TIN TỨC-SỰ KIỆN

Khan hiếm ảo xăng dầu ở ĐBSCL: Nông, ngư dân khốn đốn

Ngày đăng: 29 | 03 | 2011

Nông dân không đủ xăng dầu để sản xuất, ngư dân cam chịu nằm bờ vì hết dầu ra khơi là vấn đề thời sự nhức nhối ở ĐBSCL hiện nay khi hàng loạt cửa hàng xăng dầu đang hạn chế bán ra.

Đồng ruộng chờ...xăng dầu
Hiện bà con nông dân ở An Giang và Đồng Tháp đang bước vào thu hoạch rộ trà lúa ĐX muộn trong điều kiện hết sức khó khăn khi những cơn mưa trái mùa kéo đến. Đa phần ruộng lúa đều bị ngã đổ làm tăng chi phí sản xuất như mua xăng dầu chạy máy bơm thoát nước, tiền công cắt cũng tăng cao (khoảng 250.000 đồng/công). Máy gặt đập liên hợp cũng bắt đầu tăng giá khi giá dầu lên.
Nông dân đang làm đất cho vụ hè thu trong điều kiện giá nhiên liệu tăng cao mà lại không đủ sử dụng
 
Tại Đồng Tháp, nhiều nông dân đã thu hoạch lúa xong vụ này, quay sang làm đất cho vụ hè thu tới cũng than phiền vì mấy ngày nay không thể mua được dầu để chạy máy bơm nước vệ sinh đồng ruộng và cày ải đất. Ông Lê Văn Lam, một nông dân ở xã Tân Phước, huyện Tân Hồng cho hay, mấy ngày qua ông mang can đến cửa hàng để mua dầu thì chỉ được bán một cách nhỏ giọt. “Mỗi lần tui xách can đi mua chỉ được 10-20 lít. Ở cửa hàng, họ nói hiện giờ bán dầu không có lời nhiều nên nhập về với số lượng rất ít để bán cầm chừng. Trong khi nhu cầu thì mỗi ngày phải chạy mất từ 60-90 lít mới đủ”- ông Lam nói. Cũng theo ông Lam, để có đủ dầu để chạy máy, nhiều người trong gia đình ông phải thay phiên nhau, chạy đôn chạy đáo ở nhiều cửa hàng để gom mỗi nơi một ít thì mới đủ xài.
Tình cảnh trên cũng diễn ra tương tự ở vùng Tứ giác Long Xuyên. Mùa gieo sạ đã đến nhưng nông dân vẫn khó tìm được máy cày, máy xới để làm đất vì chủ máy khó tìm mua được dầu để phục vụ cho bà con. Gia đình ông Nguyễn Văn Hiệp, xã An Nông (huyện Tịnh Biên, An Giang) vừa thu hoạch xong gần 20 ha lúa ĐX. “Giá dầu tăng như vừa qua là do tình hình chung nên nông dân cũng bấm bụng chịu đựng. Còn chuyện các cửa hàng xăng dầu không bán đủ dầu trong thời điểm này đang khiến bà con vô cùng bức xúc. Mấy bữa nay tui kêu mấy đứa con ra chợ mua dầu về xài mà không có cửa hàng nào bán cả. Họ đưa ra nhiều lí do để không bán dầu cho mình như nguồn cung không đủ hoặc bán không lời nhiều rồi bỏ mặc nông dân. Túng quá, tui kêu thằng cháu chạy gần 20 cây số vô tới Lạc Quới (huyện Tri Tôn, An Giang) mới mua được hơn nửa can dầu (20 lít) về chạy cày xới đỡ cho mấy miếng ruộng nằm ở trên cao trước. Khi nào có đủ dầu mới làm hết mấy miếng còn lại”.
Ngư dân không thể vươn khơi
Không chỉ người nông dân làm ruộng gặp khó khăn mà hàng ngàn ngư dân vùng biển cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu dầu để ra khơi. Ông Nguyễn Văn Hậu, chủ tàu cá ở TP Rạch Gía (Kiên Giang) than phiền: “Gia đình tôi có 4 chiếc tàu đánh cá và một số anh em chung đoàn cũng lên đến hơn chục chiếc. Mỗi lần đi đánh xa bờ phải mang theo hàng chục ngàn lít dầu để chạy cả tháng trời trên biển. Anh em chúng tôi đã định ngày 25/3 sẽ nổ máy vươn khơi nhưng khi đi mua nhiên liệu, mấy cây xăng dầu đã đưa ra nhiều lí do để ngừng bán. Họ hẹn đến thứ hai (28/3) sẽ cung cấp dầu nhưng khi tàu đến bến để đổ thì họ lại nói là dầu vẫn chưa về kịp. Bí quá, chúng tôi gọi điện thoại để nài nỉ thì chủ nhiều cây xăng còn không nhấc máy”.
Cũng theo ông Hậu, trung bình mỗi chiếc tàu ra khơi  phải chi phí từ 400-500 triệu đồng, từ việc mua nước đá, nhiên liệu đến tiền công cán cho anh em bạn tàu… Do đó, nếu không có nhiên liệu, lỡ chuyến ra khơi thì coi như chủ tàu đem tiền ra bỏ biển.
Ông Tô Duy Đại, Chủ tịch Hội Nghề cá TP Rạch Giá cho biết, trong mấy ngày qua ông đã nghe nhiều chủ tàu phàn nàn về việc không thể mua được dầu để ra khơi. “Đây không phải là lần đầu ngư dân gặp khó về tình trạng này. Trước đây hơn một tháng, khi xăng dầu rục rịch tăng giá, ngư dân cũng đã khốn đốn vì nhiều cửa hàng xăng dầu găm hàng không chịu bán. Chúng tôi đã phải nhiều lần lên tiếng tới UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan thì tình hình mới tạm thời được tháo gỡ”.
 Cũng theo ông Đại, cứ mỗi lần có tin đồn xăng dầu lên giá là các cửa hàng, đại lí xăng dầu lập tức găm hàng và đưa ra nhiều lí do để từ chối bán hàng cho ngư dân. "Có trường hợp, các ông chủ còn cho sà lan chở dầu neo đậu ngoài khơi, chờ lên giá mới chịu vào bờ và bơm bán cho ngư dân" -ông Đại cho hay.
Để chấm dứt tình trạng này cũng như tháo gỡ khó khăn cho nông, ngư dân, các các ngành chức năng cần triển khai ngay việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cửa hàng, đại lí xăng dầu ở địa phương. Đồng thời  xử lí thích đáng các cây xăng dầu đang cố tình vi phạm để trục lợi.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/1/1/76050/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Giá thực phẩm tăng mạnh

