TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hà Nội: Tăng cường bán hàng bình ổn ở khu công nghiệp, vùng nông thôn

Ngày đăng: 30 | 03 | 2011

Sở Công Thương Hà Nội vừa đưa ra Dự thảo kế hoạch bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2011 để UBND TP. Hà Nội phê duyệt. Theo đó, có những điểm mới nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả bình ổn các mặt hàng thiết yếu, đồng thời tăng cường các điểm bán tại các khu công nghiệp, vùng nông thôn.

Tiếp nối Chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu 2010 sẽ kết thúc vào 30/4/2011, chương trình năm 2011 tiếp tục triển khai với 5 điểm mới. Từ 9 nhóm mặt hàng thiết yếu, chương trình năm nay bổ sung thêm mặt hàng giấy vở học sinh, bởi trong những tháng vừa qua chỉ số giá của mặt hàng này tăng rất cao, gây nhiều khó khăn cho những gia đình khó khăn có con em đi học.
 
10 nhóm hàng thiết yếu được đưa vào chương trình năm 2011 gồm: Gạo với nhu cầu tiêu thụ ước tính 65.000 tấn/tháng; thịt lợn, nhu cầu 10.000 tấn/tháng; gia cầm với nhu cầu 300.000 tấn/tháng; trứng với 75 triệu quả/tháng; dầu ăn với 3,1 triệu lít/tháng; thực phẩm chế biến với 400.000 tấn/tháng; rau củ 75.000 tấn/tháng; giấy vở học sinh với 1,3 triệu tấn/năm… Giá các mặt hàng xăng dầu, điện và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nên các mặt hàng thiết yếu đã bị đẩy giá lên. Vì vậy, nguồn vốn dành cho các doanh nghiệp tham gia bán hàng bình ổn với lãi suất 0% sẽ phải tăng từ 400 tỉ đồng lên 476 tỉ đồng, ngoài ra có 100 tỉ đồng dành cho các trường hợp khẩn cấp như cứu trợ bão lũ, thiên tai.
Ngoài 14 doanh nghiệp tham gia và được hỗ trợ vay vốn, chương trình bán hàng bình ổn năm 2011 khuyến khích các doanh nghiệp khác tham gia bán hàng bình ổn mà không hưởng hỗ trợ vay vốn. Việc xã hội hóa chương trình bán hàng bình ổn có tác dụng mở rộng hơn lượng doanh nghiệp tham gia, tăng thêm số lượng các mặt hàng thiết yếu; đồng thời mở rộng được các điểm bán hàng hơn nữa. Cạnh đó, các doanh nghiệp không được hưởng vay vốn ưu đãi, được treo biển chương trình bình ổn tại điểm bán, nhưng phải cam kết niêm yết giá, bán đúng giá, bán đúng các loại mặt hàng thiết yếu đã đăng ký và sẽ được thanh kiểm tra thường xuyên từ cơ quan chức năng. Nếu có sai phạm sẽ bị phạt nặng theo quy định của chương trình và Pháp lệnh giá.
Theo Ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Chương trình bán hàng bình ổn giá năm 2011 cần hướng mạnh tới thị trường nông thôn và các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi có nhiều công nhân sinh sống. “Trong thời gian qua đã có 23 cuộc đình công của công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Nguyên nhân một phần là do đời sống của người lao động ngày càng khó khăn do tác động của lạm phát. Kế hoạch của chương trình bình ổn phải đẩy mạnh hoạt động đưa hàng về những vùng nông thôn và khu công nghiệp. Việc này phải làm ra tấm ra món, đảm bảo được vấn đề an sinh xã hội”, ông Tưởng khẳng định. Đồng thời, đại diện của UBND TP. Hà Nội cũng giao cho Ban Quản lý các Khu công nghiệp tham gia vào chương trình bình ổn giá, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vị trí mở điểm bán hàng bình ổn tại các khu công nghiệp. Theo đó, sẽ mở thêm nhiều điểm bán hàng bình ổn ở Khu công nghiệp Thăng Long, ở xã Kim Chung (Đông Anh); Khu công nghiệp Nội Bài; Phú Nghĩa (Thạch Thất); Quốc Oai… nơi có hàng triệu công nhân sinh sống.
Song song chương trình đưa hàng về nông thôn, ông Tưởng cũng nhấn mạnh: Chương trình bán hàng bình ổn đưa hàng về nông thôn, kết hợp tuyên truyền cho phong trào Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. “Phát triển mạnh hơn nữa điểm bán hàng tại các huyện, thị xã; không bó hẹp điểm bán hàng trong siêu thị mà phải “phủ sóng” đến nhiều chợ, thuận tiện cho người dân tiếp cận được hàng bình ổn. Ngoải ra, tôi chưa thấy trách nhiệm của chính quyền các huyện, thị xã trong việc tham gia thực hiện, phối hợp nhằm thúc đẩy thêm các điểm bán. Vấn đề này cần phải giải quyết ngay trong năm nay”, ông Tưởng khẳng định.
Chương trình bình ổn các mặt hàng thiết yếu năm 2011 sẽ bắt đầu từ 1/6/2011 đến 30/4/2012.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=452375

