TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giá thực phẩm tăng mạnh

Ngày đăng: 29 | 03 | 2011

Thịt heo, thịt gà trên thị trường đang có dấu hiệu thiếu hụt so với nhu cầu, trong khi các trang trại lại không có ý định mở rộng đầu tư do chi phí quá cao.

Giá tăng phi mã
So với đầu tháng 3.2011, hiện nay giá gà tại các trại đã tăng từ 14.000 - 16.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp tại các trại hiện ở mức 38.000đ/kg, giá tại các lò giết mổ khoảng 45.000đ/kg, giá chợ lẻ từ 50.000 - gần 60.000đ/kg (tùy loại). Tương tự, giá thịt gà tam hoàng tăng hơn 10.000đ/kg, giá bán lẻ lên đến 68.000 - 70.000đ/kg. Theo các chủ lò giết mổ gia cầm, thịt gà mỗi ngày một giá, nhích lên từ 1.000 - 2.000đ/kg và chưa dừng lại. Nguyên nhân là giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, chi phí thuốc thú y, chuồng trại... cũng tăng lên. Dịch heo lở mồm long móng lan rộng nên nguồn heo khan hiếm, người tiêu dùng chuyển sang dùng thịt gà nên nhu cầu rất lớn. Ngoài ra, dù với mức giá xuất chuồng hiện nay người chăn nuôi lãi khoảng 7.000đ/kg gà nhưng các chủ trại vẫn chưa có ý định tăng đàn, mở rộng chăn nuôi, càng khiến nguồn cung thịt gà thiếu hụt. Theo ông Châu Nhựt Trung - Đại diện Công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ, với các nguyên nhân như vậy, giá thịt gà sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Giá thịt heo tăng cao, khan hiếm khiến các loại thực phẩm thay thế như thịt gà, thịt bò, cá... cũng tăng theo
 
Các lò giết mổ heo cho biết, giá heo hơi trên thị trường vẫn tăng, hiện đang ở mức 51.000 - 52.000đ/kg, tăng từ 5.000 - 6.000đ/kg so với giữa tháng 3. So với đầu tháng giá heo hơi tăng hơn 10.000đ/kg. So với giữa tháng 2, giá heo hơi hiện nay cao đến 20.000đ/kg, từ hơn 30.000 lên hơn 50.000đ/kg. Giá heo hơi các tỉnh miền Bắc hiện đứng ở mức rất cao, 54.000đ/kg. Mặc dù giá thịt heo tăng cao trên thị trường nhưng các trang trại chăn nuôi cũng không có ý định khôi phục sản xuất do chi phí đầu vào quá cao.
Tại TP.HCM, giá thịt heo bán lẻ cũng tăng tương ứng. Cụ thể, sườn non giá 102.000đ/kg, sườn già 80.000đ/kg, thịt thăn 90.000đ/kg, nạc đùi 90.000đ/kg, nạc dăm 90.000đ/kg, ba rọi 84.000đ/kg, thịt đùi 75.000đ/kg, giò trước 65.000đ/kg... So với đầu tháng, giá thịt heo bán lẻ tăng từ 5.000 - 14.000đ/kg (tùy loại). Tiểu thương các chợ cho biết sức tiêu thụ thịt heo rất chậm nhưng giá vẫn cao, do đầu vào tăng cao. Giá thịt heo, gà tăng cao kéo theo giá một số thực phẩm khác, như thịt bò, cá... cũng tăng từ 2.000 - 10.000đ/kg.
Hàng bình ổn tăng theo
Giá heo hơi leo thang suốt thời gian qua cùng với nguồn hàng khan hiếm, diễn biến dịch bệnh phức tạp khiến giá thực phẩm bình ổn tăng ngay đầu tháng 4 tới. Tổng giám đốc Công ty Vissan Văn Đức Mười cho biết, từ ngày 1.4, các mặt hàng thực phẩm bình ổn thị trường của công ty sẽ tăng giá khoảng 15% so với giá hiện này. Cụ thể, giá thịt heo đùi từ 60.000đ/kg lên 78.000đ/kg, thịt ba rọi từ 70.000đ/kg lên 81.000đ/kg... Nếu tình hình nguyên liệu không có nhiều chuyển biến thuận lợi, giữa tháng 4.2011 công ty sẽ điều chỉnh tăng giá đợt tiếp theo với mức tăng bình quân 10%.
Theo Sở Công thương TP.HCM, chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TP năm 2011 và Tết Nhâm Thìn năm 2012 bắt đầu từ ngày 1.4.2011 - 31.3.2012. Theo đó, hàng hóa trong chương trình này gồm 9 nhóm hàng (gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả và thủy hải sản). Lượng hàng tham gia bình ổn tháng thường năm 2011 chiếm bình quân 20% - 25% nhu cầu thị trường TP. Trong thời gian Tết Nhâm Thìn, lượng hàng hóa bình ổn chiếm từ 30% - 40% so với nhu cầu thị trường. Giá bán hàng bình ổn thị trường thấp hơn giá bán sản phẩm cùng loại trên thị trường ít nhất là 10%.
Tuy nhiên, điểm mới năm nay là các DN sẽ được linh động điều chỉnh giá cho phù hợp với thị trường. Trong trường hợp giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào tăng cao hơn 15% so với thời điểm đăng ký giá bán hàng bình ổn, các đơn vị sẽ được điều chỉnh tăng giá bán. Khi điều chỉnh tăng giá bán hàng bình ổn, đơn vị thực hiện đăng ký lại giá bán và được Sở Tài chính TP thẩm định, chấp thuận bằng văn bản. Trường hợp thị trường biến động giảm giá từ 5% trở lên (nghĩa là giá bán hàng bình ổn chỉ còn thấp hơn giá thị trường khoảng 5%) thì các đơn vị phải đăng ký điều chỉnh giảm giá bán tương ứng. Theo ý kiến một số DN, cơ chế này sẽ giúp họ có thể hạn chế được rủi ro và gắn bó lâu dài hơn với chương trình. Chương trình mới chưa bắt đầu, nhưng chắc chắn một điều giá đăng ký sẽ được các DN điều chỉnh tăng lên. Mức tăng dự kiến từ 15 - 25% so với mức giá cũ, thậm chí sẽ tăng cao hơn.
AGROINFO – Theo Báo Thanh niên

