TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông dân thời giá leo thang

Ngày đăng: 29 | 03 | 2011

Chi phí đầu vào tăng cao, giá bán sản phẩm thấp, không bù được chi phí… đang là thực trạng mà nông dân ở nhiều vùng quê phải đối mặt. Tiếp tục hay ngừng sản xuất là câu hỏi khó mà bà con không thể tự trả lời.

Nghề làm tre của gia đình ông Bưởi liệu có đứng vững trong thời kỳ giá cả leo thang?
Rầu lòng vì giá tăng
Làng Xuân Lai, xã Xuân Thu (Sóc Sơn – Hà Nội) trước kia vốn nổi tiếng với nghề mây tre đan. Những năm 1990, làng nghề hoạt động khá nhộn nhịp. Sản phẩm của làng được nhiều khách hàng ưa chuộng và mang lại cho người dân cuộc sống khấm khá hơn.
Thời huy hoàng đó có lẽ chỉ còn trong ký ức. “Bây giờ, mấy ai còn mặn mà với cái nghề mà sản phẩm bán không có người mua, còn làm ruộng ư, sao mà đủ sống?”, ông Nguyễn Văn Bưởi, chủ xưởng sản xuất đồ tre kiêm bán vòng hoa đã mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế. Ông Bưởi nói, vì tiếc nghề truyền thống nên ông thuê 3 công nhân làm, cũng để giữ một số khách hàng quen.
Ông Bưởi cho hay, bán hàng trước đây đã khó giờ càng khó thêm. Mọi chi phí từ nguyên vật liệu, tiền công, phí vận chuyển… đều tăng chóng mặt, trong khi hàng bán ra không nhiều. Nếu năm ngoái, 1 cây tre có giá 28.000 đồng thì nay lên 33.000 đồng; luồng từ 90.000 đồng/cây tăng vọt lên 130.000 đồng/cây; thù lao cho công nhân từ 100.000 đồng/người/ngày lên 150.000 đồng/người/ngày...
Theo ông Bưởi, một bộ bàn ghế tre sản xuất ra mất 10 công thợ, chi phí nhân công và vật liệu tăng 40% nhưng giá bán vẫn chỉ giữ ở mức 3,5 triệu đồng như cách đây 2 năm, nên không có lãi. Ông Nguyễn Văn Bảy, thợ làm công, tiếp lời: “Biết là chủ cơ sở đang gặp khó khăn nhưng bây giờ cái gì cũng đắt đỏ, nếu không đề nghị tăng tiền công thì gia đình tôi không biết sống thế nào trong khi tôi còn phải nuôi 2 đứa con ăn học”.
Anh Nguyễn Văn Hiền, chủ trang trại ở thôn Xuân Lai cũng đang rầu lòng vì gà. Anh bảo: “Tôi đã nuôi gà 5-6 năm nay nhưng chưa lần nào thấy khốn khó như đợt này. Giá cám từ 190.000 – 235.000đồng/bao, nay nhảy vọt lên 250.000 đồng/bao, trong khi giá gà vẫn đứng yên tại chỗ, 48.000 đồng/kg. Hơn 500 con gà chuẩn bị xuất chuồng mà chẳng cảm thấy vui vì biết chắc lỗ”.
Anh Hiền tính toán, nuôi gà ta lai theo phương thức nửa công nghiệp nửa thả vườn mất 4 tháng mới được xuất bán. Nhưng lứa này chi phí sản xuất tăng 20%. Mỗi ngày đàn gà ăn hết 3 bao cám, vị chi mỗi lứa anh phải mất 35-36 triệu đồng tiền thức ăn cho gà, chưa kể công chăm sóc. “Hòa vốn là may lắm rồi”, anh Hiền than thở.
Ngừng sản xuất?
Nói chuyện với chúng tôi, anh Hiền thở dài: “Vất vả là vậy mà vẫn không đủ nuôi gia đình. Có lẽ bán xong lứa gà này tôi sẽ gác chuồng vì không còn vốn và sức lực để nuôi tiếp”. Trong khi đó, ông Bưởi cũng cho biết, với diễn biến giá cả như hiện nay, sau đợt này, ông cũng cho đóng cửa xưởng sản xuất.
Theo TS. Nguyễn Duy Lượng, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, Phó chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, ở điều kiện bình thường của thời tiết, dịch bệnh và thị trường, phần lãi trong sản xuất của nông dân vốn đã thấp, trong bối cảnh giá xăng, dầu, điện và nhiều mặt hàng thiết yếu khác đều tăng, phần lãi này càng khiêm tốn hơn. Vì vậy, nhiều hộ dân phải đối mặt với tình trạng sản xuất đình đốn, cầm chừng, không có lãi.
Do đó, phát triển nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh khó khăn này cần tính đến khoản hỗ trợ cụ thể để khuyến khích nông dân sản xuất. Chính phủ cần hỗ trợ lãi suất, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho nông dân vay vốn ưu đãi để mua sắm vật tư, phân bón, nguyên liệu đầu vào nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, ổn định thị trường nông sản.
 AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/3/27668.html

NỘI DUNG KHÁC

Bám biển thời lạm phát: Cần mở rộng liên kết

29-3-2011

Nếu như mọi năm, vào thời điểm này, ngư dân Bạc Liêu đang phấn chấn chuẩn bị cho một mùa đánh bắt mới thì năm nay, không ít người chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí neo thuyền đậu bến. Tuy nhiên, nếu biết cách tính toán, liên kết làm ăn, ngư dân vẫn có thể thu lợi.

