TIN TỨC-SỰ KIỆN

“Ngân hàng lương thực” cứu người nghèo

Ngày đăng: 29 | 03 | 2011

Tại huyện Đăk Hà (Kon Tum), mô hình “Ngân hàng lương thực cộng đồng” do người dân tự đóng góp vật liệu, ngày công làm kho và cả góp thóc gạo làm nên, tự bầu tổ quản lý... đã khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu đói giáp hạt, chấm dứt nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Nghèo vì "hột lúa có chân"
Đường vào xã Ngọc Wang - nơi được chọn làm thí điểm thực hiện mô hình "Ngân hàng lương thực cộng đồng" ngút ngàn màu xanh của cao su, cà phê đang mùa đơm lá. Tiếng xe công nông, máy kéo đan nhau rộn rã… Nhìn quang cảnh ấy, ít ai biết rằng chỉ cách đây chừng dăm năm, vào thời điểm này đồng bào dân tộc đang đôn đáo chạy ăn từng bữa…
Mô hình “Ngân hàng lương thực cộng đồng” đang được huyện Đăk Hà nhân rộng. Ảnh chụp kho thóc ở xã Ngọc Wang.
 
Không ngừng tay dao gọt mì, gạt vội dòng mồ hôi trên mí mắt, anh A Sao ở thôn Kon Rế kể với chúng tôi: "Hồi trước, cứ vào mùa này là gia đình mình phải tất tả lo cái ăn. Làm thuê bữa được bữa mất, nên cách duy nhất là ký nợ. Cứ mỗi bao gạo 50kg cuối mùa mình phải trả 4,5 tạ sắn khô.
Tính ra con buôn lãi gấp 4 lần. Biết là "đưa cổ cho họ chặt", nhưng không vay thì lấy gì để sống! Thế nên hột lúa làm ra cứ như có chân. Mới buông cuốc đã thấy nó chạy mất tiêu rồi. May mà có cái "Ngân hàng lương thực", nếu không cái nghèo cứ theo miết, không biết đến bao giờ…".
Cùng cảnh ngộ na ná A Sao, chị I Hoàn ở thôn Kon Jri kể: Nhà mình làm hơn 2 sào cà phê, 1ha sắn nên đến mùa giáp hạt phải đi vay ăn thôi. Chẳng nhớ đã bao nhiêu lần "ký nợ", nhưng mình nhớ đời nhất là lần "ký" 50kg gạo mà trong vòng mấy con trăng mình phải trả 5 tạ sắn khô. Tính ra họ ăn lãi mình gần 2 tạ gạo… May mà có cái "ngân hàng lương thực".
Cái khó ló cái khôn
Anh Bùi Văn Bằng - Chủ tịch UBND xã Ngọc Wang nhớ lại: “Về nhận công tác ở xã từ tháng 6.2010, tình hình cho vay nặng lãi đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Đề đạt tình hình lên các cấp lãnh đạo huyện, cuối cùng Chủ tịch huyện Phạm Đức Hạnh đã chỉ thị lập mô hình "Ngân hàng lương thực" thí điểm ở xã Ngọc Wang. Huyện cho 8 tấn gạo làm vốn ban đầu.
Các thôn tự huy động dân góp vật liệu xây dựng kho. Đối tượng được vay, mức vay do các thôn đề đạt để xã quyết định… Qua một vụ giáp hạt, các hộ nghèo, hộ gặp rủi ro bất khả kháng đã không phải đi vay nặng lãi.
Hiện 8/9 thôn của xã làm xong kho chứa, mỗi kho có 1 tấn lúa lúc nào cũng mở rộng cửa với những hộ cần cứu trợ. Nạn cho vay nặng lãi lương thực trong xã đã gần như chấm dứt…”.
Chủ tịch Bằng cho biết thêm: Sau thời gian thử nghiệm, quy chế hoạt động của "Ngân hàng lương thực cộng đồng" đã được xây dựng quy củ, bài bản: Hiện các thôn đã bầu tổ quản lý với thành phần là các cán bộ thôn. Hàng tuần tổ phải có báo cáo lên UBND xã về hoạt động của ngân hàng.
Mức vay được ấn định 50kg/hộ, nhưng nếu hộ nào đông người có thể linh động cho vay thêm. Mức lãi tùy mỗi thôn định ra. Thời gian vay 6 tháng. Riêng các hộ không có đất trồng lúa mà phải canh tác các loại cây dài ngày, sẽ được linh động xem xét cho vay trong thời gian 1 năm…
“Nhà nước, chính quyền đã làm ra "ngân hàng", giúp đồng bào dân tộc mình khỏi đi vay nặng lãi. Không có thóc, gạo dư nộp vào ngân hàng để chia sẻ cái khó với mọi người thì thôi, làm cái chuyện dây dưa nợ nần thì con người còn ra sao nữa…" - anh A Sao nói.
Hiệu quả mô hình "Ngân hàng lương thực cộng đồng" ở xã Ngọc Wang đã được huyện Đăk Hà quyết định nhân rộng. Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà Nguyễn Thành Trung cho biết: Hiện toàn huyện đã xây dựng được 43 kho, ngân sách huyện đã cấp 1 tấn gạo/kho làm vốn. Đồng thời huyện đang vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và đồng bào có thóc gạo dôi dư đóng góp cho kho, phấn đấu mỗi kho phải có vốn 5 tấn thóc, gạo (2 tấn gạo, 3 tấn thóc).
Mục tiêu huyện đặt ra là toàn bộ 57 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện đều có "ngân hàng". Hoàn thành chỉ tiêu này, tình trạng các hộ nghèo thiếu đói phải vay nặng lãi trong thời điểm giáp hạt sẽ chấm dứt. Đây cũng là sự ứng phó chủ động và hiệu quả nhất yêu cầu "4 tại chỗ" nếu thiên tai, bão lũ xảy ra…
Các xã vùng đông sông Ba huyện Mang Yang (Gia Lai) như Kon Thụp, Kon Chiêng… từ lâu đã có mô hình mang tên "Kho thóc đoàn kết". Sau mùa vụ thu hoạch, mỗi hộ tự nguyện đóng góp 20kg lúa (không lấy lãi). “Kho thóc đoàn kết" không những là cứu cánh của các hộ nghèo, mà còn cả với ngành giáo dục. Những ngôi trường "bán trú dân nuôi" được "Kho thóc đoàn kết" hỗ trợ đã khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ em nghèo bỏ học.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://www.danviet.vn/37109p1c34/ngan-hang-luong-thuc-cuu-nguoi-ngheo.htm