NỘI DUNG KHÁC

Báo động nhập siêu nông sản

29-3-2011

Theo thống kê, riêng trong quý 1 năm nay, tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp vẫn ở mức rất cao và chiếm đáng kể trong tỷ trọng nhập siêu của nền kinh tế.

Trên 90% doanh nghiệp ngành nông nghiệp có quy mô vốn nhỏ dưới 10 tỉ đồng

29-3-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay có tới trên 90% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có vốn dưới 10 tỉ đồng; 6% số doanh nghiệp có vốn từ 10 đến 50 tỉ đồng và chỉ có 1% số doanh nghiệp có mức vốn trên 200 tỉ đồng. Với quy mô vốn nhỏ như vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất.

Chuyên gia Đan Mạch thăm ngành chăn nuôi Việt Nam

29-3-2011

Sáng 27/3, phái đoàn do Hiệp hội sản xuất heo giống Đan Mạch Danbred gồm 22 chuyên gia ngành sản xuất heo giống bao gồm cả nhà sản xuất và các chuyên gia nghiên cứu đã đến Hà Nội. Nhân sự kiện này, chiều nay (28/3), Đại sứ quán Đan Mạch đã có buổi họp báo.

Quý I: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 33,3%

29-3-2011

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản trong quí đầu tiên của năm nay ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Ngân hàng lương thực” cứu người nghèo

29-3-2011

Tại huyện Đăk Hà (Kon Tum), mô hình “Ngân hàng lương thực cộng đồng” do người dân tự đóng góp vật liệu, ngày công làm kho và cả góp thóc gạo làm nên, tự bầu tổ quản lý... đã khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu đói giáp hạt, chấm dứt nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.

DN nông nghiệp "đòi" chính sách

29-3-2011

Hội nghị “Diễn đàn DN Nông nghiệp” do Bộ NN-PTNT tổ chức cuối tuần qua tại TPHCM một lần nữa lại “hâm nóng” câu chuyện về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các DN nông nghiệp vừa và nhỏ (DNNN V&N) trong bối cảnh đầy khó khăn hiện nay.

Phát triển cây cao su, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

29-3-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, trong những năm qua, phát triển cao su đã tạo việc làm ổn định và cải thiện thu nhập cho trên 130.000 lao động tại các nông trường, doanh nghiệp và hơn 143.000 hộ nông dân cao su tiểu điền. Hiện cây cao su đang phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và miền Trung góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng này.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao sức chứa hệ thống kho và sấy lúa, bảo quản rau quả

29-3-2011

Theo Tổng công ty Lương thực miền Nam, hệ thống kho lương thực tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang được xây dựng, trước hết ở các tỉnh có sản lượng lúa gạo lớn như Kiên Giang, An Giang, Long An, Sóc Trăng, TP Cần Thơ, nâng sức chứa của hệ thống kho của vùng lên 1,6 triệu tấn, gần gấp đôi sức chứa hiện nay (850.000 tấn).

Thủy điện An Khê - Kanak tích nước: Nông dân kêu trời vì thiếu nước

29-3-2011

Từ cuối tháng 1.2011, Thủy điện An Khê - Kanak (Gia Lai) bắt đầu tích nước để chuẩn bị phát điện tổ máy số 1 khiến các nhà máy trên địa bàn thị xã An Khê đang sử dụng nguồn nước từ dòng sông này cũng tạm dừng hoạt động. 70.000 dân thị xã An Khê thiếu nước sinh hoạt, hàng ngàn hộ trồng mía thì kêu trời vì nhà máy đường “đứng bánh”.

Dầu tăng giá, ngư dân bán thuyền

29-3-2011

Nhiều ngư dân ở Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa đã phải neo thuyền, đi tìm việc khác vì dầu tăng giá.

“Vàng Việt” về nông thôn

29-3-2011

Chương trình Hàng Việt về nông thôn do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh & Hỗ trợ Doanh nghiệp – BSA, Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã thu hút được khá nhiều doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, trong đợt này ngoài các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng còn có doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Nông dân thời giá leo thang

29-3-2011

Chi phí đầu vào tăng cao, giá bán sản phẩm thấp, không bù được chi phí… đang là thực trạng mà nông dân ở nhiều vùng quê phải đối mặt. Tiếp tục hay ngừng sản xuất là câu hỏi khó mà bà con không thể tự trả lời.