29-3-2011

Thịt heo, thịt gà trên thị trường đang có dấu hiệu thiếu hụt so với nhu cầu, trong khi các trang trại lại không có ý định mở rộng đầu tư do chi phí quá cao.

Báo động nhập siêu nông sản

29-3-2011

Theo thống kê, riêng trong quý 1 năm nay, tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp vẫn ở mức rất cao và chiếm đáng kể trong tỷ trọng nhập siêu của nền kinh tế.

Trên 90% doanh nghiệp ngành nông nghiệp có quy mô vốn nhỏ dưới 10 tỉ đồng

29-3-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay có tới trên 90% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có vốn dưới 10 tỉ đồng; 6% số doanh nghiệp có vốn từ 10 đến 50 tỉ đồng và chỉ có 1% số doanh nghiệp có mức vốn trên 200 tỉ đồng. Với quy mô vốn nhỏ như vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất.

Chuyên gia Đan Mạch thăm ngành chăn nuôi Việt Nam

29-3-2011

Sáng 27/3, phái đoàn do Hiệp hội sản xuất heo giống Đan Mạch Danbred gồm 22 chuyên gia ngành sản xuất heo giống bao gồm cả nhà sản xuất và các chuyên gia nghiên cứu đã đến Hà Nội. Nhân sự kiện này, chiều nay (28/3), Đại sứ quán Đan Mạch đã có buổi họp báo.

Quý I: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 33,3%

29-3-2011

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản trong quí đầu tiên của năm nay ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Ngân hàng lương thực” cứu người nghèo

29-3-2011

Tại huyện Đăk Hà (Kon Tum), mô hình “Ngân hàng lương thực cộng đồng” do người dân tự đóng góp vật liệu, ngày công làm kho và cả góp thóc gạo làm nên, tự bầu tổ quản lý... đã khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu đói giáp hạt, chấm dứt nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.

DN nông nghiệp "đòi" chính sách

29-3-2011

Hội nghị “Diễn đàn DN Nông nghiệp” do Bộ NN-PTNT tổ chức cuối tuần qua tại TPHCM một lần nữa lại “hâm nóng” câu chuyện về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các DN nông nghiệp vừa và nhỏ (DNNN V&N) trong bối cảnh đầy khó khăn hiện nay.

Phát triển cây cao su, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

29-3-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, trong những năm qua, phát triển cao su đã tạo việc làm ổn định và cải thiện thu nhập cho trên 130.000 lao động tại các nông trường, doanh nghiệp và hơn 143.000 hộ nông dân cao su tiểu điền. Hiện cây cao su đang phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và miền Trung góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng này.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao sức chứa hệ thống kho và sấy lúa, bảo quản rau quả

29-3-2011

Theo Tổng công ty Lương thực miền Nam, hệ thống kho lương thực tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang được xây dựng, trước hết ở các tỉnh có sản lượng lúa gạo lớn như Kiên Giang, An Giang, Long An, Sóc Trăng, TP Cần Thơ, nâng sức chứa của hệ thống kho của vùng lên 1,6 triệu tấn, gần gấp đôi sức chứa hiện nay (850.000 tấn).

Thủy điện An Khê - Kanak tích nước: Nông dân kêu trời vì thiếu nước

29-3-2011

Từ cuối tháng 1.2011, Thủy điện An Khê - Kanak (Gia Lai) bắt đầu tích nước để chuẩn bị phát điện tổ máy số 1 khiến các nhà máy trên địa bàn thị xã An Khê đang sử dụng nguồn nước từ dòng sông này cũng tạm dừng hoạt động. 70.000 dân thị xã An Khê thiếu nước sinh hoạt, hàng ngàn hộ trồng mía thì kêu trời vì nhà máy đường “đứng bánh”.

Dầu tăng giá, ngư dân bán thuyền

29-3-2011

Nhiều ngư dân ở Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa đã phải neo thuyền, đi tìm việc khác vì dầu tăng giá.

“Vàng Việt” về nông thôn

29-3-2011

Chương trình Hàng Việt về nông thôn do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh & Hỗ trợ Doanh nghiệp – BSA, Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã thu hút được khá nhiều doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, trong đợt này ngoài các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng còn có doanh nghiệp kinh doanh vàng.