Trường Trung cấp nghề Quảng Bình: Dạy “nghề phụ” cho nông dân

25-3-2011

Ông Ngỗ Hữu Sò (56 tuổi, nông dân xã Hồng Thủy-Lệ Thủy-Quảng Bình) đang chăm đàn lợn của nhà thì có khách hàng xóm đến. Ông hàng xóm chiêu ngụm nước trà gọn hất rồi xoa tay: “Thôi thì chuyện thiệt, tôi đến có ý nhờ bác sang nhà tiêm cho mấy con heo giùm…”. Ông Sò vừa soạn “đồ nghề” , cười: “Không chỉ tiêm được lợn của nhà mà tôi trở thành thú y viên cho gia đình các con và hàng xóm nữa đó….”.

Biến đổi khí hậu và canh tác lúa ở ĐBSCL

25-3-2011

Khí hậu đang thay đổi, các Nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu diễn biến phức tạp của nó. Trước mắt, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI đang phải đối phó với hai vấn đề: Nhiệt dộ gia tăng sẽ gây hạn hán ở nhiều nơi và mực nước biển dâng. Tần suất diễn biến thời tiết bất thường xảy ra nhiều hơn.

Đối tượng miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

25-3-2011

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 20/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Hỗ trợ 100% vốn cho diêm dân thay đổi công nghệ

25-3-2011

Đó là một trong những nội dung quan trọng được Bộ NN-PTNT đưa vào dự thảo Nghị định sản xuất và kinh doanh muối để đưa ra lấy ý kiến của các Bộ, ngành vào ngày hôm qua (22/3). Theo dự thảo này, diêm dân sẽ được hỗ trợ 100% vốn để đầu tư cho lĩnh vực khoa học- công nghệ nhằm phục vụ quá trình sản xuất muối.

Triển khai Nghị định 41 về tín dụng cho tam nông: Hợp tác xã khó vay vốn

25-3-2011

Nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh sẵn sàng "chịu" lãi suất cao, nhưng vẫn không thể vay đủ vốn để sản xuất nên đành tính tới việc rút gọn sản xuất kinh doanh.

Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi: Tác động tích cực đến “tam nông”

25-3-2011

Phóng viên NTNN phỏng vấn Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng về hiệu quả của phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Bình Thuận phát triển giao thông nông thôn theo hướng “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”

25-3-2011

Trên cơ sở tham vấn ý kiến của nhân dân tại các xã Hàm Đức (Hàm Thuận Bắc), Hải Ninh (Bắc Bình) Tân Thuận (Hàm Thuận Nam) và Đức Bình (Tánh Linh) là những địa phương điển hình của tỉnh Bình Thuận về xã hội hóa việc xây dựng, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn. Tỉnh đã đề ra các giải pháp nhằm kiên cố hóa tất cả các tuyến đường giao thông nông thôn theo hướng “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”. Từ nay đến năm 2015, phấn đấu có ít nhất có 40% các tuyến đường được kiên cố hóa (trừ số km đã được kiến cố từ trước).

Thừa Thiên - Huế tập trung các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

25-3-2011

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chọn 13/112 xã thuộc khu vực nông thôn Thừa Thiên - Huế thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của quốc gia, phấn đấu đến năm 2015 có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Thực phẩm đồng loạt “sốt” giá trên toàn quốc

24-3-2011

Những ngày qua, giá lương thực, thực phẩm trên toàn quốc đều đồng loạt “sốt” giá với mức tăng trung bình từ 20-40%. Thậm chí một số mặt hàng tươi sống còn tăng đến 70-80%. Nguyên nhân phần lớn là do “tát nước theo mưa”, tư thương tự đẩy giá lên.

“Quy hoạch” cho…bò

24-3-2011

Có lẽ xã vùng cao Tân Hóa (huyện Minh Hóa-Quảng Bình) là một trong những địa phương ít ỏi của cả nước đã đưa vào chương trình phát triển KT-XH của xã đề án quy hoạch đất đai làm khu nuôi nhốt tập trung trâu bò.

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp theo hướng nào? Tránh chọn nhầm địa chỉ

24-3-2011

“Một ý kiến khác của chuyên gia về BHNN, ông Jerry Skees, Trưởng đoàn chuyên gia Dự án phát triển BHNN của ADB tại Việt Nam khẳng định, tài chính là một vấn đề lớn đối với bảo hiểm chỉ số ở Việt Nam. Với các nước phát triển như Canada, Mỹ, Tây Ban Nha, con số tài trợ từ các nguồn tài chính công chiếm 40% số tiền chi trả cho thiệt hại.”