TIN TỨC-SỰ KIỆN

Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO

Ngày đăng: 06 | 04 | 2011

Sáng 5/4, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức hội thảo “Báo cáo tác động của hội nhập đối với nền kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO”.

Báo cáo tại hội thảo cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là gia nhập WTO đã có tác dụng tích cực đến kinh tế Việt Nam, các cơ hội đan xen thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế.
Nổi bật nhất trong quá trình này là tổng vốn đầu tư toàn xã hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay, năm 2009 là hơn 42% GDP.
Tác động đến tăng trưởng kinh tế năm 2008 là 6,3%, năm 2009 đạt 5,3%- một con số tương đối cao hơn so với mức tăng trưởng thấp hoặc âm của nhiều nước trên thế giới trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, mức độ mở cửa cũng cao hơn sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO; các điều kiện ưu đãi trong các hiệp định thương mại, đầu tư song phương và khu vực cũng được hợp lý và mở rộng, tạo điều kiện quan trọng thu hút đầu tư tại Việt Nam.
Việc gia nhập WTO cũng tác động tích cực đến việc hoàn thiện khung pháp lý: môi trường kinh doanh và cạnh tranh minh bạch, đơn giản hóa; các loại thị trường được  mở cửa, đặc biệt là thị trường dịch vụ bảo hiểm.
Tuy nhiên, việc gia nhập WTO cũng tác động mạnh mẽ đến lao động và việc làm trong 3 năm qua, chưa đúng như mong đợi.
Tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước có xu hướng tăng, đạt mức 2,91% năm 2009. Mức độ mở cửa thị trường trong nước cao hơn nhưng chưa đúng mức, cụ thể là sự gia tăng nhập khẩu và nhập siêu.
Nói về bài học kinh nghiệm của Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO, TS Võ Trí Thành- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, bài học đầu tiên sau 3 năm hội nhập là kinh tế sẽ phát triển mạnh nếu kết hợp cải cách trong nước và đánh giá đúng vị thế của mình. Thứ hai chúng ta nhận ra giá trị, vị thế, điểm yếu, mạnh của nước ta. Và đó là bài học hội nhập thương mại, hàng hóa dịch vụ, là câu chuyện di chuyển vùng vốn, phản ứng chính sách, lựa chọn đối tác, mức độ mở cửa lựa chọn cam kết…/.
AGROINFO – Theo Báo VOVNEWS

Nguồn: http://vovnews.vn/Home/Viet-Nam-sau-3-nam-gia-nhap-WTO/20114/171308.vov

NỘI DUNG KHÁC

Cảnh giác "đất nền" nông nghiệp

5-4-2011

NNVN số ra ngày 1/4 đã phản ánh việc giá đất nông nghiệp lên cơn sốt vì nhiều người tìm mua đầu tư sản xuất. Một nguyên nhân nữa góp phần tạo nên cơn sốt là nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được "cò" quy hoạch thành đất ở để rao bán. Nhiều người dân nhập cư tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai đã bị mất trắng cả trăm triệu đồng vì bị dụ mua phải những nền đất ruộng.

Ngư dân lao đao vì giá xăng dầu

5-4-2011

Mặc dù thời tiết đang thuận lợi cho việc đánh bắt song nhiều tàu cá ở các địa phương khu vực miền Trung vẫn nằm bờ. Nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng cao khiến bà con không đủ chi phí cho mỗi chuyến ra khơi.

Nông dân nghèo vì không đất sản xuất

5-4-2011

Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 2,5 triệu ha đất nông nghiệp, nhưng không ít nông dân không có đất sản xuất bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Làm ăn kiểu mới: Nông dân lãi lớn

4-4-2011

Là “vựa lúa” của cả nước, thế nhưng ít có nông dân nào ở ĐBSCL cầm trong tay hàng chục, hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ lúa. Vậy mà hàng trăm nông dân trong mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đầu tiên ở An Giang đã có được niềm vui đó.

Liên kết giúp nông dân tiêu thụ nông sản thuận lợi

4-4-2011

Nhằm giúp nông dân các huyện ngoại thành phát triển sản xuất hàng hoá nông sản theo vùng, đạt chất lượng cao và thuận lợi trong khâu tiêu thụ, Trung tâm Khuyến nông thành phố Hà Nội tiếp tục tăng cường thực hiện mối liên kết giữa cơ quan quản lý, người sản xuất và doanh nghiệp trong quá trình cho nông dân vay vốn từ Quỹ Khuyến nông thành phố.

“Càn quét” tôm hùm nhí: Ra biển nhặt “vàng”?

4-4-2011

100% hộ ngư dân trong Thôn Đông tranh nhau từng mét mặt nước để đặt bẫy bắt tôm. Hộ ít tiền thì chỉ cần mua ít cái neo, vài chục cái bẫy gỗ hoặc ít lưới chà làm bẫy là có thể thu tiền triệu mỗi ngày.

Miền Trung: Nguy cơ mất 100.000 tấn lúa

4-4-2011

“Chưa năm nào vụ đông xuân tại các tỉnh miền Trung lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay, lúa đang trổ thì gặp rét đậm kéo dài”- ông Nguyễn Văn Hạ - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung cho biết.

Vẫn còn hơn 200.000 tấn muối tồn kho

4-4-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, lượng muối tồn trong dân và một số doanh nghiệp sản xuất vào khoảng 202.844 tấn. Trong đó, miền Bắc còn tồn 21.744 tấn, miền Trung 26.017 tấn, đồng bằng sông Cửu Long 155.083 tấn.

Cho nhập 250.000 tấn đường: Nhà máy đường lo

4-4-2011

Bộ Công Thương vừa cấp phép cho các doanh nghiệp nhập khẩu 250.000 tấn đường trong năm 2011, trong đó, 50.000 tấn sẽ được nhập sau ngày 15.4.

Chặn đường cá da trơn Việt Nam: Giới bảo hộ catfish Mỹ bị "gậy ông đập lưng ông"

4-4-2011

Cuối tháng 2/2011, trên nguyên tắc, Bộ Nông nghiệp Mỹ phải ra quyết định về chương trình kiểm tra phẩm chất loại cá da trơn bán trên thị trường Mỹ, mà cụ thể là loại cá được chính thức gọi là catfish. Chương trình này được đề ra nhằm đáp ứng đòi hỏi của giới nuôi catfish tại Mỹ, muốn mượn tay luật lệ, để chặn đường cá tra và ba sa nhập khẩu từ Việt Nam, vốn cạnh tranh dữ dội với catfish tại Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết là công việc chuẩn bị chưa hoàn chỉnh và cần phải có thêm 6 tháng nữa để xem xét thấu đáo hơn.

Thái Lan có kế hoạch giảm lượng gạo xuất khẩu

4-4-2011

Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã bắt đầu thực hiện chương trình khuyến khích nông dân mỗi năm trồng lúa hai vụ, thay cho ba vụ như lâu nay, trong bối cảnh các nhà xuất khẩu và xay xát gạo của xứ chùa Vàng đều cho rằng giảm xuất khẩu gạo sẽ giúp hỗ trợ giá mặt hàng này đang sụt giảm trên thị trường thế giới.

Đông Nam Bộ: Đất nông nghiệp "sôi sùng sục"!

1-4-2011

Giá hồ tiêu, cà phê, cao su đều đang ở mức thượng đỉnh, cao gấp 2 đến 3 lần năm ngoái đã đẩy giá đất nông nghiệp lên ngôi. Tại nhiều địa phương thuộc Đồng Nai, Bình Phước, cùng với cơn sốt săn lùng mua đất trồng trọt, giá đất bị đẩy lên cao ngất ngưởng…