NỘI DUNG KHÁC

Philippin mua 200.000 tấn gạo Việt Nam với giá 445 USD/tấn

30-3-2011

Philippine rất hài lòng khi đạt được giá tốt với 200.000 tấn gạo lần này nhập của Việt Nam và dự kiến sẽ mua nhiều hơn gạo của chúng ta trong quý 2.

Từ 15/5, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

29-3-2011

Chính phủ vừa ban hành Nghị định ra ngày 23/3, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết ra ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Khan hiếm ảo xăng dầu ở ĐBSCL: Nông, ngư dân khốn đốn

29-3-2011

Nông dân không đủ xăng dầu để sản xuất, ngư dân cam chịu nằm bờ vì hết dầu ra khơi là vấn đề thời sự nhức nhối ở ĐBSCL hiện nay khi hàng loạt cửa hàng xăng dầu đang hạn chế bán ra.

Giá thực phẩm tăng mạnh

29-3-2011

Thịt heo, thịt gà trên thị trường đang có dấu hiệu thiếu hụt so với nhu cầu, trong khi các trang trại lại không có ý định mở rộng đầu tư do chi phí quá cao.

Báo động nhập siêu nông sản

29-3-2011

Theo thống kê, riêng trong quý 1 năm nay, tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp vẫn ở mức rất cao và chiếm đáng kể trong tỷ trọng nhập siêu của nền kinh tế.

Trên 90% doanh nghiệp ngành nông nghiệp có quy mô vốn nhỏ dưới 10 tỉ đồng

29-3-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay có tới trên 90% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có vốn dưới 10 tỉ đồng; 6% số doanh nghiệp có vốn từ 10 đến 50 tỉ đồng và chỉ có 1% số doanh nghiệp có mức vốn trên 200 tỉ đồng. Với quy mô vốn nhỏ như vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất.

Chuyên gia Đan Mạch thăm ngành chăn nuôi Việt Nam

29-3-2011

Sáng 27/3, phái đoàn do Hiệp hội sản xuất heo giống Đan Mạch Danbred gồm 22 chuyên gia ngành sản xuất heo giống bao gồm cả nhà sản xuất và các chuyên gia nghiên cứu đã đến Hà Nội. Nhân sự kiện này, chiều nay (28/3), Đại sứ quán Đan Mạch đã có buổi họp báo.

Quý I: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 33,3%

29-3-2011

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản trong quí đầu tiên của năm nay ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Ngân hàng lương thực” cứu người nghèo

29-3-2011

Tại huyện Đăk Hà (Kon Tum), mô hình “Ngân hàng lương thực cộng đồng” do người dân tự đóng góp vật liệu, ngày công làm kho và cả góp thóc gạo làm nên, tự bầu tổ quản lý... đã khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu đói giáp hạt, chấm dứt nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.

DN nông nghiệp "đòi" chính sách

29-3-2011

Hội nghị “Diễn đàn DN Nông nghiệp” do Bộ NN-PTNT tổ chức cuối tuần qua tại TPHCM một lần nữa lại “hâm nóng” câu chuyện về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các DN nông nghiệp vừa và nhỏ (DNNN V&N) trong bối cảnh đầy khó khăn hiện nay.

Phát triển cây cao su, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

29-3-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, trong những năm qua, phát triển cao su đã tạo việc làm ổn định và cải thiện thu nhập cho trên 130.000 lao động tại các nông trường, doanh nghiệp và hơn 143.000 hộ nông dân cao su tiểu điền. Hiện cây cao su đang phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và miền Trung góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng này.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao sức chứa hệ thống kho và sấy lúa, bảo quản rau quả

29-3-2011

Theo Tổng công ty Lương thực miền Nam, hệ thống kho lương thực tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang được xây dựng, trước hết ở các tỉnh có sản lượng lúa gạo lớn như Kiên Giang, An Giang, Long An, Sóc Trăng, TP Cần Thơ, nâng sức chứa của hệ thống kho của vùng lên 1,6 triệu tấn, gần gấp đôi sức chứa hiện nay (850.000 tấn).