đang diễn ra trên toàn cầu, nhiều quốc gia đã phải tìm mọi giải pháp để đảm bảo an ninh lương thực. Tại Việt Nam, một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng, tình hình giá lương thực tăng hiện nay không giống sự tăng giá của cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008. An ninh lương thực trong nước hoàn toàn được đảm bảo.

Nông dân nghèo với đồng vốn ưu đãi: Có vốn, có kỹ năng làm ăn

23-3-2011

Gần 10 tỷ đồng vốn ưu đãi mà Ngân hàng CSXH đang cho các hộ dân xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vay đã giúp nhiều hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng nào? Thế giới làm được, Việt Nam không lẽ bó tay?

23-3-2011

“Trên hết, cần làm cho nông dân hiểu rằng, họ là chủ thể của BHNN, nên phải có trách nhiệm tham gia, và nếu xảy ra dịch bệnh thiên tai, thì đối tượng chịu thiệt đầu tiên vẫn là nông dân. Việc tham gia BHNN chỉ góp phần giảm thiểu những thiệt hại không đáng có” - Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng nói.

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng nào?

23-3-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định cho tổ chức thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) ở 21 tỉnh, TP. Thời gian thực hiện bắt đầu từ 1/7 tới. Tuy nhiên, trước đây, nhiều DN bảo hiểm đã từng thất bại trong lĩnh vực này. Triển khai thế nào để việc thí điểm BHNN thành công là nhiệm vụ không dễ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các DN và kể cả đối tượng được bảo hiểm.