NỘI DUNG KHÁC

DN nông nghiệp "đòi" chính sách

29-3-2011

Hội nghị “Diễn đàn DN Nông nghiệp” do Bộ NN-PTNT tổ chức cuối tuần qua tại TPHCM một lần nữa lại “hâm nóng” câu chuyện về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các DN nông nghiệp vừa và nhỏ (DNNN V&N) trong bối cảnh đầy khó khăn hiện nay.

Phát triển cây cao su, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

29-3-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, trong những năm qua, phát triển cao su đã tạo việc làm ổn định và cải thiện thu nhập cho trên 130.000 lao động tại các nông trường, doanh nghiệp và hơn 143.000 hộ nông dân cao su tiểu điền. Hiện cây cao su đang phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và miền Trung góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng này.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao sức chứa hệ thống kho và sấy lúa, bảo quản rau quả

29-3-2011

Theo Tổng công ty Lương thực miền Nam, hệ thống kho lương thực tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang được xây dựng, trước hết ở các tỉnh có sản lượng lúa gạo lớn như Kiên Giang, An Giang, Long An, Sóc Trăng, TP Cần Thơ, nâng sức chứa của hệ thống kho của vùng lên 1,6 triệu tấn, gần gấp đôi sức chứa hiện nay (850.000 tấn).

Thủy điện An Khê - Kanak tích nước: Nông dân kêu trời vì thiếu nước

29-3-2011

Từ cuối tháng 1.2011, Thủy điện An Khê - Kanak (Gia Lai) bắt đầu tích nước để chuẩn bị phát điện tổ máy số 1 khiến các nhà máy trên địa bàn thị xã An Khê đang sử dụng nguồn nước từ dòng sông này cũng tạm dừng hoạt động. 70.000 dân thị xã An Khê thiếu nước sinh hoạt, hàng ngàn hộ trồng mía thì kêu trời vì nhà máy đường “đứng bánh”.

Dầu tăng giá, ngư dân bán thuyền

29-3-2011

Nhiều ngư dân ở Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa đã phải neo thuyền, đi tìm việc khác vì dầu tăng giá.

“Vàng Việt” về nông thôn

29-3-2011

Chương trình Hàng Việt về nông thôn do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh & Hỗ trợ Doanh nghiệp – BSA, Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã thu hút được khá nhiều doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, trong đợt này ngoài các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng còn có doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Nông dân thời giá leo thang

29-3-2011

Chi phí đầu vào tăng cao, giá bán sản phẩm thấp, không bù được chi phí… đang là thực trạng mà nông dân ở nhiều vùng quê phải đối mặt. Tiếp tục hay ngừng sản xuất là câu hỏi khó mà bà con không thể tự trả lời.

Bám biển thời lạm phát: Cần mở rộng liên kết

29-3-2011

Nếu như mọi năm, vào thời điểm này, ngư dân Bạc Liêu đang phấn chấn chuẩn bị cho một mùa đánh bắt mới thì năm nay, không ít người chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí neo thuyền đậu bến. Tuy nhiên, nếu biết cách tính toán, liên kết làm ăn, ngư dân vẫn có thể thu lợi.

Trường Trung cấp nghề Quảng Bình: Dạy “nghề phụ” cho nông dân

25-3-2011

Ông Ngỗ Hữu Sò (56 tuổi, nông dân xã Hồng Thủy-Lệ Thủy-Quảng Bình) đang chăm đàn lợn của nhà thì có khách hàng xóm đến. Ông hàng xóm chiêu ngụm nước trà gọn hất rồi xoa tay: “Thôi thì chuyện thiệt, tôi đến có ý nhờ bác sang nhà tiêm cho mấy con heo giùm…”. Ông Sò vừa soạn “đồ nghề” , cười: “Không chỉ tiêm được lợn của nhà mà tôi trở thành thú y viên cho gia đình các con và hàng xóm nữa đó….”.

Biến đổi khí hậu và canh tác lúa ở ĐBSCL

25-3-2011

Khí hậu đang thay đổi, các Nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu diễn biến phức tạp của nó. Trước mắt, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI đang phải đối phó với hai vấn đề: Nhiệt dộ gia tăng sẽ gây hạn hán ở nhiều nơi và mực nước biển dâng. Tần suất diễn biến thời tiết bất thường xảy ra nhiều hơn.

Đối tượng miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

25-3-2011

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 20/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Hỗ trợ 100% vốn cho diêm dân thay đổi công nghệ

25-3-2011

Đó là một trong những nội dung quan trọng được Bộ NN-PTNT đưa vào dự thảo Nghị định sản xuất và kinh doanh muối để đưa ra lấy ý kiến của các Bộ, ngành vào ngày hôm qua (22/3). Theo dự thảo này, diêm dân sẽ được hỗ trợ 100% vốn để đầu tư cho lĩnh vực khoa học- công nghệ nhằm phục vụ quá trình sản xuất muối.