TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tiếp vốn cho làng nghề

Ngày đăng: 07 | 04 | 2011

“Nhờ Ngân hàng CSXH tiếp vốn, nhiều hộ làm nghề tre đan truyền thống không chỉ xóa xong nghèo, mà đã xây được nhà” - bà Châu Ngọc Hồng - Chủ tịch UBND xã Phú Tân, huyện Châu Thành, Sóc Trăng khẳng định.

Xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) nổi tiếng với nghề tre đan truyền thống của đồng bào Khmer. Ở Phú Tân, ngoài ấp Phước Thuận chuyên xe nhang (hương) và vẽ tranh trên kính; ấp Phước Phong chuyên làm chổi rơm, 4 ấp còn lại đều có nghề tre đan, trong đó ấp Phước Quới có số hộ tham gia làm nghề đông nhất.
 
Sản phẩm của ấp Phước Quới khá đa dạng, từ cần xé dùng đựng trái cây, làm phương tiện chuyển vật liệu xây dựng đến bội nhốt gà; xà ngom dùng bắt, đựng cá, tép...
 
Vợ chồng chị Thạch Thị Xà Khol cho mướn ruộng để tập trung vào nghề đan cần xé.
 
 
Có nghề vẫn nghèo
 
Ông Lâm Liếp tâm sự: “Khi chưa vay được vốn ưu đãi, vì thiếu vốn mua tre, trúc nên người làm các nghề thủ công, đan lát ở Phú Lâm phải vay tiền chợ đen lãi suất có lúc tới 30%. Sản phẩm làm ra bán không đủ trả nợ, nên rất ít người làm giàu từ nghề đan lát”. Điều này giải thích vì sao Phú Tân tuy có nhiều nghề thủ công nhưng đến đầu năm 2011, vẫn còn 13% hộ nghèo trong đó ấp Phú Quới chiếm gần 10% (45 hộ). Trường hợp gia đình chị Thạch Thị Chương là một minh chứng. Chồng qua đời, để lại cho chị 3 con thơ. Không có ruộng, mẹ con chị lấy nghề đan cần xé làm kế mưu sinh, nhưng tiền bán cần xé nhiều khi không đủ mua gạo. Chị Trần Thị Thạch - tổ trưởng một tổ tiết kiệm vay vốn (TKVV) cho biết, trong 54 thành viên của tổ do chị quản lý thì 14 hộ vẫn còn nghèo.
 
"Đến đầu năm 2010, dư nợ tín dụng của ND xã Phú Tân là 14,188 tỷ đồng, với gần 900 hộ vay để thực hiện 7 chương trình, trong đó chương trình cho vay hộ nghèo là 4,75 tỷ đồng." - Ông Lâm Lược Trương
Tiếp vốn cho làng
 
Ông Lâm Liếp từng làm tổ trưởng tổ TKVV của 17 hộ thành viên từ thời ngân hàng phục vụ người nghèo. Năm 2004 Ngân hàng CSXH ra đời, tổ TKVV của ông tăng lên 50 hộ với 130 lao động trực tiếp làm nghề tre đan. Sau khi chuyển 0,5ha đất lúa cho người trong ấp thuê với giá 1,5 triệu đồng/năm, 4 lao động nhà ông Lâm Liếp tập trung làm tre đan.
 
Vợ và 3 con ông chuyên đan cần xé, 10 ngày xuất bán một đợt, trừ chi phí lãi 1,5 triệu đồng. Ngoài mua nguyên liệu cho xã viên HTX làng nghề tre đan, ông còn nhận làm một số mặt hàng mỹ nghệ theo đơn đặt hàng của ngành du lịch và văn hóa.
 
“Năm 2010, tôi được Ngân hàng CSXH cho vay 25 triệu đồng đầu tư vào sản xuất nên suốt năm vợ con không thiếu việc làm. Nay gia đình tôi hết nghèo rồi”- ông Lâm Liếp tâm sự. Năm 2010, ông cất lại căn nhà khang trang trị giá 110 triệu đồng.
 
Chị Thạch Thị Xà Khol sinh hoạt trong tổ TKVV của ông Lâm Liếp có 0,2ha đất lúa. Nhờ được Ngân hàng CSXH cho vay vốn, chị cho người khác thuê đất rồi hai vợ chồng tập trung đan cần xé. “Trước đây, tôi phải mua chịu nguyên liệu, sau 10 ngày trả phải cộng thêm 30% giá mua. Từ khi được vay vốn ưu đãi lãi suất rất thấp, tôi đã hết nghèo”- chị Xà Khol kể.
 
Gia đình Chị Triệu Thị Na có 6 miệng ăn, nhưng không có đất cấy lúa, hai vợ chồng lấy nghề đan cần xé nuôi con. Được Ngân hàng CSXH cho vay 7 triệu đồng, vợ chồng chị mua chiếc xe gắn máy cũ làm phương tiện chở sản phẩm đi bán. Năm 2009, Ngân hàng tiếp tục cho vợ chồng chị vay 9 triệu đồng. Ngoài làm nghề, chị còn gom sản phẩm của cô bác trong ấp đưa đi tiêu thụ. “Gia đình tôi quyết tâm xóa xong nghèo trong năm 2011”- chị Na tâm sự.
 
