TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giữ ổn định đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực

Ngày đăng: 01 | 04 | 2011

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) có kế hoạch tăng 1 triệu tấn lúa trong năm 2011, chủ yếu là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để dự phòng bù lại phần thiệt hại do thiên tai mất mùa ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

Sẽ tăng 100.000ha lúa thu đông
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ NNPTNT triển khai kế hoạch tăng 100.000 ha lúa thu đông cho các tỉnh phía nam trong kế hoạch sản xuất lúa năm 2011.
Cụ thể, trong vụ hè thu tới, Bộ NNPTNT chỉ đạo các tỉnh, thành trọng điểm sản xuất lúa phía nam, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, giảm từ 30.000 - 50.000 ha diện tích lúa hè thu. Nhưng trong vụ thu đông tới, diện tích xuống giống dự kiến trên toàn vùng ĐBSCL sẽ tăng 100.000ha, tức đạt tổng cộng 600.000 ha.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch, ông Bùi Bá Bổng - Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho biết, lúa hè thu năng suất thấp, giá cả bấp bênh, nguy cơ thiệt hại và thua lỗ của nông dân rất lớn. Trong khi đó trong vài năm qua lúa thu đông ở các tỉnh ĐBSCL trúng mùa, bán được giá tốt.
Ông cũng cho biết, hiện TP.Cần Thơ đã điều chỉnh tăng gần 50.000 ha lúa thu đông trong cơ cấu vụ trước; trong khi đó tỉnh An Giang cũng tăng gần 30.000 ha. Vì vậy mục tiêu tăng 100.000 ha vụ tới trong toàn vùng là khả thi.
Theo ước tính của Cục Trồng trọt ( Bộ NNPTNT), năng suất trung bình vụ thu đông ở Nam Bộ hiện đạt trên 4,8 tấn/ha. An Giang và Sóc Trăng là các tỉnh có năng suất vụ này cao nhất, trung bình từ 6 - 6,5 tấn/ha. Theo đó, ngoài việc tăng diện tích, chỉ cần tăng thêm năng suất 0,2 tấn/ha vụ thu đông tới, sản lượng lúa hàng hóa toàn vùng sẽ tăng khoảng 550.000 tấn.
Giữ vững 3,8 triệu ha đất lúa
Bộ NNPTNT cũng vừa trình Chính phủ xem xét phê duyệt "Quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa toàn quốc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030". Theo đó, Bộ NNPTNT đề xuất bảo đảm giữ vững 3,8 triệu ha đất lúa, trong đó 3,2 triệu ha từ 2 vụ trở lên.
Theo thống kê của Bộ NNPTNT, hiện diện tích đất lúa của cả nước có gần 4,1 triệu ha. Dự báo đến năm 2020, đất lúa mất đi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là 5.700 ha và đến năm 2030 là 19.900 ha. Từ năm 2000 đến nay, đất lúa giảm nhưng chất lượng đất được cải thiện, hệ số sử dụng tăng do có sự đầu tư phát triển thủy lợi, khoa học công nghệ, giống lúa, nên năng suất tăng bình quân 2,45%/năm.
Nhưng để bảo đảm an ninh lương thực, không đơn thuần chỉ là giữ đất mà còn phải giải quyết hài hòa lợi ích... Theo các chuyên gia, sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, bài học rút ra là muốn phát triển bền vững, không có gì thay thế được việc cần thiết phải đầu tư cho nông nghiệp.
“Như vậy, chúng ta cần thiết phải đặt lên bàn cân để tính toán thiệt hơn giữa chuyện giữ đất lúa và phát triển công nghiệp, đô thị. Và rõ ràng, xét về tầm nhìn, thì việc giữ đất lúa là hoàn toàn cần thiết”, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc nói. “Bộ NNPTNT đề xuất việc đấu giá đất lúa, coi đó là một biện pháp, kể cả trước mắt và lâu dài, giữ được diện tích ít nhất 3,8 triệu ha”, ông Ngọc cho hay.
Về tính khả thi khi thực hiện việc đấu giá đất lúa, ông Ngọc cho rằng, hoàn toàn có thể thực hiện được, bởi lẽ, việc đấu giá phải thực hiện một cách công khai, minh bạch thì mới hạn chế được sự tùy tiện trong chuyển đổi của các địa phương, hạn chế được thay đổi kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong những năm tới và hàng chục năm tiếp theo. Mục đích cuối cùng là chúng ta giữ được ổn định diện tích đất lúa cho tương lai. Theo ông Ngọc, xét cho cùng, việc thu hút đầu tư, làm công nghiệp, đô thị hay việc giữ đất lúa không hề mâu thuẫn với nhau, vì cùng chung mục đích là phát triển kinh tế.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=452896

NỘI DUNG KHÁC

Sâu bệnh hại lúa đang có diễn biến phức tạp

1-4-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện tình hình sâu bệnh hại lúa đang có diễn biến phức tạp. Các địa phương đang đẩy mạnh các giải pháp để phòng, trừ sâu bệnh hại lúa.

