TIN TỨC-SỰ KIỆN

Làm đất cho vụ lúa hè thu ĐBSCL

Ngày đăng: 08 | 04 | 2011

Có một thời gian dài việc cày ải không được thực hiện liên tục hoặc chỉ có ở một vài địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thay vào đó là việc xới đất, trục 1 đến 2 tác rồi xuống giống.

Việc làm đất theo kiểu như vậy đã làm cho canh tác lúa ngày càng khó khăn hơn, năng suất lúa vụ hè thu không tăng.
 
Thực tế, ở ĐBSCL trong những năm gần đây, diện tích sản xuất 3 vụ lúa trong năm ngày càng tăng với xu hướng gia tăng sản xuất vụ thu đông. Từ vụ hè thu sang thu đông có thời gian giãn cách ngắn (một số nơi chỉ có 5 - 7 ngày) do chịu ảnh hưởng của thời gian bắt đầu và đỉnh cao lũ hàng năm ở một số vùng.
 
Cày ải làm tăng độ phì của đất.
 
 
Nếu xuống giống trễ hơn sẽ thu hoạch sớm hoặc không thu hoạch được vì lũ dâng cao. Quan trọng hơn nữa, cày trong điều kiện ngập nước từ vụ hè thu sang thu đông sẽ phá vỡ kết cấu đất làm mất độ tơi xốp, khó giữ nước và dinh dưỡng, hoạt động của vi sinh vật kém và các hoạt động canh tác khác như xuống giống, bón phân sẽ gặp nhiều bất lợi.
 
Thứ hai, cày giúp đất tơi xốp hơn, cần biết rằng độ xốp đất (độ xốp là tỷ lệ % các khe hở trong đất so với thể tích chung của đất) rất có ý nghĩa trong trồng trọt, vì độ phì của đất phụ thuộc vào độ xốp của đất. Nếu đất tơi xốp thì rễ lúa phát triển dễ dàng, khả năng thấm nước của đất cũng thuận lợi và nhanh chóng. Khi đó, chế độ nước và không khí trong đất được điều hòa, và chế độ cung cấp thức ăn cho cây lúa cũng được điều hòa tốt hơn.
 
Thứ ba, cày ải làm thoáng khí giúp các vi sinh vật trong đất hoạt động được tốt hơn.
 
Tuy nhiên, cày ải cần kết hợp với những biện pháp tổng hợp khác thì hiệu quả mới tăng cao.
 
1. Đối với vùng đất phèn, cày làm cho hiện tượng oxy hóa xảy ra nhanh hơn, thông qua các mạch mao dễ dẫn đến hiện tượng xì phèn. Do vậy cần kết hợp với việc rửa phèn và giữ nước ở ngang tầng sinh phèn để khống chế hiện tượng này.
 
2. Cần kết hợp với việc san bằng mặt ruộng, đánh rãnh thoát nước để thuận tiện cho việc chăm sạ, chăm sóc, bón phân.
 
3. Cần có thời gian phơi đất phù hợp, phơi càng lâu hiệu quả của việc cày ải càng gia tăng.
 
4. Không nên đốt rơm rạ, mà nên cày vùi vào trong đất. Rơm rạ sẽ là nguồn hữu cơ giúp các hoạt động của vi sinh vật được tốt và làm cho đất tơi xốp.
 
5. Kết hợp cày ải với việc vệ sinh đồng ruộng, bờ bao, cắt đứt nguồn thức ăn của một số sinh vật hại, hạn chế sự lây lan và phát triển qua vụ sau.
 
 
AGROINFO - Theo Báo Nông thôn ngày nay
 
 

NỘI DUNG KHÁC

Một lệnh cấm - Kẻ cười, người mếu!