AGROINFO - Theo Báo Nông thôn ngày nay
 

NỘI DUNG KHÁC

Dịch lở mồm long móng hoành hành

7-4-2011

Sáng 6.4, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành nhằm phân tích mổ xẻ vì sao dịch lở mồm long móng (LMLM) lan nhanh và kéo dài suốt hơn 6 tháng qua.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao

7-4-2011

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2011 ước đạt 7,1 tỷ USD, tăng 45,4% so với tháng trước và tăng 26% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung quý I/2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 19,2 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 40,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 10,4 tỷ USD, tăng 28,7%.

Cấp đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số: Chậm do thiếu nguồn lực

7-4-2011

Nguyên nhân sâu xa của vụ phá rừng ở Tuy Đức (Đăk Nông) là do đồng bào thiếu đất sản xuất. Xung quanh vấn đề này, NTNN đã trao đổi với ông Trịnh Công Khanh - Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc.

Quí I cả nước xuất khẩu được 1,850 triệu tấn gạo

7-4-2011

Theo Hiệp hội lương thực Việc Nam (VFA), trong quí I cả nước đã xuất khẩu được 1,850 triệu tấn gạo các loại, trị giá trên 884,043 triệu USD, tăng 42,32% về số lượng và tăng 45,72% về giá trị, cao nhất về số lượng và giá trị so với cùng kỳ các năm trước.

Giá cả thực phẩm: Hơn cả... leo thang

7-4-2011

Giá cả thực phẩm tăng nhanh chóng mặt. Người tiêu dùng bàng hoàng. Thậm chí, giá tăng nhanh đến mức khi trao đổi với NNVN, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết họ cũng bị "choáng" vì không lường được giá cả lại diễn biến mạnh như vậy.

Trắng tay vì tôm thẻ chân trắng

7-4-2011

Sau một thời gian do dự, cân nhắc, cuối cùng tôm thẻ chân trắng (TCT) cũng đã được cho nuôi đại trà ở một số tỉnh ĐBSCL. Sở dĩ phải do dự, cân nhắc, là vì tôm TCT được cảnh báo rất dễ nhiệm bệnh, lây lan bệnh sang các loại tôm khác...

Đảm bảo hàng bình ổn đến tận tay nông dân

7-4-2011

Chương trình bình ổn giá năm 2011 trên địa bàn TP. Hà Nội bắt đầu từ ngày 1/4, với 9 nhóm mặt hàng thiết yếu. Theo đó, tổng nguồn vốn để thực hiện chương trình vào khoảng 476 tỷ đồng (tăng 76 tỷ đồng so với năm 2010). Trước thực trạng đầy biến động của thị trường, việc đưa hàng về nông thôn, vùng xa và các khu công nghiệp sẽ được ưu tiên.

Bến Tre: Trúng mùa dưa hấu

6-4-2011

Ở tỉnh Bến Tre, mùa khô việc trồng rau màu của bà con nông dân nhiều nơi trong tỉnh gặp khó khăn do nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Tuy nhiên, ở các vùng đất ven biển như xã An Thủy (huyện Ba Tri), xã Thới Thuận (huyện Bình Đại), xã Thạnh Phong, Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú) bà con nông dân chọn dưa hấu để trồng vì không tốn nhiều nước tưới, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển kinh tế biển là thế mạnh của Sầm Sơn

6-4-2011

Sầm Sơn không chỉ là địa danh du lịch nổi tiếng của Thanh Hoá. Trong nhiều năm qua Đảng bộ và chính quyền thị xã Sầm Sơn luôn quan tâm phát triển nghề biển. Đặc biệt là tập trung đầu tư và khuyến khích nhân dân khai thác và chế biến thuỷ sản. Chính vì sự quan tâm đó mà hiện nay ngành thuỷ sản Sầm Sơn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho ngư dân vùng biển.

Hà Tĩnh: 15.000 lao động nghề muối gặp khó

6-4-2011

Hà Tĩnh có gần 200ha diện tích đất sản xuất muối, hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động. Tuy nhiên, bước sang năm 2011 mọi thứ bắt đầu đảo lộn.

Nền kinh tế mắc kẹt với lãi suất cao

6-4-2011

Trong cuộc giao ban xuất khẩu sáng 5.4 của bộ Công thương, các doanh nghiệp đồng loạt than thiếu vốn, khó vay. Có thể nói, chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã đẩy lãi suất tăng cao, gây khó khăn bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế.

Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO

6-4-2011

Sáng 5/4, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức hội thảo “Báo cáo tác động của hội nhập đối với nền kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO”.