Bảo hiểm nông nghiệp: Còn thiếu cơ chế hỗ trợ

31-3-2011

"Ngoài tiền hỗ trợ từ Nhà nước, chúng ta phải xây dựng được một cơ chế bảo hiểm cho ngành nông nghiệp một cách phù hợp", chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh nói.

Ngư dân "chết lặng"!

31-3-2011

"Tui như chết lặng khi nghe giá dầu tăng đến gần 3 nghìn đồng/lít" - một ngư dân cho chúng tôi hay. Không khí ngột ngạt trải khắp những làng chài ven biển nơi chúng tôi đi qua. Trên bến, dưới thuyền, nhiều ngư phủ đang lục tục tháo gỡ ngư cụ...

Mưa trái mùa tác động nhiều mặt đến đời sống và sản xuất

31-3-2011

Mùa khô năm nay, ở Nam Bộ khí hậu bất thường hơn mọi năm. Liên tục cả tuần nay, trời nhiều mây và mưa rải rác khắp nhiều tỉnh thành. Mưa trái mùa với lượng mưa khá nhiều đã làm cho khí hậu trong vùng dịu mát, hàng chục ngàn ha lúa xuân hè, rau màu đã tránh được hạn, mặn xâm nhập nhưng bên cạnh đó cũng không ít hộ dân phải rơi vào cảnh trắng tay vì mưa.

Cách giảm tưới nước cà phê mùa khô

31-3-2011

Để đáp ứng yêu cầu canh tác bền vững, việc tạo lập hệ cây che bóng tầng cao hợp lý trong các vườn cà phê là điều cần thiết.

Tây Nguyên: “Mưa vàng” giải đại hạn

31-3-2011

Liên tiếp từ giữa tháng 3 đến nay, mưa “vàng” liên tiếp xuất hiện trên diện rộng ở Tây Nguyên, nhiều nơi lượng mưa đo được lên đến 177,4mm. Những cơn mưa này đã giải đại hạn cho người trồng cà phê.

Kỳ vọng nền nông nghiệp ít rủi ro: Bài học lớn từ quá khứ

31-3-2011

Dự kiến, ngày 1.7 tới, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) sẽ được triển khai thí điểm tại 21 tỉnh thành theo Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn

30-3-2011

Với hàng loạt chính sách hỗ trợ mang tính dài hạn đối với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn thời gian qua, hoạt động khuyến công tại nhiều địa phương trên cả nước đã thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Hà Nội: Tăng cường bán hàng bình ổn ở khu công nghiệp, vùng nông thôn

30-3-2011

Sở Công Thương Hà Nội vừa đưa ra Dự thảo kế hoạch bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2011 để UBND TP. Hà Nội phê duyệt. Theo đó, có những điểm mới nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả bình ổn các mặt hàng thiết yếu, đồng thời tăng cường các điểm bán tại các khu công nghiệp, vùng nông thôn.

Philippin mua 200.000 tấn gạo Việt Nam với giá 445 USD/tấn

30-3-2011

Philippine rất hài lòng khi đạt được giá tốt với 200.000 tấn gạo lần này nhập của Việt Nam và dự kiến sẽ mua nhiều hơn gạo của chúng ta trong quý 2.

Từ 15/5, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

29-3-2011

Chính phủ vừa ban hành Nghị định ra ngày 23/3, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết ra ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Khan hiếm ảo xăng dầu ở ĐBSCL: Nông, ngư dân khốn đốn

29-3-2011

Nông dân không đủ xăng dầu để sản xuất, ngư dân cam chịu nằm bờ vì hết dầu ra khơi là vấn đề thời sự nhức nhối ở ĐBSCL hiện nay khi hàng loạt cửa hàng xăng dầu đang hạn chế bán ra.