8-4-2011

Một tháng nay, kể từ khi lệnh cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc và các sản phẩm từ gia súc ở Quảng Nam được ban bố, người chăn nuôi xứ Quảng có hai nửa vui - buồn…

Thoát nghèo bằng "vốn tiếp sức"

8-4-2011

Sau hơn 3 tháng Chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường” do Cty cổ phần GreenFeed Việt Nam phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh Long An triển khai tại hai huyện Châu Thành và Tân Trụ đã giúp nhiều hộ dân nghèo nơi đây thoát nghèo.

Phát triển kinh tế , xóa đói giảm nghèo bền vững cho các dân tộc thiểu số Tây Nguyên

8-4-2011

TS. Bùi Minh Đạo, Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhận định, một số vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển dân tộc ở Tây Nguyên, là tình trạng thiếu đất sản xuất vẫn đang tồn tại khá phổ biến ở nhiều buôn làng dân tộc tại chỗ .

Xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai: Doanh nghiệp cần tích cực vào cuộc

8-4-2011

Điều kiện sản xuất và đời sống của nông dân ở khu vực nông thôn Lào Cai còn rất nhiều khó khăn, rủi ro; sản xuất nông nghiệp chịu tác động rất lớn của dịch hại, thiên tai … Để giúp cho nông thôn phát triển và đời sống nông dân không ngừng nâng cao thì cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của doanh nghiệp.

"Cánh đồng mẫu lớn": nhiều nơi muốn nhập cuộc

7-4-2011

Sau bài viết về mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ở huyện Châu Thành (An Giang) do Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện thành công (Tuổi Trẻ ngày 4-4), nhiều địa phương, doanh nghiệp cho biết đang nóng lòng nhập cuộc làm nhiều mô hình tương tự.

Tiếp vốn cho làng nghề

7-4-2011

“Nhờ Ngân hàng CSXH tiếp vốn, nhiều hộ làm nghề tre đan truyền thống không chỉ xóa xong nghèo, mà đã xây được nhà” - bà Châu Ngọc Hồng - Chủ tịch UBND xã Phú Tân, huyện Châu Thành, Sóc Trăng khẳng định.

Dịch lở mồm long móng hoành hành

7-4-2011

Sáng 6.4, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành nhằm phân tích mổ xẻ vì sao dịch lở mồm long móng (LMLM) lan nhanh và kéo dài suốt hơn 6 tháng qua.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao

7-4-2011

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2011 ước đạt 7,1 tỷ USD, tăng 45,4% so với tháng trước và tăng 26% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung quý I/2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 19,2 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 40,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 10,4 tỷ USD, tăng 28,7%.

Cấp đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số: Chậm do thiếu nguồn lực

7-4-2011

Nguyên nhân sâu xa của vụ phá rừng ở Tuy Đức (Đăk Nông) là do đồng bào thiếu đất sản xuất. Xung quanh vấn đề này, NTNN đã trao đổi với ông Trịnh Công Khanh - Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc.

Quí I cả nước xuất khẩu được 1,850 triệu tấn gạo

7-4-2011

Theo Hiệp hội lương thực Việc Nam (VFA), trong quí I cả nước đã xuất khẩu được 1,850 triệu tấn gạo các loại, trị giá trên 884,043 triệu USD, tăng 42,32% về số lượng và tăng 45,72% về giá trị, cao nhất về số lượng và giá trị so với cùng kỳ các năm trước.

Giá cả thực phẩm: Hơn cả... leo thang

7-4-2011

Giá cả thực phẩm tăng nhanh chóng mặt. Người tiêu dùng bàng hoàng. Thậm chí, giá tăng nhanh đến mức khi trao đổi với NNVN, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết họ cũng bị "choáng" vì không lường được giá cả lại diễn biến mạnh như vậy.

Trắng tay vì tôm thẻ chân trắng

7-4-2011

Sau một thời gian do dự, cân nhắc, cuối cùng tôm thẻ chân trắng (TCT) cũng đã được cho nuôi đại trà ở một số tỉnh ĐBSCL. Sở dĩ phải do dự, cân nhắc, là vì tôm TCT được cảnh báo rất dễ nhiệm bệnh, lây lan bệnh sang các loại tôm khác...